Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quy trình càng đơn giản càng tốt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.03 KB, 5 trang )

Quy trình càng đơn giản càng tốt


Rủi ro là điều không ai muốn nhưng buộc phải chấp nhận, đặc biệt là trong
kinh doanh. Chính vì vậy, quản trị rủi ro được xem là một chức năng không thể
thiếu, nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp luật và kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp.

Muôn dạng rủi ro
Trong quản trị doanh nghiệp, rủi ro được định nghĩa là tập hợp các khả
năng có thể xảy ra của một sự việc nào đó kéo theo hậu quả của nó.
Cùng với lợi nhuận, mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi thế cạnh
tranh và đem lại giá trị cộng thêm cho chính mình, cổ đông và đối tác. Muốn được
như vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược hoạt động, kế hoạch thực
hiện cùng nguồn nhân sự thực thi.
Song, trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, doanh nghiệp luôn phải
đối diện với những rủi ro về mọi mặt. Và để ứng phó với những tình huống không
mong đợi ấy, bắt buộc phải có hệ thống quản trị rủi ro. Ngày nay, quản trị rủi ro
được xem là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh
nghiệp.
Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, mỗi thời cơ đến với
doanh nghiệp đều có thể đi cùng những rủi ro khôn lường.
Một ngày “không như mong đợi” nào đó, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
có thể vướng vào vụ kiện chống bán phá giá; doanh nghiệp dệt may bị công nhân
bất ngờ đình công làm ngưng trệ sản xuất; doanh nghiệp chế biến thực phẩm bị
làm nhái sản phẩm, khiến doanh thu giảm sút, lòng tin của người tiêu dùng bị tổn
thương; doanh nghiệp đang vận hành tốt thì một nhân sự cấp cao đột ngột bỏ đi
kéo theo cả nhóm nhân viên thân tín
Tóm lại, có rất nhiều loại rủi ro khác nhau, đến từ bên ngoài hay phát sinh
từ bên trong doanh nghiệp. Có thể kể: rủi ro chiến lược, rủi ro thương hiệu, rủi ro
nhân sự, rủi ro tài chính, rủi ro về quy trình quản lý Và mục tiêu của quản trị rủi


ro chính là xây dựng hành lang an toàn, giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đặt
ra một cách nhất quán, với một cơ chế kiểm soát phù hợp, chặt chẽ và linh hoạt.
Cụ thể, nếu doanh nghiệp xây dựng được quy trình quản trị rủi ro khả thi
thì sẽ góp phần thiết thực trong việc phân bổ - sử dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ,
giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều hành, tối ưu hóa hiệu quả hoạt
động
Bên cạnh đó, nếu có một quy trình quản trị rủi ro tốt thì người lãnh đạo
doanh nghiệp cũng sẽ tự tin hơn trong việc ra quyết định, sắp xếp nhân sự cũng
như thứ tự ưu tiên cho những việc cần làm.
Rủi ro là điều không ai muốn nhưng buộc phải chấp nhận, đặc biệt là trong
kinh doanh. Chính vì vậy, quản trị rủi ro được xem là một chức năng không thể
thiếu, nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp luật và kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp.
Quy trình quản trị rủi ro: Càng đơn giản càng tốt
Cũng giống như quy trình xây dựng thương hiệu hay xây dựng đội ngũ kế
thừa, việc quản trị rủi ro doanh nghiệp phải được bắt đầu từ ý thức và quyết tâm
của cấp cao nhất. Nếu là mô hình công ty cổ phần thì trách nhiệm này thuộc về hội
đồng quản trị, còn trong công ty TNHH thì là trách nhiệm của tổng giám đốc/giám
đốc
Sau khi có sự định hướng về chiến lược, cơ cấu của quy trình quản trị rủi ro
từ cấp cao nhất trong doanh nghiệp, các bộ phận chức năng sẽ có trách nhiệm quản
lý, giám sát rủi ro hằng ngày. Việc kiểm toán nội bộ sẽ giúp công tác quản lý rủi
ro được thực thi một cách hiệu quả.
Nếu như đặc thù của kế toán là “nhìn về quá khứ”, thì đặc thù của quản trị
rủi ro doanh nghiệp là “hướng tới tương lai”. Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu mà hiện nay vẫn còn nhiều hệ lụy là không thể để “mất bò mới lo làm
chuồng”, và quy trình quản trị rủi ro càng đơn giản càng tốt. Tùy quy mô của từng
doanh nghiệp mà người ta có thể thiết lập một bộ phận hay phòng/ban chuyên
trách về quản trị rủi ro.
Có thể hình dung về quy trình quản trị rủi ro như sau: xác định rủi ro, mô tả

rủi ro, lượng hóa rủi ro, điều tra nguyên nhân dẫn đến rủi ro, xếp hạng rủi ro, lập
báo cáo về rủi ro, chọn lựa giải pháp khắc phục rủi ro, theo dõi và giám sát quy
trình quản lý rủi ro. Có rất nhiều điều cần lưu ý trong quá trình quản trị rủi ro.
Chẳng hạn, các mục tiêu của quản trị rủi ro không được kết nối chặt chẽ,
báo cáo quản trị rủi ro không đầy đủ, biện pháp áp dụng để quản trị rủi ro không
phù hợp, chủ quan - không chú trọng đến khả năng chịu đựng rủi ro của doanh
nghiệp
Thực tế cho thấy, quản trị rủi ro tốt là một trong những lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, đây còn là công cụ tạo ra giá trị cộng thêm và góp
phần xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Điều
cần lưu ý là đi kèm với quy trình quản trị rủi ro phải là những công cụ, phương
pháp đồng bộ, khả thi.
Mặt khác, để quy trình quản trị rủi ro được thực hiện một cách tốt nhất, cần
phải có sự đồng thuận cao từ người lãnh đạo cao nhất đến từng bộ phận và mỗi
nhân viên; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cùng với sự tuyên truyền, huấn
luyện kỹ năng cho toàn hệ thống.


×