Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phê phán và sáng tạo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.22 KB, 5 trang )

Phê phán và sáng tạo
Thành Xuân Thuỷ
Tất cả chúng ta đều mong muốn làm việc trong một môi trường sáng tạo,
nơi mà mọi hoạt động đều hướng tới một mục đích chung là tạo nên những kết nối
mới, nhằm phục vụ cho cuộc sống của chính chúng ta với một không khí thật
"fresh & fun".
Vì vậy, có một nguyên tắc chung mà tất cả mọi người đều biết: chúng ta
tránh phê phán, không quy kết. Nguyên tắc này đưa ra để mọi người có thể phát
huy hết khả năng, ý tưởng của mình mà không phải e dè hay lo sợ người khác chê
cười.
Nếu chúng ta luôn phê phán một cách tiêu cực, bi quan với một thái độ xa
lánh thì hậu quả nào tất yếu sẽ xảy ra? Mọi người sẽ không thể sáng tạo nên cái
mới, không thể khuyến khích người khác phát huy hết khả năng của mình nếu lúc
nào họ cũng tìm cách bác bỏ những ý tưởng mới vì một vài lý do chủ quan.
Nhưng chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn sự phê phán hay không? Câu trả
lời thật đáng ngạc nhiên. Phê phán không đáng chê như vậy, thậm chí, phê phán là
một giai đoạn không thể thiếu của sáng tạo.

* Phê phán mang tính sáng tạo là gì?
Trước hết, chúng ta phải hiểu phê phán là gì. Theo tôi, phê phán chính là
chỉ ra những yếu tố, thành phần mang tính cũ, lạc hậu, tiêu cực hay tính “ì” trong
hệ thống. Như vậy, nó là một bước trong giai đoạn nhận thức vấn đề khi ta muốn
giải quyết một vấn đề gì đó một cách sáng tạo.
Thật vậy, khi gặp một vấn đề, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phải hiểu
bản chất của vấn đề. Nếu ta coi vấn đề như một hệ thống thì, phê phán chính là cái
nhìn giúp chỉ ra đâu là thành phần gây bất ổn, đâu là cái làm cho chúng ta không
đạt được mục đích đề ra.

* Làm thế nào để nhận thức vấn đề bằng phê phán?
Muốn tìm ra những yếu tố trì hoãn hệ thống, mọi người cần phải hiểu thật
rõ hệ thống mà chúng ta xem xét một cách bằng cách, sử dụng chính khái niệm


của nó để tìm hiểu nó. Nói một cách đơn giản, muốn giải một bài toán hình học,
chúng ta không thể dùng khái niệm số âm, số dương hay số nguyên tố của đại số
để suy nghĩ được. Chúng ta phải dùng những khái niệm như đường thẳng, đoạn
thẳng… để tìm ra lời giải phải không các bạn. Khi đã phân biệt được từng yếu tố,
đâu là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay đâu là yếu
tố gây mất ổn định của hệ thống, để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề.
Cũng giống như khi làm brainstorming, chúng ta phải luôn nhớ rằng, mục
đích của chúng ta là giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, vì vậy chúng ta phải nhìn
nhận những gì chưa tốt theo con mắt tích cực, nhằm hướng đến mục tiêu của sáng
tạo là tạo ra kết nối mới, có ích, có ý nghĩa đối với con người. Làm như vậy ta sẽ
không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực như đã nói lúc
đầu. Rõ ràng là, nếu ta có thái độ xa lánh những gì chưa tốt, ta không thể hiểu &
giải quyết được vấn đề, nói cách khác, ta sẽ không đạt được mục đích của sáng
tạo.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên nhớ rằng, bên cạnh cái không tốt, cái tiêu cực
của nó, ta cũng có thể tìm ra những yếu tố có thể giúp ích cho chúng ta. Nghĩa là,
sự phê phán phải mang tính kế thừa. Chúng ta không đơn thuần loại bỏ cái cũ mà
còn học tập, phát huy những gì hay, tiến bộ trong hệ thống, thậm chí trong chính
yếu tố gây cản trở hệ thống mà ta đang xem xét.

* Tác dụng
Như mọi người đều biết, sáng tạo là tạo ra một cái gì đó mới, có ích, có ý
nghĩa, làm cho cuộc sống trở nên thoải mái, không bị gò ép. Khi chúng ta vạch rõ
những gì chưa tốt, những gì còn xấu trong hệ thống, có nghĩa là chúng ta đã chỉ ra
được, đối tượng mà chúng ta cần thay đổi là gì. Và khi chúng ta loại bỏ yếu tố,
thành phần đó, chúng ta đã tạo ra được một hệ thống hoàn toàn mới. Ở đó, tính lạc
hậu, tiêu cực đã bị loại bỏ, cái tiến bộ, cái mới đã được kế thừa.
Rõ ràng, trong hệ thống mới này, chúng ta lại có thể phát hiện ra những gì
chưa được để rồi cải tiến, sáng tạo thêm cho nó phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con
người. Phê phán giúp ta có một cái nhìn khách quan, luôn mong muốn tạo ra một

cái mới, tốt hơn, có ích hơn, tuyệt vời hơn. Nó giúp cho chúng ta luôn sáng tạo
một cách không ngừng, vì bất kỳ hệ thống nào cũng có thể phát triển tốt hơn, giúp
ích cho con người nhiều hơn.
Đối với mỗi cá nhân, cái nhìn phê phán giúp cho chúng ta, khi nhìn nhận
bất cứ một vấn đề nào cũng có cái nhìn toàn diện, không chỉ nhìn vào những gì tốt
đẹp của nó mà còn giúp ta chỉ ra những gì cần phải biến đổi, cần phải sáng tạo
thêm.

* Tóm lại
Cuộc sống là một chuỗi những thách thức, muốn chiến thắng, chúng ta phải
vượt qua những thách thức một cách sáng tạo. Việc trước tiên chúng ta cần làm là
phải hiểu bản chất của vấn đề mà ta đang đối mặt. Sau khi đã chỉ rõ bản chất của
vấn đề bằng con mắt phê phán, chúng ta bắt tay vào giải quyết vấn đề một cách
sáng tạo. Sau khi vấn đề được giải quyết, chắc chắn cuộc sống lại đặt ta vào một
thách thức mới. Và chúng ta? chúng ta luôn sẵn sàng cho sự khởi đầu mới, phải
không các bạn?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×