Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

50129_2046

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.43 KB, 20 trang )










LUẬN VĂN:
Vai trò của nguồn lực con người
trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của đất nước






đặt vấn đề
Nhân loại sắp rời xa thế kỷ XX - thiên niên kỷ mà ở đó nhân loại đã chứng
kiến những sự tích tích kỳ diệu trong lịch sử của chính mình.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật khởi đầu từ thế kỷ XVII đã và đang
từng ngày tạo ra ra những biến đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Con người ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, mà đã có quan điểm cho
rằng con người đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu trong lực lượng sản xuất. Tiến sang
thế kỷ XXI nơi mà như Alvin Toffler gọi là làn sóng thứ 3 - con người bước vào
nền văn minh trí tuệ thì vai trò của nó sẽ ở vị trí nào ?
Việt Nam đang từng bước trên con đường Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Sau hơn chục năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên,
bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề gay go cần được giải quyết sớm. Nguồn lức con


người chưa được đánh giá và phát huy một cách đầy đủ, để thúc đẩy nhanh hơn ữa
tiến trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.
Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin được phân tích về: "Vai trò của
nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất
nước". Do năng lực có hạn nên em chỉ đề cập được một số điểm cơ bản sau:
I. Vai trò của con người trong sự vận động và phát triển đời sống xã hội.
II. Tính tất yếu của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
III. Nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
IV. Thực trạng và yêu cầu về con người trong Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá.
V. Suy nghĩ về giải pháp của bản thân.



I. con người trong sự vận động và phát triển đời sống xã hội
1. Con người - Tổng hoà của những mối quan hệ xã hội.
Xã hội không phải là phép cộng giản đơn các cá nhân mà là một hệ thống
các hoạt động và các hoạt động của con người trên một lãnh thổ ở một giai đoạn
lịch sử nhất định. Như vậy con người là phần tử cơ bản để tạo nên xã hội - là một
trong những “cái riêng” hợp thành “cái chung”.
Hệ thống ở đây được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn
giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét trong thời gian,
không gian và phải xem điều đó như là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cả
hệ thống cũng như của từng yếu tố tạo nên hệ thống.
Các hoạt động của con người là các hoạt động lao động - hoạt động đặc
trưng và các hoạt động bảo đảm an ninh trong môi trường đối ngoại. Quan hệ xã hội
là những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với tư
cách là chủ thể của hoạt động xã hội - cái thực thể xã hội tạo ra hoạt động xã hội.
Những quan hệ xã hội đó ngày càng trở nên phong phúvà không ngừng biến đổi
trong tiến trình lịch sử từ tổng thể các quan hệ. “Quy” các quan hệ tinh thần về các

quan hệ vật chất, từ các quan hệ vật chất rút ra quan hệ sản xuất - đó là những quan
hệ cơ bản, đầu tiên và quy định các quan hệ xã hội. Quan hệ sản xuất hình thành
một cách tất yếu độc lập với ý chí của con người, thích ứng với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và sự biến đổi của quan hệ sản xuất là do lực lượng sản xuất
quy định.
Phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vạch ra quy
luật khách quan của sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. Toàn bộ
những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế - xã hội - tức là các cơ sở hiện
thực - trên đó xác định một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị. Tương ứng
với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái và ý thức xã hội nhất định. Phương thức
sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội. Chính sự thống


nhất của các mâu thuẫn giữa các yếu tố của phương thức sản xuất trong quá trình
vận động đã thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Con người làm ra lịch sử của mình. Các quan hệ xã hội nhất định là sản
phẩm của hoạt động của con người. Lịch sử phát triển của con người là lịch sử phát
triển tổng thể của những quan hệ xã hội.
2. Con người và phát triển xã hội
Xã hội là một cộng đồng người với những quan hệ xã hội xác định. Sự phát
triển xã hội chính là sự phát triển con người cũng như những quan hệ xã hội đó. Từ
hoạt động thực tiễn ý thức của con người hình thành nên những quan hệ xã hội
nhưng sự tác động trở lại của quy luật xã hội lại không phụ thuộc vào ý thức của
con người. Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như một xu hướng chứ không thể
hiện trực tiếp ở từng cá nhân. Tính chất tự vách đường cho nó thông qua hàng loạt
những ngẫu nhiên qua sự va chạm với những xu hướng đối lập mà các lực lượng thù
nghịch bảo vệ.
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, cũng là cơ sở của
quy luật xã hội. Chính những quan hệ kinh tế khách quan tất yếu hình thành trong
quá trình sản xuất dựa trên trình độ nhất định của lực lượng sản xuất là cơ sở nảy

sinh các quan hệ khác của đời sống xã hội và chi phối moị hoạt động xã hội của con
người. Những quan hệ kinh tế đó trong xã hội có đối kháng trở thành động lực thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.
Lịch sử đã và đang được con người sáng tạo ra và chỉ do con người sáng tạo
ra mà thôi. Khi chưa nhận thức được quy luật xã hội thì con người là “ nô lệ” của
quá trình tất yếu. Nhưng khi đã nhận thức đầy đủ thí con người có thể điều khiển
hoạt động của mình theo quy luật một cách tự giác... hướng sự vận động của xã hội
theo sự phát triển của mình.
II. Thực chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


1. Bối cảnh và cách nhìn cũ
Như ta đã biết hoạt động lao động là hoạt động đặc trưng, cơ bản của con
người. Sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản
xuất nhất định. Phương thức sản xuất - đó là cách thức mà con người làm ra của cải
vật chất, là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu cũng như sự vận động, phát triển
của xã hội. Mác đã viết rằng “ cái chìa khoá để nghiên cứu những quy luật của lịch
sử xã hội không phải ở trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội mà ở
trong phương thức sản xuất do xã hội thực hành trong mỗi giai đoạn nhất định của
lịch sử dưới chế độ kinh tế - xã hội”.
Khái niệm Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá hình thành từ cuộc cách mạng
công nghiệp Anh( 18) - cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới, đánh
dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển nhân loại. Đó là bước khởi đầu của cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật. Từ kinh nghiệm của nước Anh các nước theo sau đã
rút ngắn được thời gian mò mẫm. ở vào giai đoạn đầu đó người ta xem Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá xã hội như quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật, quy
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá về phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ.
Các nước tư bản châu Âu, châu Mỹ... đã rộ lên những chiến lược về khoa
học - kỹ thuật và công nghệ. Nói chung thì các nước này đã thành công đáng kể.
Tuy nhiên việc nhận thức không đầy đủ về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã tạo

ra những phát triển không đồng đều; tạo nên những mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vức
của đời sống xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực lịch sử đã xảy
ra.
ở Việt Nam nền kinh tế - xã hội phát triển rất muộn so với trình độ thế giới.
Do đó từ thực tiễn đến lý luận Việt Nam đã xác định cho mình đường lối, kế hoạch
đúng đắn. Sau hơn chục năm đổi mới trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước - bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Đó là những
thành tựu to lớn. Cần tiếp tục phát huy hơn nữa.


2. Khoa học kỹ thuật - lực lượng sản xuất trực tiếp
Khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp, con người không thể tiến hành sản xuất
có kết quả nếu không dựa vào những điều kiện tự nhiên. Quá trình sản xuất ngày
càng phát triển, con người ngày càng giảm sự lệ thuộc vào tự nhiên hơn. Ngày nay
hầu như mọi người đều thừa nhận các phương tiện, công cụ sản xuất có vai trò rất
quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Xong với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại tình hình lại không đơn
giản như vậy.
Khoa học - kỹ thuật vốn là hai lĩnh vực tương đối độc lập. Cùng với sự phát
triển của sản xuất. Khoa học - kỹ thuật càng phát triển lại càng có mối quan hệ, tác
động qua lại khăng khít lẫn nhau cùng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khoa
học - kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những công cụ chủ yếu trong sản xuất và
chính khoa học - kỹ thuật và công nghệ lại là cơ sở cho sự phát triển của bản thân
nó.
3. Vai trò con người trong khoa học - kỹ thuật
Phải nói rằng khoa học - kỹ thuật và công nghệ trước tiên là sản phẩm của
quá trình hoạt động nhận thức của con người, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ
con người, gắn liền với con người. Con người sáng tạo ra và quyết định xu hướng
tốc độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Chính con người quyết định
việc sử dụng những loại tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ nào vào sản xuất

và sử dụng như thế nào để sản xuất có hiệu quả. Con người sử dụng khoa học - kỹ
thuật và công nghệ - sản phẩm lao động trí tuệ của mình để cải tạo đối tượng lao
động, biến đổi giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, cải tiến và sử dụng công cụ lao
động, tư liệu lao động. Đồng thời con người sử dụng các tri thức khoa học - kỹ
thuật và công nghệ để phát triển, hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực
lượng sản xuất.


Trí tuệ nhân tạo dẫn được mệnh danh là thông minh đến mấy cũng chỉ là sản
xuất của con người và hoạt động của nó luôn luôn phù hợp với những chương trình
mà con người tạo lập và điều khiển.
4. Con người là động lực, là mục đích, điều kiện đủ,
là đối tượng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Ai cũng biết Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là xu hướng của thế giới là con
đường tất yếu của Việt Nam. Đó là điều kiện đẻ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế -
xã hội. Nhưng xã hội trước hết phải là của con người. Mọi lĩnh vực trong xã hội đều
do con người tạo ra và vì con người.
Mác đã từng viết rằng: trong yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất - người lao
động là yếu tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại.
Sự thành công trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đòi hỏi phải có các nguồn lực
cần thiết: con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vị trí địa
lý, và nguồn lực nước ngoài. Nhưng các nguồn lực khác chỉ trở thành nguồn lực
quan trọng, cần thiết của sự phát triển khi nó được con người sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả cao. Với xu hướng Quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội, sự
hợp tác và đầu tư của nước ngoài cũng là một nguồn lực quan trọng nhưng tác động
của nó như thế nào còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhận nguồn lực đó.
Nói tóm lại thiếu sự hiện diện của con người thì mọi tiềm năng sẽ không
được khai thác, mọi nguồn lực sẽ trở nên vô nghĩa.
Trong khi các nguồn lực khác đều có giới hạn, có những nguồn lực có thể bị

khai thác cạn kiệt thì nguồn lực con người có thể xem là vô tận. Nó không chỉ tự
sản sinh về mặt số lượng, sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về
chất. Nếu được chăm lo và bồi dưỡng một cách hợp lý - đó là cơ sở làm cho năng
lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển tiến bộ trong quá
trình tiến hoá nhân loại.


Thứ ba, như ta đã đề cập, khoa học - kỹ thuật và công nghệ là lực lượng sản
xuất trực tiếp, cơ bản trong quá trình sản xuất. Nhưng khoa học - kỹ thuật và công
nghệ lại là sản phẩm của con người. Con người tạo ra nó, sử dụng nó. Sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật và công nghệ chính là sự phát triển trí tuệ con người thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá xã hội do con người tổ
chức, thực hiện do đó phải có sự hiện diện của con người trong công tác quản lý
nghĩa là phải dựa vào năng lực của con người. Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá sẽ không đạt được kết quả nếu năng lực của con người không đáp ứng đúng
mức.
5. Tính tất yếu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
a. Tất yếu khách quan
Lịch sử nhân hơn 3 tỷ năm đã chứng tỏ xã hội phát triển từ thấp lên cao. Con
người chỉ nhận biết chính xác lịch sử của mình khoảng 5 nghìn năm sau này nhưng
hoạt động sản xuất hàng hoá chỉ xuất hiện cách đây khoảng 8 trăm năm. Tuy nhiên
những cuộc biến đổi trong xã hội được coi là cách mạng thì chỉ diễn ra cách đây 2
trăm năm, được xác định bằng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đó là
quy luật của phát triển , tiến hoá. Do đó Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là tất yếu,
là một bước phát triển tiếp theo của lịch sử.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra một thời đại mới - thời đại của
văn minh trí tuệ. Khoa học kỹ thuật đã đi vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời
sống xã hội. Đấi sống kinh tế đang đi vào Quốc tế hoá toàn cầu đòi hỏi phân công
lại lao động theo chiều sâu. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là con đường tất yếu để

phát triển kinh tế xã hội, hội nhập cùng thế giới.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ, của trí tuệ
con người quan hệ sản xuất cũng có những thay đổi lớn, Nó không chỉ thể hiện trên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×