Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

AVR -mach test

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.82 KB, 7 trang )



1


MẠCH PHÁT TRIỂN CHO VI
ĐIỀU KHIỂN AVR
Tác giả: NVT2 () - Nhóm phát triển AVR ()
Website: ,

GIỚI THIỆU
Hưởng ứng sáng kiến thành lập “Nhóm Phát triển AVR”, NVT2 tôi xin
đóng góp bài viết này làm tài liệu tham khảo cho các bạn muốn tìm hiểu
về vi điều khiển AVR.
Nhìn chung, vi điều khiển AVR là một loại vi điều khiển mạnh với nhiều
tính năng hấp dẫn. Tuy nhiên vì là một loại còn khá mới với cách lập
trình hơi khác so với 8051, PIC… (theo ý kiến của nhiều người) do đó bạn
vẫn có thể gặp khó khăn khi tìm hiểu mặc dù bạn đã thông thạo các loại
vi điều khiển khác. Để hổ trợ các bạn trong việc tìm hiểu VĐK AVR,
NVT2 tôi xin hướng dẫn các bạn tự làm một mạch phát triển đơn giản để
thực hành những kiến thức mà bạn học được.
Nói về mạch phát triển cho AVR thì hiện nay trên thò trường không thiếu
nhưng do vì là sản phẩm thương mại nên giá cả rõ ràng là không phù hợp
với chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên. Bằng những linh kiện dễ tìm,
bạn hoàn toàn có thể làm một mạch phát triển với chi phí thấp.
Bài viết này bao gồm các phần:
• Các linh kiện cần thiết
• Các bước thực hiện
o Bước 1: Lắp mạch nguồn
o Bước 2: Lắp mạch vi điều khiển
o Bước 3: Test


CÁC LINH KIỆN
CẦN THIẾT
1/ Vi điều khiển AVR:
Ở đây tui dùng loại AT90S2313-10PI vì đây là loại tương đối đơn giản ,
thích hợp cho người mới tìm hiểu AVR. Bạn có thể mua được loại này ở
chợ Nhật Tảo hoặc một vài tiệm linh kiện trên đường 3/2 quận 10 TP
HCM.
Hình 1: AT90S2313


2

2/ Board mạch:
Loại này bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các tiệm linh kiện, dùng để
hàn tất cả linh kiện lên đó.
Hình 2: Board mạch
3/ Các linh kiện khác:
• 01 IC 7805 (IC ổn áp)
• 01 tụ 100µF
• 02 tụ 22 pF
• 03 tụ 100nF
• 01 bộ cộng hưởng thạch anh 4MHz (*)
• 01 công tắc(dùng làm phím Reset)
• 01 điện trở 680 ôm
• 04 Diot 1N4007
• 01 Led
• Một thanh chân cắm dùng làm pin out (nguyên một thanh 40 pin
mua 2000đ)
Hình 3: Linh kiện khác
(*) Bạn cũng có thề dùng các bộ công hưởng khác có gía trò ≤10MHz tùy

ý bạn chọn.










3

CÁC BƯỚC THỰC
HIỆN
Bước 1: Lắp mạch nguồn
Bạn nên lắp mạch nguồn trước vì các chân diot, IC ổn áp có kích thước
lớn khó lắp. Sau khi lắp thành công thì dùng đồng hồ đo cẩn thận trước
khi lắp VĐK vào để tránh bò hư hỏng.

Hình 4: Sơ đồ mạch nguồn
Bạn lắp các linh kiện lên một góc board mạch. Nguồn vào được nối thông
qua 2 chân cắm. Sau khi lắp xong bạn được một bộ nguồn như hình sau:

Hình 5: Bộ nguồn lắp thành công (mặt trên)


4



Hình 6: Bộ nguồn lắp thành công (mặt dưới)

Bước 2: Lắp mạch vi điều khiển
Ở bước này bạn lắp vi điều khiển vào board cùng với các phụ kiện theo
sơ đồ :

Hình 7: Sơ đồ nguyên lý mạch vi điều khiển
Trong khi lắp bạn nên lắp vào đúng vò trí tính toán cẩn thận kẻo phải tháo
ra tháo vào làm hư các linh kiện. Khi lắp các chân cắm bạn nên dùng mũi
khoang làm rộng lổ cắm mới dễ dàng cắm được.


5


Hình 8: Mạch phát triển lắp thành công và chức năng của từng bộ phận

Hình 9: Mặt dưới của mạch phát triển

Bước 3: Test
Trước khi có thể sử dụng, bạn phải kiểm tra toàn bộ mạch xem có lỗi gì
không (chập mạch,…) sau đó bật nguồn xem có hoạt động hay không
(đèn có sáng không?...). Có thể lần đầu bật lên chẳng thấy dấu hiệu hoạt
động nhưng bạn đừng căng thẳng. Hãy kiểm tra lại tất cả xem còn chân
nào chưa nối, nối lộn… (NVT2 tôi phải sửa đến 4 lần thì mạch mới hoạt
động tốt JJJ).
Sau khi mạch hoạt động, bạn kết nối với máy tính (qua bộ nạp ISP) để
kiểm tra vi điều khiển.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×