Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.46 KB, 2 trang )

ÔNG GIUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤC - MÔLIE
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Môlie (1622 - 1673) là nhà văn nổi tiếng của Pháp và thế giới
- Ông lập đoàn kịch ra mắt công chúng năm 1644. Thất bại ở
Pari đoàn kịch phải đóng cửa một thời gian sau đó đi diễn ở các tỉnh
nhỏ trong 15 năm.
- Môlie vừa tham gia đóng kịch vừa sáng tác kịch bản
- Ông là nhà hài kịch lớn. Là người sáng tạo ra hài kịch - cổ
điển Pháp
2. Tác phẩm: Trưởng giả học làm sang
- Vở hài kịch 5 hồi có xen lẫn màn ca vũ gọi là vũ khúc hài
kịch. Giuốc-đanh là một người giàu có nhờ kế thừa tài sản của bố mẹ.
Vì muốn trở thành quý tộc, bước chân vào xã hội thượng lưu nên ông
ta đã thuê thầy về dạy đủ các môn âm nhạc, kiếm thuật, triết lý (dù rất
dốt nát, không hiểu gì). Ông ta còn tìm cách thay đổi cách ăn mặc
(cho giống những người quý tộc), kết quả là bị lừa bịp rất dễ dàng, kết
quả là trở thành trò cười cho tất cả mọi người (xem đoạn trích)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may:
- Cố đi đôi bít tất chật, phải khổ sở vô cùng mới xỏ được chân
bít tất bị đứt hai mắt.
- Đi giầy: mặc dù đau chân ghê gớm.
- Mặc áo may ngược hoa theo lời phó may (quý tộc đều mặc áo
ngược hoa)
- Mặc áo quần theo nhịp điệu
* Giuốc-đanh bị lợi dụng:
- Thợ may, may ngược hoa. Giuốc-đanh phát hiện ra nhưng thợ
may vụng chèo khéo chống bịa ra lý do. Những người quý phái đều
mặc áo ngược hoa" là ông ưng thuận ngay
- Thợ may chống chế, cho rằng đi tất chật, giầy chật, may áo


ngược hoa là quý phái.
Qua cảnh này, ta nhận thấy rõ ông Giuốc-đanh là kẻ ngu dốt
còn đám thợ may là những kẻ bịp bợm, xảo quyệt.
Thợ may ở thế bị động (may áo ngược hoa) chuyển sang thể chủ
động bằng cách đưa ra hai đề nghị liên tiếp: "Nếu ngài muốn thì sẽ
xoay hoa xuôi lại thôi mà","Ngài chỉ việc bảo thợ" và thế là ông
Giuốc - đanh cứ lùi mãi.
- Ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của
mình. Ông chuyển sang thế chủ động trách bác phó may bằng hai lời
thoại. Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Bác gỡ thế bí bằng cách chơi
nước cờ lảng sang chuyện khác hỏi ông Giuốc - đanh có muốn mặc
thử bộ lễ phục không? Nước cờ cao tay vì nó đánh trúng vào tâm lý
ông Giuốc-đanh đang muốn học đời làm sang.
2. Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ:
* Học đòi làm sang:
- Ông Giuốc-đanh mặc xong lễ phục là được tay thợ phụ tôn
xưng làm ông lớn. Ông nghĩ rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên
thành quý phái.
- Thưởng tiền cho bọn thợ phụ khi được gọi là ông lớn, cụ lớn,
đức ông.
* Bị lợi dụng:
- Bị bọn thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khoé nịnh hót để mọi
tiền điểm trúng huyệt thói học đòi làm sang.
- Ông cũng nghĩ đến túi tiền của mình nhưng tính cách học đòi
làm sang ở ông vẫn mãnh liệt. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được
làm sang.
3. Nhân vật hài kịch bất hủ:
- Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt, ngớ ngẩn.
- Khán giả cười khi được tận mắt thấy cảnh trên sân khấu ông bị
4 tay thợ phụ lột quần áo mặc cho bộ lễ phục, nhảy múa lố lăng theo

nhịp điệu, mặc áo hoa ngược ấy thế mà vẫn vênh vang ra vẻ quý
phái
III. Tổng kết:
Bằng nghệ thuật xây dựng hành động kịch, khắc hoạ tính cách
nhân vật hết sức sinh động, qua đoạn trích, Mô-li-e đã làm nổi bật
tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học làm sang, tạo nên
tiếng cười sảng khoái cho người xem, người đọc.

×