Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

LYỆN THI ĐH: NGUYỄN KHẢI VÀ " MỘT NGƯỜI HÀ NỘI"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.46 KB, 7 trang )

VẤN ĐỀ LUYỆN THI THỨ 19 : NGUYỄN KHẢI VÀ “ MỘT NGƯỜI
HÀ NỘI”
I TÁC GIẢ
Tiểu sử
Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội.
Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì
gặp Cách mạng tháng Tám. Trong Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ
chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ
những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm
1962).
Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời
quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là
Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.
Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.
Tác phẩm
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây
dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề
xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay
trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với
các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm
1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối
năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học
nghệ thuật.
Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải
để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn,
1960), Thời gian của người (1985) Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003),
mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ
bút Đi tìm cái tôi đã mất (2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm
cuối đời.


Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ
thông môn Văn học nhiều năm qua. Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12),
tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của
ông.
II- TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”
ĐỀ 1: "Chân dung người Hà Nội wa nhân vật bà Hiền trong tác pẩm "MỘT
NGƯỜI HÀ NỘI"của NGUYỄN KHẢI
DÀN Ý
+ Khái quát:
- Vị trí : nhân vật trung tâm.
- Vai trò: kết tinh cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
- Mô tả khái quát về nhân vật: Nhân vật cô Hiền được miêu tả ỏ nhiều thời điểm
lịch sử khác nhau của dân tộc. Trải qua thời gian nhiều biến động, phẩm chất và
nét đẹp của một người Hà Nội vẫn tỏa sáng, như nhất, không hề phôi pha trong
con người này.
+ Phân tích:
- Nếp sống thanh lịch dù thời cuộc có đầy biến động.
* Cái ăn
* Cái ở
* Cái mặc
- Thông minh, tỉnh táo và thức thời:
* Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.
* “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải
nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”
* Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước[/INDENT]
• Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính
sách.
• Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai.
- Có đầu óc thực tế, sự trung thực, thẳng thắn:
* Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay

mơ mộng viển vông.
* Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh,
có lập trường.
* Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học
hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.
* Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.
* Khi cháu là cán bộ cách mạng về chơi, chồng và con gọi là "đồng chí", bà nhắc
nhở phải gọi là "anh Khải" => biết nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất, thức
thời nhưng không xu thời.
* Khi cháu- người cách mạng hỏi về cuộc sống mới khi giải phóng, bà nhận xét
thẳng thắn, sắc sảo, không giấu diếm
- Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:
* Dặn dò bọn trẻ: “********* là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có
chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”
* Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.
=> Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc
phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng
=> biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.
Lưu ý: em có thể chọn thêm dẫn chứng để chứng minh.
+ Đánh giá:
- Nhân vật "một người Hà Nội" được soi chiếu ở nhiều thời điểm lịch sử. Mỗi thời
điểm đầy biến thiên ấy như thứ nước rửa ảnh làm hiện hình nổi sắc những nét đẹp
bất diệt: sự thanh lịch, sang trọng trong nếp sống, cách nói năng; trí thông minh,
sự tỉnh táo, thức thời; đầu óc thực tế, trung thực, thẳng thắn
- Đặt cô Hiền trong những biến động của lịch sử, nhà văn đã soi chiếu số phận của
một dân tộc qua cuộc đời của một cá nhân => thể hiện:
* Cái nhìn hiện thực mới mẻ
* Quan niệm về con người, niềm tin vào sự bất tử của những nét đẹp văn hóa
truyền thống.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôn ngữ cá thể hóa (Lời nói của cô Hiền logic,

rõ ràng thể hiện sự sắc sảo, thông minh, tự tin, am tường nhân thế)
- Liên hệ ngắn gọn với "chân dung người Hà Nội" hiện nay (ý mở rộng)
ĐỀ 2: Cảm nhận về nhân vật Bà Hiền
A. Mở bài:
1.− Nguyễn Khải là một nhà văn có nhiều gắn bó với Hà Nội. Ông yêu mến và nghĩ
nhiều về vẻ đẹp của đất kinh kỳ.
− "Một người Hà Nội" là khám phá của Nguyễn Khải về vẻ đẹp Hà Nội được thể hiện
qua nhân vật bà Hiền − "hạt bụi vàng của Hà Nội"
2. - Truyện ngắn Một người Hà Nội là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải trong thời
kỳ đổi mới, thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của nhà văn : nhìn con người trong mối
quan hệ chặt chẽ với lịch sử với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và các thế hiện nối
tiếp.
- Truyện là một phát hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và hành động của cô Hiền qua bao biển
dông thăm trầm của đất nước, đó là một người giàu lòng tự trọng, thẳng thắn, thực tế,
luôn có ý thức dạy con cháu sống sao cho đúng là người Hà Nội.
B. Thân bài:
1. Phần 1: nhân vật bà Hiền trong thời kì kháng chiến và hoà bfnh lập lại, xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
a. Nét đẹp trong suy nghĩ :
- Nét "chuẩn trong nghĩ của cô Hiền là lòng tự trọng, vì cô quan niệm rất rõ ràng :
Tự trọng ở đây gắn liền với việc không để mình rơi vào tình trạng nhục nhã, sống giữ
được cốt cách và đặc biệt là không quên trách nhiệm với cộng đồng (một tinh thần trách
nhiệm không cần tuyên bố ồn ào, bốc đồng, hời hợt). Những lời thổ lộ của bà Hiền xung
quanh việc bằng lòng cho hai đứa con đi bộ đội thể hiện rõ điều này : "Tao đau đớn mà
bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là
biết tự trọng", "Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó
tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó", "Tao cũng muốn
được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm
gì" Không phải không có những ngộ nhận về tính cách người Hà Nội. Trong truyện, tác
giả đã khéo tạo ra một tình huống để làm rõ vấn đề này. Trong khi nhân vật "tôi", giữa

một bữa tiệc, đã "nói hơi nhiều" những ý chê trách Hà Nội trong sự so sánh nó với những
vùng miền khác, thì nhân vật Dũng, con bà Hiền, mới từ chiến trường miền Nam trở về,
đã kể cho mọi người nghe về phản ứng tâm lí của một người mẹ Hà Nội có con hi sinh :
"Bà níu chặt lấy một cánh tay của cháu, người bà run bần bật nhưng không khóc, và bà
nói run rẩy : "Nín đi con, nín đi Dũng ! Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi".
Đúng là một sự đối trọng. Câu chuyện của Dũng tự nó nói lên bao điều !
+ Lòng tự trọng không cho phép sống tùy tiện, buông thả.
+ Lòng tự trọng không cho phép sống hèn nhát, ích kỉ.
+ Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng.
- Thẳng thắn :
+ Bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống với bao vấn đề (vui hơi nhiều, nói
cũng hơi nhiều …)
Bà có chính kiến, chủ kiến riêng về nhiều chuyện "vĩ mô" của nhà nước, chế độ. Khi đứa
cháu nói : "Nước được độc lập vui quá cô nhỉ ?", bà đã trả lời : "Vui hơi nhiều, nói cũng
hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ ?". Theo bà "Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của
dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải
sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người
ở ". Bà cũng nhận ra có cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ "không thích cá nhân
làm giàu" : "Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ
phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám". Đặc biệt, bà có
một quan điểm hết sức khác thường : "Xã hội lúc nào cũng phải có một giai tầng thượng
lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị ". Chưa hết, bà còn phát biểu về cái huyền vi
của sự sống mà càng ngày ta càng phải thừa nhận : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của
tạo vật không thể lường trước được".
- Suy nghĩ của cô Hiền về cuộc sống rất thực tế :
+ Biết "nhìn xa trong rộng" (qua thái độ nghiêm túc, lựa chọn kĩ càng việc hôn nhân của
mình, việc sinh con với mong muốn để dạy con vào đời bằng sự tự lập, vươn lên, nhìn
nhận vai trò "nội trợ" của người phụ nữ…)
.Việc hôn nhân: Việc bà lấy ai không lấy, lại lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền lành
chăm chỉ làm chồng đã "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", phần nhiều chỉ là một cách nói

ngoa ngôn khá đặc thù của văn chương. Nếu quả người ta có kinh ngạc, thì đó là sự kinh
ngạc trước một chuyện không ngờ lại xảy ra bình thường (thậm chí là tầm thường) quá
như thế. Tuy vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại thấy trong tất cả những cái bình thường kia
lại chứa đựng một triết lí sống đáng vị nể, vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân một con người,
vừa bộc lộ kiểu ứng xử đặc trưng của đất kinh kì. Bà Hiền biết rõ mình là ai (câu tuyên
bố "thẳng thừng" của bà đối với nhân vật "tôi" đã chứng thực điều đó : "Một đời tao chưa
từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ"), và cũng tương tự thế, bà hiểu sâu xa mình là người Hà
Nội. Sau năm 1954, gia đình bà chẳng di cư vào Nam vì "không thể rời xa Hà Nội". Đây
không đơn giản chỉ là một biểu hiện của tình yêu đối với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng
mình, mà còn là một biểu hiện của niềm tin vào thế tồn tại bền vững của mảnh đất đã trải
qua nhiều thăng trầm của lịch sử, có văn hoá riêng đã thấm vào máu thịt cư dân nơi này.
+ Không vồ vập, không lãng mạn, viễn vông với cuộc sống mới. Nhân vật bà Hiền là một
mẫu hình của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm khôn ngoan nhưng không đến nỗi lạnh
lùng duy lý: “Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính
đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, tính thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng
mạn hay mơ mộng vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu
của thiên hạ.”. Đó là cách sống biết rõ giá trị và khả năng của mình, nhưng không phải là
lối sống ích kỷ, bo bo vun vén cho riêng mình theo chủ nghĩa cá nhân tư sản hoàn toàn.
- Là người công dân có trách nhiệm với đất nước (hưởng ứng chủ trương xây dựng một
xã hội nhân ái không có cảnh người bóc lột người của chính phủ nên không đồng ý cho
chồng mua máy in và thuê thợ, đồng ý cho con đi bộ đội). Thái độ ứng xử nhằm “thích
ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng và táo bạo : “Chế độ này không
thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ
không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn.”
- Luôn tự hào về Hà Nội, người Hà Nội, văn hóa của Hà Nội (luôn nhắc nhở, dạy con
cháu về cách sống .Bà Hiền răn lũ con : "********* là người Hà Nội thì cách đi đứng,
nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng". Hoá ra vậy, làm người
Hà Nội vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm. Bà Hiền hẳn là luôn đau đáu về vấn
đề này, chẳng thế mà dù đã ngoài bảy mươi, bà vẫn để lộ tâm sự đó của mình khi hỏi
người cháu ("tôi") vừa mới từ thành phố Hồ Chí Minh ra thăm : "Anh ra Hà Nội lần này

thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào ?" Ngỡ đó chỉ là một câu hỏi xã giao thông thường
mà thực chất lại gửi gắm bao nỗi niềm, bao phấp phỏng và hi vọng về tương lai của Hà
Nội. =>Những điều vừa nói trên chứng minh sự gắn bó làm một, rất máu thịt, giữa bà
Hiền và Hà Nội.của người Hà Nội qua từng cách ngồi, cách ăn, đi đứng, qua lời ăn tiếng
nói).
b. Nét đẹp trong hành động :
- Tuy là người Hà Nội chính gốc, nhưng cô Hiền hòa đồng rất nhanh với cuộc sống mới
không chỉ ở suy nghĩ mà còn ở những việc làm cụ thể của mình:
+ Cuộc sống còn khó khăn của giai đoạn đầu, nhưng cô đã nhanh chóng thích ứng bằng
việc mở cửa hàng bán hoa do đích thân cô và các con làm và bán sản phẩm.
2. Nhân vật bà Hiền trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những năm
đầu sau chiến tranh:
a. Nhà văn còn khai thác nét tính cách nhân vật khi đặt vào trong những giờ phút trọng
đại có ý nghĩa sống còn với dân tộc để người đọc biết đến một sự thực tâm hồn những
người mẹ trong thời chiến tranh. Trong văn học trước 1975, có lẽ những hoàn cảnh tiễn
người thân ra trận sẽ được khai thác tập trung vào cảm hứng sử thi, ca ngợi hình ảnh
người ra đi tươi vui, người ở nhà tin tưởng và lời hẹn trở về trong chiến thắng vinh
quang.
Nguyễn Khải đã không diễn tả theo đường mòn cũ mà cho chúng ta nhìn thấy một sự thật
về con người trong thời chiến. Người mẹ ấy đã chấp nhận cho đứa con đầu ra mặt trận,
trong một tâm trạng thật đặc biệt như bao bà mẹ khác. Khi người cháu hỏi : “Cô bằng
lòng cho em đi chiến đấu chứ?” bà đã nói ra một sự thật: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì
tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự
trọng.”. Xét cho cùng, đó cũng là lòng tự trọng của một người mẹ, của một người ý thức
rõ trách nhiệm công dân của mình,trong thời điểm “những năm đất nước có chung một
tâm hồn, một gương mặt”.
Không chỉ có vậy, cả người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên
đường, bà cũng có một cách ứng xử thể hiện rõ phẩm cách một người mẹ hiểu rõ tâm tư
thế hệ con cháu: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó
tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Nhà văn không

chỉ khai thác hình tượng người mẹ thời chiến dưới một góc nhìn mới, mà còn thấy được
sự ảnh hưởng lan truyền thế hệ, khi lòng tự trọng dân tộc đã hoà quyện niềm tự hào nếp
nhà, để những đứa con sống xứng đáng với niềm tự hào của mẹ. Cái tinh tế trong đời
sống tình cảm của người Hà Nội chính là thái độ biết chia sẻ trước đau thương mất mát
của người mẹ khác.
Trong giờ phút hân hoan mừng chiến thắng, điều xúc động lại chính là nỗi đau thấm thía
được phát biểu qua câu nói của Dũng người lính can trường trở về trong vinh quang
nhưng hiểu rõ giá trị của sự hy sinh, khi 660 người trai Hà Nội ra đi chỉ trở về hơn bốn
chục người, khi người bạn thân nằm lại chiến trường ngay trước giờ chiến thắng: “Cháu
biết nói thế nào với một bà mẹ có con hy sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống,
sống đến bây giờ, đến hôm nay”. Đó là giá trị nhân bản của cuộc chiến đấu, được tính
bằng máu! Không thể vì niềm hân hoan hội ngộ, vinh quang chiến thắng mà được phép
quên đi! Nguyễn Khải đã khai thác vào một góc khuất của chiến tranh mà trước đó văn
học ta mới chỉ khai thác cái hùng tráng mà chưa nói nhiều về bi kịch của từng gia đình,
từng số phận trong chiến tranh. Vào thời điểm ấy, cách nhìn của nhà văn đã có sự chuyển
hướng so với văn học giai đoạn trước, hướng đến với cái bình thường.
b. Sau chiến tranh: Trong ngày thường, một người như bà Hiền đã hoà nhập rất tốt vào
cuộc sống chung, cũng "áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc, vuông khăn len
tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt đầu". Để hoàn thiện chân dung nhân vật Hiền, Nguyễn
Khải còn nhấn mạnh vào thái độ chu tất trong nết ăn, nết mặc, trong cử chỉ lau đánh cái
bát đựng hoa thuỷ tiên, trong việc duy trì một cách "bướng bỉnh" cái nền nếp sinh hoạt xa
lông một thời vẫn thường bị định kiến là "tư sản". Điều này khiến ta chợt nhớ tới câu ca
nói về người Hà Nội từ xưa:
“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An”
Nhưng bà, cũng như các bạn của mình, không vì vậy mà không được quyền sống cho
mình. Họ, lúc cần, đã biết rũ bỏ "đồng phục" để hoá thân thành những con người khác,
đáng để cho những kẻ yêu cái đẹp ngắm nhìn."bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên
sân khấu, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo
ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển". Tất cả những điều đó cũng là biểu hiện cụ thể của bản

lĩnh sống – một vấn đề hết sức nghiêm túc cần được nhìn nhận thấu đáo trong hoàn cảnh
sống của đất nước, của thời đại bây giờ.
Giá trị văn hoá ấy kết tụ trong một người phụ nữ vô danh, bình thường cũng đã kết tụ
tầng sâu văn hoá đất kinh kỳ xưa. Ngay cả khi cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường
làm xói mòn đi nếp sống của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay
chuyển ý thức của những con người luôn tin vào giá trị văn hoá bền vững của Hà Nội
không thể mất đi. Chỉ ra những nét tính cách phức tạp nhưng hết sức hợp lý của một
người phụ nữ bình thường, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hoá Hà Nội ẩn chứa trong
nhân vật bà Hiền.
3. Chi tiết bà Hiền kể cho nhân vật "tôi" nghe về sự hồi sinh sau cơn bão của cây si
cổ thụ ở đền Ngọc Sơn mang ngụ ý triết lí sâu sắc.
Có thể tính cách bà Hiền còn những điều phải bàn cãi để đi đến một sự nhận diện có tiêu
biểu cho tính cách người Hà Nội gốc hay không, nhưng như nhà văn khẳng định: “Với
người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời
vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một
lứa tuổi.”. Không những thế, ông còn bày tỏ thái độ ca ngợi con người biết trân trọng
những giá trị tâm linh, như cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn vẫn vững chãi qua thời gian. Dẫu
có lúc bị bật gốc, nhưng nhờ những con người còn biết lưu giữ những giá trị đích thực
của quá khứ mà cây cổ thụ đã được hồi sinh.
Những giá trị văn hoá bền vững không bao giờ mất đi, mà như nhà văn ước ao những giá
trị ấy sẽ hoá thân vào hiện tại: “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một
người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào
lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà
bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.”
C.Kết bài:
Qua suy nghĩ và việc làm của cô Hiền, ta thấy nổi lên hình ảnh một con người Hà Nội
bình thường nhưng rất đáng trân trọng, nổi lên bản lĩnh một con người song hành cùng
chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất của đất nước, cô quả thật là "hạt bụi
vàng" của Hà Nội, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa chung của cộng đồng. Nội
dung trên đã được thể hiện khá rõ qua bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật

của nhà văn Nguyễn Khải.

×