Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn
Đáp án của bạn đây, đúng sai mình ko dám chắc, nhưng mình cũng mất ko ít
công sức để làm đâu, còn phần tự luận, bạn cố gắng tự làm nhé, mỗi người một
cảm nhận khác nhau bạn ạ.
Phần câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi
thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài.
d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Đáp án: a, b, d.
Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
a. Thành Đại La.
b. Thành Cổ Loa.
c. Thành cổ Sơn Tây.
d. Thành cổ Hà Nội.
Đáp án: b.
Câu 3: Ngôi “Làng hai Vua” ở phía tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại
Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì?
a. Nhị Khê.
b. Thủ Lệ.
c. Hạ Lôi.
d. Đường Lâm.
Đáp án: d.
Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên
của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?
a. Núi Cung.
b. Núi Nùng.
c. Núi Khán.
d. Núi Sưa.
Đáp án: b.
Câu 5: Những công trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý - Trần đã
được tạo tác ở Thăng Long?
a. Tháp Báo Thiên.
b. Chuông Quy Điền.
c. Tượng Quỳnh Lâm.
d. Vạc Phổ Minh.
Đáp án: a, b.
Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội,
di sản nào là của thời Lê?
a. Khuê Văn Các.
b. Đại Bái Đường.
c. Nhà Thái Học.
d. Bia Tiến Sĩ.
Đáp án: d.
Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn
cầu nào?
a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời
kỳ dài.
d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn
hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một
thiên niên kỷ.
Đáp án: b, c, d.
Câu 8: Ngày 10. 10.1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đô qua những
cửa ô nào?
a. Ô Quan Chưởng.
b. Ô Cầu Giấy.
c. Ô Cầu Dền.
d. Ô Chợ Dừa.
Đáp án: b, c.
Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời
khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”?
a. Phủ Chủ tịch.
b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn).
c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội).
d. Quảng trường Ba Đình.
Đáp án: a.
Câu 10: Trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập kích chiến
lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?
a. Năm 1968.
b. Năm 1972.
c. Năm 1973.
d. Năm 1975.
Đáp án: b.
Câu 11: Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng “Người nắm tay nhảy
múa”), vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi
trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ
trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp
Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào?
a. Thành phố của những giá trị nhân loại.
b. Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.
c. Thành phố Vì hòa bình.
d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới.
Đáp án: c.
Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
b. Kỷ niệm 30 năm trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
c. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô.
d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đáp án: a.
Phần II: Câu hỏi tự luận
Bạn viết một bài không quá 1.000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm
tưởng ) của bạn về những câu mở đầu trong bài hát “Người Hà Nội” của
Nguyễn Đình Thi: “Đây hồ Gươm, Hồng Hà, hồ Tây/ Đây lắng hồn núi sông
ngàn năm ”.
1/ Mở bài:
- Thủ đô Hà Nội là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, âm nhạc
- Một trong những câu hát nổi tiếng về Hà Nội, được các thế hệ người Việt yêu
thích là câu hát trong bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi: "Đây Hồ Gươm,
Hồng Hà, hồ Tây. Ðây lắng hồn núi sông ngàn năm. ".
2/ Thân bài:
* Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi và hoàn cảnh ra đời bài hát
Người Hà Nội.
* Bình luận về nội dung, tư tưởng của câu hát:
- Đây là những câu hát rất ngắn gọn, súc tích, lời ít ý nhiều, âm điệu ngân vang,
hào hùng, tha thiết, lắng đọng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê địa danh.
- Câu hát đã nhắc đến các sông Hồ nổi tiếng, biểu trưng của Hà Nội, cũng là các
địa danh lý giải tên gọi "Hà Nội". Mô tả quang cảnh, kể một vài sự tích tiêu biểu
về các sông hồ này, nêu vị trí, vai trò của các sông hồ đó với Hà Nội.
- Câu hát cũng đã điểm lại những tên gọi thiêng liêng của thủ đô qua các thì kỳ
lịch sử, mỗi tên gọi gắn liền với một thời đại hào hùng: trình bày ngắn gọn thời
điểm, hoàn cảnh, khoảng thời gian tương ứng với sự ra đời, tồn tại các tên gọi
của thủ đô.
- Câu hát cũng khẳng định Hà Nội là nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm". Từ khi
nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa,
chính trị, kinh tế của cả nước, trở thành nơi hướng về của mọi người dân Việt
Nam. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, Hà Nội trở thành nơi cả nước đau xót
và quyết tâm bảo vệ, giành lại.(Lấy dẫn chứng trong lịch sử: nhà Trần trong
cuộc chiến chống Nguyên Mông, dù có lúc phải rời cả triều đình về Thiên
Trường, nhưng quyết tâm giành lại kinh đô. Lê Lợi dù nếm mật nằm gai, khi
quân không một đội, cũng đau đáu ngày về giải phóng Thăng Long khỏi ách
thống trị nhà Minh. Quang Trung đã tiến hành cuộc tiến quân thần tốc 1789 để
đuổi 20 vạn quân Thanh khỏi Thăng Long. Năm 1946, biết bao chiến sỹ Vệ
quốc quân đã "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" tại Hà Nội, biết bao chiến sỹ dời
thủ đô lên chiến khu trong tâm trạng " Người ra đi đầu không ngoảnh lại- Sau
lưng thềm nắng lá rơi đầy" Những ngày B52 của giặc Mỹ rải thảm miền Bắc,
Hà Nội trở thành nơi cả nước hướng về, đau xót biến thành quật cường, đã tạo
nên trận Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng
=> Câu hát trên trong bài Người Hà Nội, dù rất đơn giản, ngắn gọn nhưng đã
điểm lại bao mốc son chói lọi của thủ đô, đã khơi gợi bao thời kỳ lịch sử oai
hùng, đã tái hiện những nét đẹp văn hóa của thủ đô Hà Nội.
=> Câu hát thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào, sự ca ngợi tự tận đáy
lòng, trái tim, tâm hồn của Nguyễn Đình Thi, cũng là tiếng nói chung của mọi
tâm hồn trái tim người Việt yêu nước mọi thời đại.
* Liên hệ, mở rộng: Trích dẫn một vài câu thơ hoặc câu hát tiêu biểu về Hà Nội
khác qua các thời kỳ lịch sử
* Cảm nhận cá nhân về Hà Nội.
3/ Kết bài:
- Khẳng định câu hát trong bài Người Hà Nội giản dị mà sâu lắng, làm rung
động muôn trái tim người Việt yêu nước, khơi gợi bề sâu lịch sử, văn hóa của
thủ đô.
- Câu hát thể hiện tình yêu Hà Nội sâu sắc của người nghệ sỹ Nguyễn Đình
Thi