Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

“Bệnh”... khoe chồng, khoe con doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.65 KB, 5 trang )

“Bệnh” khoe chồng,
khoe con

Người phụ nữ nào cũng nhìn thấy ở
chồng, con mình những đức tính tốt
đẹp, nhưng vì quá kỳ vọng nên
không ít người gán cho chồng, con
cái mác của những hình mẫu lý
tưởng
Vừa bước vào cơ quan, tôi đã nghe
Tâm thao thao bất tuyệt: “Tối hôm
qua, chồng mình mời đi ăn tối ở nhà
hàng, anh ấy gọi toàn những món hảo
hạng, mất phéng gần 2 triệu đồng”. Dường như đã quá
quen thuộc với những tình huống như thế, cả phòng lặng
im, không ai phụ họa thêm.
Chồng – trên cả tuyệt vời

Ảnh: inmagine.com
Cùng là công chức Nhà nước, anh Huy – chồng Tâm – đã
nhiều phen “lên ruột” vì sức tưởng tượng thật đáng nể của
vợ mình. Mặc dù lấy nhau đã 7 năm và có 2 mặt con,
nhưng lúc nào Tâm cũng muốn chồng mình phải thể hiện
ga-lăng với vợ như những ngày còn son trẻ. Đối nghịch với
Tâm, Huy tuy tốt bụng nhưng không biết cách thể hiện tình
cảm nên luôn bị vợ phiền trách. Mơ ước về một người
chồng chỉn chu quan tâm đến vợ “từ răng đến tóc”, Tâm
luôn khoe khoang với mọi người về chồng mình cứ như
trong tiểu thuyết. Nào là: Sáng nào trước khi dắt xe ra khỏi
nhà anh ấy cũng hôn tạm biệt mình, nào là dù bận rộn đến
đâu anh cũng đưa vợ con đi siêu thị ngày thứ bảy rồi ăn tối


ngày chủ nhật. Lại nữa, anh ấy luôn mua hoa tặng vợ vào
những ngày cuối tuần, mua dầu thơm, quần áo, son phấn
cho vợ vào các dịp lễ. Anh rủ vợ đi thăm thú khắp nơi, anh
không cho vợ đụng tay vào việc nhà, anh luôn đem tiền bạc
về để sẵn trong tủ, thỉnh thoảng lại thắc mắc sao em xài tiền
ít thế…
Lúc đầu bạn bè ai cũng tin chồng Tâm là người đàn ông
trên cả tuyệt vời. Qua vài lần cơ quan họp mặt, Tâm đưa
chồng đến. Mặc dù luôn phải ngồi kế bên để “thị sát” từng
hành động của chồng, nhưng cái tính qua loa đại khái vốn
có của Huy vẫn cứ bị lộ dần khiến mọi người nhận ra ngay.
Dù không ai nói ra nhưng tất cả đều biết những điều Tâm
thường khoe về chồng mình chỉ là do tưởng tượng mà ra.
Chỉ lạ một nỗi, càng ngày “bệnh” khoe chồng của Tâm một
nặng thêm, gây khó chịu cho đồng nghiệp.
Con – ngang với siêu nhân!
Khác với Tâm, Tuyết Lan lại luôn đem đứa con trai 4 tuổi
của mình ra so sánh với những đứa trẻ cùng trang lứa để
làm nổi bật con mình. Để khẳng định con mình thông minh
hơn người, mỗi buổi tối Lan đem cuốn sách có in quốc kỳ
khoảng của các nước trên thế giới ra bắt con nhận hình và
đọc thuộc tên nước. Dần dần cu Tí cũng nhận biết và phân
biệt được quốc kỳ của chục nước láng giềng. Lấy đó làm
niềm kiêu hãnh, đi đâu Lan cũng đem con ra “biểu diễn”.
Để con phát triển “toàn diện” hơn, Lan bắt con học vẽ, mới
4 tuổi, màu phân biệt còn chưa rành, nhưng Lan cũng đã
bắt con vẽ những bức tranh trường phái ấn tượng. Biết cu
Tí thích đồ chơi nên mỗi khi muốn con trổ tài, bao giờ Lan
cũng treo giá: “Nói đi, vẽ đi, lát nữa mẹ mua đồ chơi cho”.
Thế là cu Tí cứ chỉ tay vào quốc kỳ và đọc tên nước như

một cái máy, đưa bút lên vẽ toàn những hình thù quái dị…
Cũng coi con thông minh khác người, Thu Hương lại còn
khoe con một cách lộ liễu hơn. Những lúc đông người, lại
có con đứng ngay bên cạnh, Hương vẫn say sưa: “Bé Ly
nhà em khôn lắm, đi học mà đứa nào đánh nó một cái thì
nó phải khum tay đánh lại cho chục cái mới thôi”. Mặc cho
con bé đưa mắt nguýt mẹ một cái rõ dài nhưng Hương vẫn
tiếp tục: Mới 9 tuổi mà nó đã biết cách “ăn người” bằng
cách bạn bè rủ nhau đi uống nước rồi chia phiên nhau ra trả
tiền. Nhưng hôm nào đến phiên nó phải trả thì y như rằng
nó nghĩ ngay ra những lý do mà không ai tưởng tượng được
để tránh phải trả tiền. Hương khoe con như một chiến tích:
“Ly học thuộc rất nhiều bài hát và biểu diễn chẳng thua gì
ca sĩ chuyên nghiệp. Thế mà trong buổi biểu diễn ca nhạc
của trường năm vừa qua, cô giáo lại chỉ chấm bé Ly giải
khuyến khích, nó ức lắm, hôm sau vào trường tìm cách phá
nhỏ bạn được giải nhất đấy”.
Người phụ nữ nào cũng nhìn thấy ở chồng con mình những
đức tính tốt đẹp để cảm nhận và chiêm ngưỡng. Điều này
thật cần thiết và đáng quý biết bao. Nhưng có những người
do quá kỳ vọng vào một hình mẫu lý tưởng nào đó nên đã
cố gán cho người thân của mình những phẩm chất, lối sống
không phải do tự bản thân họ có được, khiến cho họ trở
thành khập khiễng trước mặt người khác. Thường thì
những người này phải tự điều chỉnh nhận thức của bản thân
mình càng sớm càng tốt, phải biết chấp nhận thực tại, sống
thật với bản thân và mọi người. Điều quan trọng là đừng
bao giờ cổ xúy cho con lối sống ích kỷ hay thông minh
vượt trội, những đứa trẻ này không những khó thành đạt
như bạn mong muốn mà còn có những khuyết điểm khó

sửa trong lối sống sau này.

×