Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Có cần phải nghiêm khắc với con? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.54 KB, 4 trang )


Có cần phải nghiêm khắc
với con?



Mỗi lần cu Bi ở nhà cùng cha mẹ thì cháu lầm lì, rụt rè, sợ hãi, lúc
nào cũng tìm cách lẩn trốn đâu đó, thậm chí cả ngày cháu cũng không
nói chuyện với cha mẹ.
Thế nhưng ở trường, cô giáo lại nhận xét cháu rất linh hoạt, hòa đồng
cùng bạn, thậm chí đôi lúc còn tỏ ra hiếu động, quậy phá. Tiếp xúc với
chúng tôi, cháu nói chuyện vui vẻ, hào hứng. Cu Bi cho biết, cháu chỉ mong
đến trường, ở đó cháu có rất nhiều bạn bè và thầy cô, được chơi những trò
chơi mà cháu thích, nếu có vi phạm cô giáo cũng chỉ nhắc nhở. Còn ở nhà
thì cháu không thích tất cả mọi người, nhất là cha mẹ cháu. Chị Thanh (mẹ
Bi) bất lực tâm sự: “Ở nhà ba mẹ mua cho Bi rất nhiều thứ nhưng cháu tỏ ra
không hứng thú, lúc nào cũng có vẻ buồn chán. Dường như cháu không
thích ở nhà mà chỉ thích đến trường. Ba mẹ càng nghiêm khắc thì cháu càng
tỏ ra sợ hãi, tìm cách né tránh, thành tích học tập cũng sa sút rõ rệt so với
năm học lớp 4”.

Thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng luôn muốn được gần gũi cha mẹ.
Những lo âu, sợ hãi, hoảng loạn tinh thần khi ở nhà khiến một số trẻ không
muốn tiếp xúc với cha mẹ. Điều này được các ông bố bà mẹ lý giải là phải
nghiêm khắc với trẻ, không buông lỏng trẻ vì sẽ dễ dẫn đến những thói hư,
tật xấu. Có người còn cho rằng: không nên cho trẻ tiếp xúc, quan hệ với bạn
bè trong xóm, vì chúng không được học hành tử tế, chỉ phá phách, tốt nhất là
dành thời gian cho việc học.
Từ cách nghĩ trên, vô tình cha mẹ đã dựng lên một rào cản tâm lý giữa
mình và con trẻ. Các cháu không được động viên, khen thưởng, không được
chia sẻ những khó khăn nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân


cách, nhất là những năm đầu đời. Sự nghiêm khắc là cần thiết nhưng phải
phù hợp với hoàn cảnh, với lứa tuổi. Đồng thời, giai đoạn những năm đầu đi
học, trẻ cần có sự kết hợp giữa vui chơi và học tập, trong đó hoạt động vui
chơi đóng vai trò quan trọng “học mà chơi, chơi mà học”. Một số phụ huynh
không hiểu được điều đó đã đối xử thiếu tính linh hoạt với con trẻ và hậu
quả dẫn đến những chấn thương tâm lý, tinh thần ở con trẻ.
Khi trẻ bắt đầu đi học cũng là thời gian cha mẹ ít có điều kiện tiếp túc
với con. Ở môi trường có thầy cô, bạn bè, trẻ dễ dàng nhận biết và hứng thú
với những gì mình yêu thích. Điều này cũng khiến trẻ bắt đầu có những thay
đổi về hoạt động cũng như cách ứng xử. Cha mẹ càng nguyên tắc, cứng nhắc,
không hiểu được tâm lý con trẻ thì trẻ càng có nguy cơ xa dần cha mẹ, thậm
chí có thể tìm cách nói dối hoặc phản ứng gay gắt…
Cha mẹ phải luôn là điểm tựa tinh thần cho con trong mọi hoàn cảnh,
bằng cách nói ấm áp, bằng những cử chỉ âu yếm, bằng sự đáp ứng phù hợp
với nhu cầu của con. Mọi sự cấm đoán đều không có tác dụng giáo dục,
thậm chí còn tạo thành rào cản tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
cách của trẻ sau này.


×