Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dạy các yếu tố hình học trong môn toán 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.78 KB, 14 trang )

Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC
A.PHẦN MỞ ĐẦU :
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Toán học với tư cách là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu một số mặt của thế giới
hiện thực, có hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản, cần thiết cho đời sống,
cho hoạt động lao động. Đó cũng là công cụ cần thiết cho việc học các môn khoa học khác, tiếp tục
nhận thức, khám phá thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả hơn trong thực tiển.Chính vì
thế mà nhà toán học vĩ đại người Pháp Ganxơ đã cho rằng “ Toán học là Ông hoàng của mọi ngành
khoa học”.
Một học sinh giỏi môn toán, chắc chắn khi học các môn học khác các em sẽ có những suy
diễn, suy luận, lập luận chặt chẽ, lôgic, ngôn ngữ các em sử dụng chính xác hơn, nó sẽ tạo điều
kiện hỗ trợ cho các em học tốt các môn học khác. Trong chương trình toán học ở bậc tiểu học gồm
nhiều dạng toán từ số học, giải toán đến hình học. Tôi không có tham vọng vào tất cả các lĩnh vực
trong chương trình toán ở bậc tiểu học mà tôi chỉ đi sâu vào việc hướng dẫn học sinh tiếp thu yếu
tố hình học.
Yếu tố hình học không đặt thành yếu tố riêng mà kết hợp chặt chẽ với số học. Tuy nhiên
toàn bộ các yếu tố chương trình cũng thấy rõ quan điểm lôgic và quan điểm phân tích tâm lý lứa
tuổi. Vì vậy việc kết hợp chặt chẽ giữa hình học và số học góp phần tạo điều kiện cho các em học
tốt môn toán. Việc học các yếu hình học có tính thực tiễn rất lớn, từ việc đo đạc, tính toán một số
hình đơn giản và là việc nhận dạng hình củng giúp các em bước đầu tiếp xúc và làm quen công tác
tính toán xây dựng. Qua việc lắp ghép hình làm cho tư duy trừu tượng của các em phát triển. Từ
đó, các em có thể vận dụng tốt trong việc học thủ công hay hội hoạ.
Như vậy, việc chọn lựa cách thức tổ chức, phương pháp dạy các yếu tố hình học ở bậc tiểu
học là một vấn đề mà mỗi giáo viên trước khi đến lớp phải suy nghĩ và trăn trở, phải làm như thế
nào đưa các em lĩnh hội kiến thức hình học một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất.
Thực tế dạy hình học chưa được quan tâm đúng mức với mục đích.
Hơn nữa, về phía nhà trường chưa có tổ chức chuyên đề “ Các yếu tố hình học” đặc biệt
trong các tiết thao giảng, giáo viên chưa mạnh dạn đăng ký một tiết toán liên quan đến yếu tố hình
học. Từ thực trạng trên, việc tìm ra những phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động , dẫn dắt học
sinh lĩnh hội các yếu tố hình học một cách chính xác hơn, tron vẹn bằng con đường nhanh nhất và


thuận lợi nhất là yếu tố cấp bách và cần giúp học sinh phát huy tính tích cực, đốc lập suy nghĩ,
siêng năng tìm tòi và chủ động trong nhận thức của mình.
II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Dựa trên những cơ sở, những yêu cầu về nội dung và kĩ năng cần đạt khi học về các yếu tố
hình học.
Tìm hiểu về mức độ nắm kiến thức của học sinh.
Tìm hiểu và điều tra kĩ năng vận dụng các phương pháp giải
Làm bài tập khảo sát đối chứng
Đưa ra các giải pháp, áp dụng các giải pháp thực hiện giúp học sinh tiểu học tiếp thu các
yếu tố hình học
III.PHẠM VI ĐỀ TÀI
*Về nội dung : Chỉ tập trung tìm hiểu về mức độ nhận thức và kĩ năng vận dụng khi học
về các yếu tố hình học.
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
1
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
*Về đối tượng : Học sinh tiểu học ở ba đối tượng : Giỏi, Khá, TB
B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
I.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học là dựa trên cơ sở vốn sống thực tế làm cho học sinh
làm quen một số hình học thường gặp thể hiện trên đồ vật quen thuộc, từ đó qua trừu tượng văn
hoá, chúng ta giúp học sinh nhận biết dạng hình học, từ nhận biết tổng thể tiến đến nhận biết các
tính chất của hình để có biểu tượng đầy đủ về hình.
Mặt khác hình học được xây dựng có tính đồng tâm, từ lớp 1 các em nhận biết các hình như
hình vuông, hình tròn, hình tam giác, thì lớp 2,3 được nâng lên về số cạnh, về đặc điểm chung, chu
vi hình vuông, hình chữ nhật. Lên lớp 4,5 được xây dựng hoàn chỉnh về dấu hiệu bản chất như :
cạnh, góc, cạnh, cạnh tính chu vi, diện tích …
Do vậy việc nắm chắc tính chất của hình và những vấn đề tâm lý có liên quan sẽ làm tăng
tính logic trong việc xây dựng yêu cầu dạy học ở từng lớp và chọn phương pháp dạy học cho phù
hợp.

Thực trạng tình hình
*Kết quả điều tra khảo sát giáo viên và học sinh :
Qua dự giờ 3 tiết lớp 4 có liên quan đến yếu tố hình học, tôi nhận thấy một số tồn tại sau :
+ Giáo viên thiếu dụng cụ, đồ dung dạy học nên học sinh đo đạc còn rất ít.
+ Giáo viên còn lúng túng khi sử dụng phương pháp dạy yếu tố hình học.
Những giáo viên có những sáng tạo riêng như : thay đổi dấu hiệu không bản chất của hình
để phát huy tư duy.
Đưa những bài toán vui có liên quan đến hình học để kích thích hứng thú học tập của học
sinh.
Kết quả trắc nghiệm của học sinh : 30 em ở lớp 4
Bài 1 : Hãy so sánh góc (1 )và (2); (3) và (4)
( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 )
* Kết quả :
-25 em so sánh đúng chiếm 83,3 % góc (1) = ( 2 ) và góc (3) = (4 ).
-5em làm sai chiếm 16,7 % góc 93) nhỏ hơn góc (4)
Nguyên nhân : Bằng trực giác góc (4) được tạo bởi hai cạnh dài hơn do đó các em nghĩ nó
sẽ lớn hơn. Như vậy để tránh sai lầm đáng tiếc đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đo góc.
Bài 2 : Hãy đếm xem có bao nhiêu hình vuông, hình chữ nhật ở hình vẽ trên :
Trả lời đúng : 8 hình vuông, 10 hình chữ nhật : 80 %
Trả lời sai : 6 hình vuông, 6 hình chữ nhật : 20 %
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
2
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
Tóm lại những sai lầm học sinh thương mắc phải qua việc làm bài tập đối với các dngj bài
như :
1.Dạng bài nhận dạng hình :
- Khi thay đổi vị trí hoặc thay đổi dấu hiệu không bản chất.
- Nhận dạng hình một cách máy móc.
- Lúng túng trong việc đếm hình trong trường hợp phức tạp.
2.Dạng bài toán về đại lượng hình học :

- Lập luận trong hình học còn sơ sài, khả năng suy diễn còn thấp.
II.BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU :
1.Nắm nội dung chương trình, SGK:
Nội dung toán học ở tiểu học gồm : điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia chia góc vuông, góc
bẹt, góc nhọn, góc tù, hình chữ nhật, hình vuông, 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song
song, chu vi, diện tích, thể tích một số hình…
Từ đó xác định yêu cầu đạt được : Nhận biết hình theo đặc điểm góc cạnh, biết gì và đọc
tên, nhận biết cách kiểm tra hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Nhận biết các
loại góc, biết dùng Eke để kẻ hình vuông, hình chữ nhật.
2.Tìm hiểu mối quan hệ hình học với các môn học khác.
Học tốt các yếu tố hình học góp phần giúp các em học tốt môn học khác, sự phối hợp giữa
hình học, hội hoạ và thủ công càng nhuần nhuyễn, giúp các em bước đầu có những tính toán về các
vấn đề đơn giản trong xây dựng, giáo dục óc thẩm mĩ và từng bước phát triển tư duy logic chặt chẽ
trong việc giải toán hình còn giúp các em có điều kiện trao đổi ngôn ngữ Tiếng Việt và học các
môn học khác.
3.Phân loại bài tập yếu tố hình học theo từng nội dung :
- Hình học biểu tượng hình học
- Vẽ hình hình học
- Cắt ghép các hình học
- Các bài tập về đại lượng hình học
III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở
TIỂU HỌC :
Dạy học YTHH ở tiểu học là giúp các em nắm vững khái niệm đặc điểm của một yếu tố
hình học nào đó. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và các yêu cầu về kiến thức kĩ năng về
phần các yếu tố hình học ở tiểu học tôi thấy nên sử dụng phương pháp dạy học cơ bản sau :
1.Thông qua các hoạt động thực hành hình học :
Đo, vẽ,cắt, xếp, …hình để giúp học sinh nắm vững một số tính chất đơn giản của các hình
và các quan hệ hình học. Với phương pháp này, các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn các
kiến thức mới. Mặt khác các em sẽ có hứng thú với môn học và thấy tự tin khi mình phát hiện ra
kiến thức mới. Với cách học đó sẽ tạo cho một giờ học sôi nổi , thoải mái nhưng hiệu quả lại cao.

Ví dụ 1 : Khi giới thiệu các loại góc ở bài “ Góc bẹt, góc nhọn, góc tù” Trang 49 SGK
Toán 4
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ra một hình tròn ( bằng giấy ) gấp đôi hai lần để có góc
vuông
- Giáo viên vẽ góc vuông lên bảng. Hướng dẫn học sinh sử dụng Eke để đo góc vuông.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở nếp góc vuông để có góc bẹt. Giáo viên vẽ góc bẹt lên
bảng tô đậm đỉnh, chỉ hai cạnh rồi hỏi : Một góc bẹt bằng mấy góc vuông ? ( một góc bẹt bằng hai
góc vuông )
- Giáo viên ướm thử hai chiếc eke để xác minh lại.
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
3
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từ một góc vuông gấp gập lại để có một góc nhọn. Giáo
viên vẽ góc nhọn lên bảng rồi hỏi : So sánh góc nhọn với góc vuông góc nào lớn hơn ? ( Góc nhọn
bé hơn hơn góc vuông )
- Giáo viên ướm thử eke vào góc nhọn để xác minh lại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp một góc vuông rồi mở ra để gấp một góc tù ( cùng đỉnh
với góc vuông ). Giáo viên vẽ góc tù lên bảng rồi hỏi : So sánh góc tù với góc vuông góc nào lớn
hơn ? ( Góc tù lớn hơn góc vuông )
Từ đó giáo viên rút ra kết luận về so sánh các loại góc với góc vuông.
Ví dụ 2 : Khi cho học sinh hình thành biểu tượng về hình chữ nhật trong bài : “ Hình chữ
nhật” ( Trang 84 SGK Toán 3 ) : Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 4 cạnh trong đó có hai cạnh dài
bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Để rút ra đặc điểm về góc của hình chữ nhật, giáo viên cho học sinh dùng eke để đo bốn
góc của một tờ bìa hình chữ nhật từ đó nêu lên nhận xét.
+ Để rút ra đặc điểm về cạnh có hai cách làm :
Cách 1 : Cho học sinh đo độ dài các cạnh rồi so sánh, nhận xét.
Cách 2 : Cho học sinh gấp đôi tờ bìa hình chữ nhật để hai chiều rộng trùng lên nhau, sau
đó mở tờ bìa ra đối chiếu để gấp đôi tờ bìa sao cho hai chiều dài trùng khít lên nhau. Giáo viên gợi
ý để học sinh nhận xét.

Ví dụ 3 : Để giúp học sinh hình thành biểu tượng về đường thẳng song song và đường
thẳng vuông góc được xác định, ta còn dạy học sinh dùng thước và eke để vẽ đường thẳng đi qua
một điểm cho trước và vuông góc ( song song ) với một đường thẳng cho trước.
*Có thể hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng đi qua một diểm E và vuông góc với đường
thẳng AB theo các bước sau :
-Đặt một cạnh góc vuông của eke trùng với đường thẳng AB sao cho cạnh thứ hai của eke
gặp điểm E.
-Vạch đường thẳng theo cạnh thứ hai của eke để được đường thẳng CD vuông góc với AB
*Có thể hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng đí qua điểm E và song song với đường
thẳng AB theo các bước sau :
-Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB ( vẽ như trên )
-Vẽ đường MN đi qua điểm Evà vuông góc với đường CD
*Khi hướng dẫn học sinh vẽ cần lưu ý :
Yêu cầu các em chuẩn bị đầy dủ dụng cụ như eke, thước, bút chì, tẩy…
-Tổ chức làm việc theo các bước :
+Giao nhiệm vụ
+Hướng dẫn các bước thao tác, làm mẫu để học sinh quan sát
+Lần lượt cho học sinh tự tay thực hiện các bước. Giáo viên theo dõi uốn nắn giúp đỡ
+Nhận xét
2.Thông qua so sánh, đối chiếu các khái niệm, các công thức hình học giúp học sinh
nắm vững kiến thức :
Với phương pháp này, giúp học sinh có cách nhìn tổng quát về đối tượng hình học, đồng
thời cũng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 1 : Sau khi học bài “đoạn thẳng, tia” ở lớp 1, lên lớp 2 học bài “đường thẳng” giáo
viên củng cố bằng câu hỏi : So sánh đoạn thẳng với đường thẳng ?
Lúc đó buộc học sinh phải nhớ lại, phải suy nghĩ để lấy đoạn thẳng thì có giới hạn, bị chặn
hai đầu, còn đường thẳng thì dài vô hạn, có thể kéo dài mãi mãi.
Ví dụ 2 : Sau khi dạy bài “ hình vuông” SGK Trang 85 Toán 3. Giáo viên yêu cầu học sinh
so sánh hình vuông và hình chữ nhật để thấy chúng đều có bốn góc vuông nhưng bốn cạnh hình
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học

4
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
vuông thì bằng nhau còn bốn cạnh hình chữ nhật thì bằng nhau từng đôi một. Vì vậy có thể nói
hình vuông là trừơng hợp đặc biệt của hình chữ nhật.
3.Kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy các YTHH với số học, đo lường, giải toán :
a.Có thể thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc giảng dạy các yếu tố hình học và các yếu tố
đại số thông qua việc sử dụng rộng rãi các công thức tổng quát bằng chữ để thể hiện các qui
tắc hình học, chẳng hạn :
- Qui tắc tính chu vi hình vuông : P = a x 4 liên quan đến biểu thức có chứa một chữ.
- Qui tắc tính chu vi hình chữ nhật : P = (a + b ) x 2, diện tích hình chữ nhật.
S = a x b liên quan đến biểu thức có chứa hai chữ.
b.Có thể nói việc giảng dạy các yếu tố hình học gắn bó mật thiết với các vấn đề đo lường
như hình với bóng.
Chẳng hạn, việc dạy các đơn vị đo độ dài luôn gắn chặt với việc dạy về độ dài đường gấp
khúc, chu vi, việc dạy các đơn vị đo diện tích gắn chặt với việc dạy các qui tắc tính diện tích. Mặt
khác cùng với quan hệ “Hai đơn vị đo độ dài liền tiếp gấp, kém nhau 10 lần”, bảng đơn vị đo độ
dài tạo ra mối liên hệ khăng khít giữa việc dạy các đại lượng và việc dạy các số có 7, 8,9…chữ
số.
Trong khi dạy nội dung này giáo viên cần làm cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa
dam và m, hm và m. Lưu ý các em :
+ Đê ca nghĩa là 10
+ Hec tô nghĩa là 100
+ Ki lô nghĩa là 1000
+ Đêxi nghĩa là 1/10
+ Xenti nghĩa là 1/100
+ Mili nghĩa là 1/1000
Từ đó giúp học sinh nhớ giá trị của các đơn vị. Ví dụ như : “Đêca mét” gồm đêca ( mười)
và mét “Vậy đêca mét là 10m hay 1 dam = 10m…nhờ thế các em sẽ nhanh thuộc bảng hơn.
c.Kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy các yếu tố hình học và giải toán khi dạy các nội dung
như sau :

*Các bài toán về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Ví dụ 1 : Một hình chữ nhật có chu vi bằng 126m chu vi gấp 6 lần chiều rộng. Tính chiều
dài hình chữ nhật đó ?
Đối với bài toán này, để giải được các em phải nắm công thức tính chu vi hình chữ
nhật : P = ( a + b ) x 2 ( YTHH ). Sau đó phân tích các giả thiết, dự kiện các bài toán để nhận ra :
Nữa chu vi hình chữ nhật gấp 3 lần chiều rộng do đó bề dài gấp đôi chiều rộng và giải :
Cách 1 :
Nữa chu vi hình chữ nhật là :
126 : 2 = 63 ( m )
Chiều rộng hình chữ nhật là :
63 : 3 = 21 ( m )
Chiều dài hình chữ nhật là :
21 x 2 = 42 ( m)
Đáp số : 42 m
Cách 2 :
Chiều rộng hình chữ nhật là :
126 : 6 = 21 ( m )
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
5
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
Nữa chu vi hình chữ nhật là :
126 : 2 = 62 ( m)
Chiều dài của hình chữ nhật là :
63 – 21 = 42 ( m )
Đáp số 42m
Ví dụ 2 : Một hình chữ nhật có chiều dài 9cm và chiều rộng 3cm. Một hình vuông có chu
vi bằng hình chữ nhật. tính diện tích hình vuông ?
*Để giải được bài toán này học sinh cần nắm :
-Công thức tính chu vi hình chữ nhật : P = ( a + b ) x 2
-Công thức tính chu vi hình vuông : P = a x 4 → a = P : 4

-Công thức tính diện tích hình vuông : S = a x b
Sau đó hướng dẫn gợi ý các em phân tích để thấy mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ
nhật trong bài : Có chu vi bằng nhau, từ chu vi ta tính được cạnh hình vuông, từ cạnh hình vuông
ta tính được diện tích :
Giải bài tập như sau :
Chu vi hình chữ nhật là :
( 9 + 3 ) x 2 = 24 ( cm )
Theo bài ra chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật và bằng 24. Vậy cạnh hình vuông
là :
24 : 4 = 6 ( cm )
Diện tích hình vuông là :
6 x 6 = 36 ( cm
2
)
Đáp số : 36 cm
2
*Các bài toán điển hình có nội dung hình học : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu ( tổng và
tỉ ) của chúng.
Ví dụ 1 : Tính diện tích hình chữ nhật có chu vi bằng 120m, biết chiều dài hơn chiều rộng
30m.
Học sinh cần nắm : Mối quan hệ giữa chu vi, nữa chu vi, chiều, chiều rộng hình chữ nhật.
Kết hợp với dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, học sinh sẽ tìm ra cách giải :
Nữa chu vi là :
120 : 2 = 60 ( m )
Chiều dài hình chữ nhật là :
( 60 + 30 ) : 2 = 45 ( m )
Chiều rộng hình chữ nhật là :
45 – 30 = 15 ( m )
Diện tích hình chữ nhật là :
45 x 15 = 675 ( m

2
)
Đáp số 675 m
2
Ví dụ 2 : Tính diện tích và chu vi một mảnh đát hình chữ nhật, biết chiều dài gấp 4 lần
chiều rộng và hơn chiều rộng 60m.
Học sinh nắm công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, đọc đề và nhận dạng bài
toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó :
Giải bài toán như sau :
Ta có sơ đồ : Chiều rộng :
Chiều dài :
Hiệu số phần bằng nhau là :
4 – 1 = 3 ( phần )
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
6
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
Chiều rộng mảnh đất là :
60 : 3 = 20 ( m )
Chiều dài mảnh đất là :
20 x 4 = 80 ( m )
Chu vi mảnh đất là :
( 20 + 80 ) x 2 = 200 ( m )
Diện tích mảnh đất là :
20 x 80 = 1.600 ( m
2
)
Đáp số : 200 m
1.600m
2
*Tóm lại : Việc dạy học YTHH ở tiểu học liên quan chặt chẽ với việc giảng dạy các kiến

thức khác trong chương trình toán tiểu học. Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên phải biết kết hợp với
nhau để các kiến thức đó hỗ trợ lẫn nhau, giúp quá trình dạy học đó có kết quả hơn
*Đối tượng dạng bài hình thành biểu tượng hình học :
Ví dụ : Phần cung cấp đường thẳng, đoạn thẳng, tia trên cơ sở lý thuyết đã cung cấp cho
học sinh vận dụng từ đơn giản đến phức tạp.
*Xác định đoạn thẳng, tia :
a.Có bao nhiêu đoạn thẳng, ghi tên các đoạn thẳng đó.
b.Có bao nhiêu tia, ghi tên các tia đó.
A B
x y
c.Muốn nâng cao và kiểm tra học sinh ta có thể ra bài tập sau :
-Có bao nhiêu đoạn thẳng, ghi tên các đoạn thẳng đó :
A B C D E
Nếu học sinh lụp chụp thì sẽ trả lời ngay là 4 đoạn thẳng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đếm : đếm bắt đầu từng điểm
-Từ A ta có : đoạn thẳng AB,AC,AD,AE ( 4 đoạn thẳng )
-Từ B ta có : Đoạn thẳng BC,BD,BE ( 3 đoạn thẳng )
-Từ C ta có : Đoạn thẳng CD,CE ( 2 đoạn thẳng )
-Từ D ta có : Đoạn thẳng DE ( 1 đoạn thẳng )
Hoặc có thể hướng dẫn học sinh đánh số vào hình
A B C D E
1 2 3 4
Sau đó yêu cầu học sinh tính tổng các số vừa đánh 1 + 2 + 3 +4 + 10 ( đoạn thẳng ).Hướng
dẫn học sinh kiểm nghiệm lại.
Học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học bằng phương pháp phân tích tổng hợp để
nhận dạng hình, bởi vì từ trực quan đến tư duy trừu tượng, từ việc nhận biết hình theo dấu hiệu bản
chất, học sinh cần có một thao tác phân tích tổng hợp hình để nhận biết các hình trong trường hợp
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
7
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba

phức tạp. Trong trường hợp này học sinh phải có khả năng phân tích tổng hợp theo dấu hiệu bản
chất đến nhận dạng hình.
Ví dụ : Em hãy đếm có bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật.
Bước 1 : Bằng thao tác phân tích và dấu hiệu bản chất, đặc điểm của hình, học sinh có thể
nhận ra ở hình này có hai loại hình là hình vuông và hình chữ nhật.
Bước 2 : Cần xác định có bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật. Thông thường
học sinh nhìn bằng mắt nhầm để trả lời sẽ không chính xác mà phải hướng dẫn học sinh đánh số để
đếm hoặc đếm các hình rời rạc nhau, rồi đếm các hình ghép ( Có 11 hình vuông, 21 hình chữ nhật )
Việc phân tích tổng hợp hình để đi đến nhận dạng hình cũng có thể dùng phương pháp cắt
ghép hình, đánh số hình kết hợp yếu tố đỉnh hay đếm số đoạn thẳng có liên quan đến hình.
Ví dụ : Về đánh số đoạn thẳng có liên quan dến hình
- Đếm số hình tam giác ở hình bên. A
B D E C
Qua 4 điểm B, D, E, C xác định 6 đoạn thẳng ( BD,BE,BC,DC,EC ) kết hợp với đoạn thẳng
đó với hình A tạo nên 6 tam giác ( ABD,ABE,ABC,ADE,ADC,AEC )
Việc sử dụng thao tác phân tích tổng hợp trong dạng bài nhận dạng hình sẽ giúp học sinh
phát triển tư duy trìu tượng, khả năng suy diễn lôgic. Song khi sử dụng thao tác này, cần căn cứ
vào yêu cầu của từng bài toán để có thể sử dụng cắt ghép, ghi số, hay căn cứ vào đỉnh…mà học
sinh có thể dễ dàng nhận ra các hình để học.
Vậy khi dạng bài loại nhận dạng hình học yêu cầu cần đạt được là :
-Biết nhận dụng hình dựa vào đặc điểm, dấu hiệu bản chất của hình.
-Biết phân tích tổng hợp để nhận dạng một số hình phức tạp.
*Dạng bài vẽ hình hình học :
Ở lớp 1,2,3,4 các em học và nắm đoạn thẳng, đường thẳng, tia, góc vuông, góc nhọn, góc
tù, góc bẹt, hình vuông, hình chữ nhật, với dụng cụ là thước, e ke, thước đo độ…
Với loại bài này, mục đích là rèn luyện kĩ năng xây dựng hình, củng cố về nhận thức tính
chất đặc trưng của hình qua việc dựng hình, giáo dục các em tính cẩn thận, tỷ mĩ và cho các em
làm quen dần với dụng cụ dựng hình, nắm được kĩ thuật dựng hình. Học tốt loại bài này sẽ giúp
học sinh học tốt môn hình học ở các lớp trên.
Ví dụ : Hãy vẽ hình vuông có cạnh là 4cm ( Bài 1a SGK trang 55 Toán 4 )

Giáo viên : Cần đưa ra hệ thống câu hỏi có vấn đề để các em suy nghĩ.
Muốn vẽ được hình vuông trước tiên ta phải làm gì ? ( Chuẩn bị dụng cụ vẽ, thước, eke,
thước bảng, bút )
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
8
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
-Để vẽ hình vuông có cạnh cho trước, trước hết ta phải làm gì ?
-Qui trình vẽ được tiến hành như thế nào ?
Học sinh :
-Biết dùng eke để dựng hình vuông
-Biết xác định độ dài hình vuông trên hai cạnh góc vuông.
-Biết nối các điểm đã xác định để tạo thành hình vuông có cạnh cho trước.
*Dạng bài rèn luyện kĩ năng diễn đạt, mô tả :
Rèn luyện cho học sinh cách mô tả và diễn đạt hình trong quá trình học tập là việc làm
không thể thiếu được. Rèn luyện khả năng mô tả và diễn đạt sẽ giúp các em có điều kiện trau dồi
Tiếng Việt, rèn luyện cách mô tả và diễn đạt có thể thực hiện trong tất cả các tiết hình học. Bởi vậy
Giáo viên :
-Cần cho học sinh diễn đạt, mô tả chính xác dựa vào đặc điểm, dựa vào dấu hiệu bản chất.
-Luôn uốn nắn, sữa sai khi các em mô tả, diễn đạt không chính xác, cần động viên học sinh
diễn đạt bằng nhiều cách.
Học sinh :
-Cần nắm chắc đặc điểm, dấu hiệu bản chất mô tả đặc điểm hình.
-Luôn suy nghĩ tìm ra nhiều cách diễn đạt đúng.
*Cắt ghép hình học :
Việc cắt ghép hình học trong quá trình dạy học hình học tạo điều kiện cho các em tiếp thu
một cách dễ dàng một số kiến thức về YTHH, bởi vì tư duy của các em là tư duy trực quan sinh
động đến trừu tượng, hoạt động cắt ghép hình giúp cho các em phát triển được tính độc lập, sáng
tạo, các em có điều kiện thực hành. Như vậy sẽ gây cho các em tính hứng thú trong việc học hình
học. Dạng cắt ghép hình học cũng có thể tiến hành qua trò chơi. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản chỉ
là cắt ghép hình mà ở đây cắt ghép hình nhằm mục đích đưa các em đến việc lĩnh hội tri thức.

Giáo viên :
Ngoài việc hướng dẫn học sinh biết so sánh các đoạn thẳng, các góc để cắt ghép, cần tìm
tòi sáng tạo và suy nghĩ ra những cách ghép hình khác nhau, những bài toán lắt léo, một vài dấu
hiệu nhằm phát triển năng khiếu về toán của học sinh, luôn thay đổi nội dung bài cắt ghép.
Ví dụ : Một miếng bìa giống như hình vẽ sau, hãy cắt thành 5 mảnh để ghép lại được một
hình vuông.

A
1
B 2 8
7
3
4 6 D
5
C
-Việc đầu tiên là các em phải hình dung ra hình vuông như thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tấm bìa trên một tờ giấy rộng hơn, ghi tên các đỉnh như
hình vẽ ( A,B,C,D )
Gợi ý cho học sinh nối các điểm đó lại tạo thành hình gì ?
Tức là : Nối các điểm A,B,C,D ta được hình vuông ABCD, quan sát ta thấy : Mảnh 1 cắt
rời có thể chồng khít lên ô số 2. Tương tự mảnh 3 vào ô số 4, mảnh 5 vào ô số 6, mảnh 7 vào ô số
8.
Như vậy học sinh tìm ra các cách cắt : 5 mảnh gồm 4 mảnh nhỏ và một mảnh to.
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
9
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
*Đối với loại bài này giáo viên cần :
Hướng dẫn học sinh cách quan sát, so sánh, đối chiếu một cánh chính xác để nhận dạng
hình.
-Tìm kĩ đặc điểm của hình học để giúp học sinh nhận dạng hình học.

-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp hình.
-Kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ tốt.
-Cần có kĩ năng vẽ và ghép hình thành thạo.
Ngoài việc nắm chắc kiến thức và kĩ năng đã có đầu tiên, giáo viên khi tổ chức các hoạt
động dạy cần :
+Chọn phương pháp cách thức ngắn gọn, dễ hiểu để hướng dẫn học sinh nhận dạng hình.
+Cần nắm những sai lầm trực giác của học sinh để có cách thức uốn nắn.
Thường xuyên tìm và đưa ra những tình huống có nội dung trong hình học để phát triển tư
duy học sinh.
-Việc đưa ra hình học có sự biến dạng, thay đổi dấu hiệu không bản chất cũng cần thiết.
-Luôn kiểm tra, việc đánh giá hoạt động hình học của học sinh để thay đổi cách thức hoạt
động cho phù hợp.
-Cần nắm chắc các dạng hình học.
-Học sinh phải độc lập, suy nghĩ và tìm ra cách thức hoạt động có hiệu quả.
-Cần rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ trong hoạt động vẽ hình và cắt ghép hình.
*Các bài tập về đại lượng hình học :
Ở tiểu học các bài tập liên quan đến đại lượng hình học có những bài toán tính chu vi, diện
tích hình vuông, hình chữ nhật, cũng có những bài tập tính số đo của một yếu tố nào đó cần hình
và có những bài toán đòi hỏi học sinh có suy luận và trí tuệ thông minh có liên quan đến đại lượng
hình học của học sinh đạt hiệu quả cao. Đối với mỗi giáo viên và học sinh cần :
Giáo viên :
-Đặt ra cho học sinh những yêu cầu và những vấn đề cụ thể cần được giải quyết trong bài.
-Các bài tập đưa ra cần phong phú về thể loại để học sinh củng cố tất cả các kiến thức mà
các em đã nắm được và rèn luyện khả năng thực hành.
-Nghiên cứu và tìm ra những tình huống phức tạp học sinh chưa gặp để kích thích tính
hứng thú học tập của học sinh bằng việc khai thác các bài toán có ở SGK trở thành những bài toán
có vấn đề.
-Cần tạo cho học sinh yếu tố tâm lý, quan trọng là ý thức tự tin có thể qua cử chỉ, thái độ,
một lời nhận xét tế nhị hay một câu hỏi gây cho các em có thái độ hoài nghi đó động lực ban đầu
kích thích cho các em hứng thú giải toán.

-Nắm được công thức tính chu, diện tích các hình.
-Biết sử dụng đơn vị đo.
-Huy động các kiến thức đã học và tìm cách giải.
-Xây dựng các phương pháp suy luận và tìm cách giải.
Ví dụ : Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 105 m. Nếu tăng chiều rộng thêm
một nữa của nó và giảm chiều dài 1/3 của nó thì được hình vuông. Hãy tính chi và diện tích ban
đầu.
Muốn giải được bài toán này, học sinh cần nắm được công thức tính diện tích hình chữ
nhật, đặc điểm các cạnh hình vuông, hình chữ nhật.
Dựa vào điều kiện bài toán ta hướng dẫn học sinh suy luận tìm ra số phần của mỗi cạnh để
vẽ sơ đồ từ đó lập luận tìm ra lời giải.
Tức là : Tăng chiều rộng thêm ½ của nó và giảm chiều dài 1/3 của nó được hình vuông ta
có sơ đồ sau :
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
10
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
Chiều rộng :
Chiều dài :
105m
Nếu chia chiều rộng được 4 phần thì chiều dài là 9 phần :
Mỗi phần sẽ là : 105 : ( 9 – 4 ) = 21 m
Chiều rộng là : 21 x 4 = 84 m
Chiều dài là : 21 x 9 = 189 m
Diện tích hình chữ nhật là : 189 x 84 = 1.876 ( m
2
).
IV.NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI GIẢI TOÁN MANG NỘI DUNG HÌNH HỌC :
1.Tìm hiểu thực tế, phát hiện những sai lầm :
Qua việc dạy học của giáo viên, qua dự giờ thăm lớp, tôi thấy học sinh tiểu học có những
sai lầm trong việc tiếp thu các yếu tố hình học sau.

a.Rất nhiều em hiểu chưa thấu đáo về hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, cách đọc tên
các hình. Vì vậy trong đếm hình các em đếm hình còn sai, đọc tên hình sai.
Ví dụ : Xem hình bên có bao nhiêu tứ giác, bao nhiêu hình chữ nhật, bao nhiêu hình
vuông. Đọc tên các hình đó ? A N B
K I L

D M H C
Thường thì các em tìm được 2 tứ giác, 4 hình chữ nhật và 5 hình vuông. Còn đọc tên các
hình đó thì các em không đọc tên thứ tự theo cạnh của nó mà các em hay đọc chéo.
Ví dụ : Tứ giác ABCD thì các em hay đọc ABDC.
b.Học sinh chưa hiểu sự khác nhau giữa chu vi và diện tích vì thế công thức tính chu vi và diện
tích hình chữ nhật, hình vuông hay bị nhầm.
Do chưa hiểu sâu về cách tính chu vi một hình, vì vậy mà khi ch o một đa giác, tam giác…
(ngoài hình chữ nhật và hình vuông ) và các cnhj của nó thì học sinh lúng túng nhiều em bảo là
không có công thức.
-Có những bài toán hình dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ của nó thì học
sinh vẽ hình nên rất khó tính, dẫn đến các em hay làm sai, nên rất sợ giải toán có văn, có kết hợp
các YTHH.
Từ những sai lầm của học sinh, làm người giáo viên trực tiếp chỉ đạo giảng dạy, tôi luôn
tmf tòi suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi ? Tại sao các em đếm hình lại sai ? đọc tên một hình chưa
đúng ? Tại sao công thức tính chu vi, diện tích học sinh hay bị nhầm lẫn. Vì sao các em giải bài
toán hình học có kết hợp lại lúng túng…Nhưng ta biết dạy toán nói chung ở tiểu học, nói riêng dạy
toán có văn giữ một vị trí quan trọng. Có thể coi dạy học môn Toán là “Hòn đá thử vàng” của dạy
học toán. Trong dạy học toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động thích
hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau trong ácc trường hợp phải biết
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
11
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
phát hiện những dữ kiện và điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực
nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo.

2.Nguyên nhân :
Qua nghiên cứu chấm bài, theo dõi uốn nắn học sinh tôi rút ra một số nguyên nhân sai lầm của học
sinh như sau :
a.Đối với giáo viên :
Khi truyền thụ kiến thức dạy học sinh cách nhận biết các hình, giáo viên giảng còn sơ sài,
giáo viên ít đưa tứ giác đặc biệt, hình chữ nhật đặc biệt để học sinh nhận biết. Đồ dùng trực quan ít
chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh. Phân tích, tóm tắt bài toán giáo viên chưa chú trọng, mà
chỉ chú trọng phần giải, hướng dẫn các cách đọc tên hình chưa cụ thể.
b.Đối với học sinh :
-Kiến thức học các lớp dưới hay bị lãng quên.
-Đọc đề toán không kĩ, chưa biết phân tích để giải bài toán, sáng tạo trong học tập còn hạn
chế.
-Hấp tấp vội vàng hay vận dụng máy móc. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến các em hay
bị nhầm lẫn trong việc tiếp thu môn hình học. Từ đó tôi có một số biện pháp sau
3.Biện pháp :
Từ những nguyên nhân trên, tôi có một số hướng dẫn khắc phục những sai lầm sau :
a.Khi truyền thụ kiến thức hình vuông, hình chữ nhật, giáo viên cần cho học sinh nhắc
lại hệ thống câu hỏi sau :
Hình tứ giác là hình như thế nào ? ( Có 4 cạnh )
Tứ giác như thế nào gọi là hình chữ nhật ? ( Tứ giác có 4 góc vuông, có 2 cạnh chiều dài
bằng nhau và 2 cạnh chiều rộng bằng nhau )
Ví dụ 1 : Giáo viên vẽ một số tứ giác lên bảng và cho học sinh tìm đâu là hình chữ nhật ?
Vì sao ?
Dựa vào những kiến thức sẵn có học sinh dễ dàng nhận biết đâu là hình chữ nhật, bằng
cách đo các góc và các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
Ví dụ 2 : Giáo viên vẽ một số tứ giác lên bảng cho học sinh tìm đâu là hình vuông
( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 )
Giáo viên gọi học sinh lên bảng : sau khi học sinh đo góc, cạnh của tứ giác sẽ xác định hình
3 là hình vuông. Vì có 4 góc vuông, 4 cạnh bằng nhau.
Từ đây giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh, nhắc học sinh về cách đọc tứ giác là đọc

theo cạnh liền kề, không đọc chéo. Qua đó khi học sinh đếm tứ giác thì học sinh đếm cả hình
vuông và hình chữ nhật.
4.Để cho học sinh phân biệt giữa tính chu vi và diện tích :
Học sinh biết rõ cách tính chu vi và diện tích đòi hỏi giáo viên phải dạy kĩ khái niệm về chu
vi và diện tích bằng đồ dùng trực quan cụ thể.
Ví dụ 3 : Khi dạy bài chu vi, ngoài hình vẽ ra giáo viên cần có các hình gấp khúc khép kín
rời để khi đưa các hình này ra và cho biết độ dài các cạnh của một hình. hướng dẫn học sinh tính
chu vi xong giáo viên mở hình ra thành một đoạn thẳng rồi đặt lên thước đo xem có đung không.
Từ đó khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách đó là : Chu vi của một hình tức là đo độ dài bao
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
12
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
quanh hình đó. Khi dạy bài diện tích thì giáo viên chú ý phải kẻ ô vuông lên hình đó, cho học sinh
đếm ô vuông các hình. Sau đó hướng dẫn học sinh tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. Giáo
viên chú ý nhắc cho học sinh diện tích chính là phần mặt phẳng giới hạn trong hình đó.
Sau khi dạy xong bài chu vi và diện tích giáo viên cần lập bảng so sánh như sau :
Chu vi Diện tích
-Chu vi : độ dài bao quanh một hình
-Đơn vị : cm,dm,m…
-Chu vi hình chữ nhật :
P = ( a + b ) x 2
-Chu vi hình vuông :
P = a x 4
-Phần mặt phẳng giới hạn trong hình đó
-Đơn vị : mm
2
, cm
2
, m
2


-Diện tíchd hình chữ nhật :
S = a x b
-Diện tích hình vuông :
S = a x a
5.Để giúp học sinh giải tốt bài toán có l;ời văn liên quan đến YTHH ( Dạng tìm hai số
khi biết tổng, hiệu, tổng, tỷ, hiệu, tỷ của hai số đó ) :
-Giáo viên cần để học sinh nghiên cứu kĩ đề toán ( học sinh được đọc đi đọc lại nhiều lần )
-Đặt ra câu hỏi phân tích bài toán : bài toán cho biết gì ? điều kiện của bài toán là gì ? Bài
toán hỏi gì ?
Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
-Giáo viên dùng câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích tổng hợp để giải toán.
-Cuối cung cho học sinh thử lại kết quả, tìm ra cách giải khác nếu có.
Ví dụ 4 : Tính diện tích hình chữ nhật biết chu vi hình chữ nhật đó là 90m, chiều dài gấp 4
lần chiều rộng.
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề và đưa câu hỏi hướng dẫn các em tóm tắt đề toán :
-Bài toán cho biết gì ? ( Chu vi : 90 m )
-Điều kiện của bài toán ? ( Chiều dài gấp 4 lần chiều rộng )
-Bài toán hỏi gì ? ( Diện tích hình chữ nhật )
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán :
-Bài toán hỏi gì ? ( Diện tích hình chữ nhật )
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải làm gì ? ( chiều dài x chiều rộng )
-muốn tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ta phải làm gì ? ( Nữa chu vi hình chữ
nhật )
-Muốn tính nữa chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ? ( 90 : 2 )
Khi tính được nữa chu vi hình chữ nhật tức là biết tổng một chiều dài và một chiều rộng.
Điều kiện bài toán đã cho là chiều dài gấp 4 lần chiều rộng.
Đây là dạng toán gì ? ( Tìm hai số khi biết tổng và tỷ ).
Giáo viên tiếp tục cho học sinh vẽ sơ đồ biểu thị chiều dài, chiều rộng và tính diện tích hình
chữ nhật.

Bài giải :
Nữa chu vi là : 90 : 2 = 45 ( m )
Ta có sơ đồ : Dài
Rông 45 ( m )
Nhìn vào sơ đồ ta có :
Chiều rộng là : 45 : ( 1 + 4 ) = 9 ( m )
Chiều dài là : 9 x 4 = 36 ( m )
diện tích là : 36 x 9 = 144 ( m
2
).
6.Kết quả thực hiện :
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
13
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học số 1 Hải Ba
Với những giải pháp trên, qua thực tế giảng dạy có kết quả như sau : Qua 20 em lớp 4 ở
trường Tiểu học Lê Quí Đôn - Thị xã Quảng Trị
Loại Nhận biết hình - Đọc
hình
Phân biệt rõ chu vi, diện
tích
Giải bài toán có kết hợp
hình
SL TL % SL TL % SL TL %
Tốt 15 75 18 90 6 30
Khá 5 25 02 10 7 35
TB 6 30
Yếu 1 5
Qua khảo sát đối chứng, bản thân tôi thấy các em tiến bộ rõ rệt. Giờ học sôi nổi, các em có
tinh thần tự học, sáng tạo tmf tòi cao hơn.
7.Bài học :

Qua việc nghiên cứu bằng các biện pháp trên tôi rút ra một số bài học cho bản thân trong
việc dạy các YTHH ở Tiểu học
-Bám sát nội dung chương trình bvà mối quan hệ giữa các lớp.
-Đề ra kế hoạch, phương án giải quyết : cứ mỗi phần, giáo viên phải dự giờ và cùng nhau
tìm ra ưu, khuyết điểm trong mỗi tiết dạy và có biện pháp khắc phục những sai sót trong giờ dạy
đó. Đi dến thống nhất phương pháp dạy học.
-Sau khi thống nhất tiếp tục dự giừ đồng nghiệp và khảo sát chất lượng học sinh tại lớp
bằng những bài tập nhỏ.
V.KẾT LUẬN CHUNG :
Mục đích của việc dạy học là đào tạo cong người mới phát triển toàn diện. Việc dạy toán
nói cung và dạy các YTHH nói riêng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Vì vậy đổi mới phương
pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là hết sức quan trọng phù hợp với xu thế thời đại. Ý
thức được điều đó bản thân tôi phải suy nghĩ kết hợp tìm tòi và suy nghĩ qua sách báo…Từ đó tôi
rút ra một số bài học khi giảng dạy các YTHH ở tiểu học :
-Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú ý ôn tập, hướng dẫn từng dạng, so sánh, đối
chiếu để học sinh được khắc sâu kiến thức.
-Khi học các tuyến kiến thức như : Số học, đo lường…giáo viên nên xen kẽ các bài toán
liên quan đến các YTHH.
-Trong dạy học nên tổ chức trò chơi nhằm bổ trợ kiến thức và tạo không khí vui vẻ trong
lớp học.
Giáo viên phải nắm chắc kiến thức cơ bản, tìm nhiều tài liệu liên quan đến bài giảng để gây
hứng thú cho học sinh trong học tập môn toán. Bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học, tổ
chức thao giảng chuyên đề để tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả tốt nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
Hải Ba, ngày 10/5/2009
Người viết
Nguyễn Thị Hà
Một số vấn đề về việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học
14

×