Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.32 KB, 5 trang )

Một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai



Cây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa
cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải
trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ:
Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào
thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước
cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to
khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong
lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước
trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.
- Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một
phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm
chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để
moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có
tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu
mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được
các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây.
- Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu
bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai
không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa
trước khi nụ mai sắp nở.
Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do
mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức
nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều.
Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ,
chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.
Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ
mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần.


Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở
được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc
phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai.
Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy
bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau.
Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về
sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là
hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau.
Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến
thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây
kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58,
supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước,
và phải xịt nhiều lần mới hết).




Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân:
+ Bị sâu đục thân đục một bên rể
+ Đất hay nước tưới có phèn
+ Để chỗ có nhiều nắng gắt
+ Thiếu nước
+ Thiếu phân
+ Bị rầy bu dưới lá
+ Do chuyển dời đến vùng có khí hậu, thời tiết không phù hợp.

×