Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Một số kinh nghiệm thâm canh cây màu ở vụ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.92 KB, 2 trang )

Một số kinh nghiệm thâm canh cây màu ở vụ xuân

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Ở vụ xuân, quỹ đất trồng các cây màu ở Thái bình khoảng 5-7 ngàn ha. Cây
màu ở vụ xuân cũng khá đa dạng gồm: Ngô xuân, Lạc, Đậu tương xuân, cà chua
xuân hè, ớt , rau, dưa bầu bí các loại. Diện tích lớn trong nhóm này gồm Lạc, Ngô
xuân...
Cây màu vụ xuân nhìn chung là khó làm hơn các vụ khác, vì giai đoạn gieo
ương thường rét, nền nhiệt thấp, ngay từ ngâm ủ đã trục trặc, giai đoạn cây con lại
chậm lên, nhiều khi sau trồng cây đứng im hàng tháng, chỉ khi thời tiết ấm dần,
nền nhiệt cao và có nắng thì cây mới sinh trưởng và sinh trưởng rất mạnh.
Một đặc thù nữa của cây màu vụ xuân đó là sâu bệnh hại, nếu mưa ẩm đàu
vụ, cây lên chậm lại bị lở cổ rễ, giai đoạn sau các laọi sâu ăn tạp thường phát sinh
mạnh thành đàn với mật độ cao nhất là trên đậu tương, lạc nhiều năm ăn trụi hết
lá.
Tuy vậy giá trị thu họach của cây màu vụ xuân cũng khá cao, và trên cùng
chân đất nó cho thu hoạch đảm bảo sẽ cao hơn 1,5-2 lần làm lúa. Song Bà con
nông dân cũng phải hiểu và nắm được những khó khăn của vụ màu xuân để chủ
động xử lý tình huống.
Chúng tôi xin lưu ý một số vấn đề sau:
1. Đảm bảo lịch thời vụ , không quá sớm hoặc quá muộn
2. Lưu ý tuân thủ quy trình ngâm ủ hạt giống để tránh hiện tượng làm thối
hạt do để chua, làm cháy hạt do ủ nóng hoặc phủ bằng than đun bếp. đặc biệt lưu ý
với các hạt giống nhóm dưa bí chất lượng cao có giá thành khá đắt tới hàng trăm
ngàn đồng hạt giống/sào. Với nhóm này rất khoát phải làm bầu cây con, bầu làm
đúng tiêu chuẩn và nền bấu phải là đất bột ủ với phân mục có trộn thêm PennacP
3. Giai đoạn cây con phải được chú ý chăm sóc chu đáo, theo dõi sâu bệnh
hại và phun trừ kịp thời. Các cây làm bầu phải để ở nơi thoáng, dại nắng không để
cớm và tưới đủ ẩm-Cây con tốt, khoẻ sẽ là tiền đề cho sinh trưởng về sau.
Với các cây trồng trực tiếp cần đảm bảo đủ ẩm nhưng không được đọng
nước, chú ý sâu xám cắn làm mất khoảng, phải có cây dự phòng để dặm


Khi cây có 2-3 lá thật cần tưới lân ngâm nước giải pha loãng + pennacP để
cho cây ăn dặm và hỗ trợ cây con ra rễ. Biện pháp này rất quan trọng trong thâm
canh cây màu, vì nó tạo lực sinh trưởng cho cây con và khi gặp điều kiện thuận lợi
cây sẽ sinh trưởng rất mạnh và ra hoa kết trái đúng lịch.
4. Bón phân và vun xới tạo độ thông thoáng: Phân bón nên sử dụng phân
bón lót bằng NPK có hàm lượng dinh dưỡng cao, giai đoạn cây con có 4-5 lá cần
thúc ngay bằng đạm đơn. Trước khi có thân lá tối đa và hình thành hoa, cần được
bón thúc lần 2 để tăng cường dinh dưỡng cho giai đoạn sau và tăng chất lượng, số
lượng hoa đảm bảo có năng suất cao sau này. Kết hợp vun xới cao cổ, kín gốc với
Lạc, đậu tương và ngô. Các cây dưa bầu bí phải tỉa chánh, định quả, thu phấn bổ
sung, hoặc cắm giàn leo.
Thời kỳ này cũng là thời kỳ mẫn cảm của cây với sâu bệnh hại, và đặc biệt
với nhóm sâu ăn tạp cần chú ý theo dõi phát hiện ổ sâu non mới nở để ngắt bỏ
hoặc phun diệt ngay.
Tưới nước bằng biện pháp tưới rãnh, đảm bảo đủ ẩm cho cây, với nhóm cây
xuất khẩu như dưa chuột tưới nước rất quan trọng để đảm bảo độ bền của lá và
nâng cao năng suất quả. Nhóm này phân bón cần được thúc rải bổ sung sau 2-3
đợt thu hái lại thúc thêm một lần bằng NPK 16-16-8-13S.

×