Giống cam đỏ không hạt N.02
1. Nguồn gốc
Được nhập nội từ Mỹ năm 2000, do Viện Di truyền Nông
nghiệp thực hiện khảo nghiệm tại các vùng trồng cam Nghệ An, Hoà Bình,
Yên Bái và một số vùng sinh thái khác.
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận cho phép sản xuất thử
giống cam không hạt N.02 ở các tỉnh phía Bắc (Quyết định 2459 QĐ/BNN-
TT ngày 24/8/2006)
2. Đặc điểm của giống
Là giống cam ngọt, cây sinh trưởng khá, phân cành đều. Lá
hình oval, cong đều và phồng ở bản lá, mật độ lá dày. Bao phấn hầu như
không có phấn hoa; Quả không hạt trong điều kiện trồng cách ly, trồng trong
nhà lưới; Quả hình oval, thường có rốn hơi lồi do đặc điểm có một quả phụ
nhỏ bên trong; Khi chín vỏ quả nhẵn, màu da cam đậm; Thịt và nước quả có
màu đỏ. vị ngọt đậm, thơm, ăn tươi hấp dẫn.
Giống có khả năng sinh trưởng khá, các chỉ tiêu sinh trưởng về
chiều cao, đường kính tán tương đương các giống cam Xã Đoài tại tất cả các
điểm khảo nghiệm.
Năm thứ 3 sau trồng cây bắt đầu cho thu hoạch. Quả có khối
lượng lớn, bình quân đạt 220gr/quả (cam Xã Đoài 130-170 gr), nhưng số
quả đậu và quả chín thu hoạch trên cây thấp hơn so với cam Xã Đoài nên
năng suất giống N.02 thấp hơn so với cam Xã Đoài; Vườn bắt đầu cho thu
hoạch có năng suất 7,85 tấn/ha, năm thứ 5 đạt 9-10 tấn/ha (cam Xã Đoài
khoảng 11 tấn/ha).
Quả chín sớm và có thể lưu giữ lâu trên cây (thu hoạch tháng
9-11), đặc tính này giúp kéo dài thời vụ thu hoạch cũng như làm gia tăng
được giá trị sản phẩm. Quả hoàn toàn không có hạt, mọng, thơm,vị ngọt
đậm, dễ bóc vỏ tách múi.
Do chất lượng ăn tươi cao, mẫu mã quả đẹp, hấp dẫn, khả
năng thu hoạch sớm nên sản phẩm được giá bán cao. Hạch toán cho 1 ha
trồng cam N.02 với mật độ 500 cây/ha ở tuổi 5 cho thu hoạch 230 triệu
đồng, lãi 165 triệu, cao gấp 4 lần so với trồng cam Xã Đoài.
Hạn chế của giống N.02 là khá nhạy cảm với điều kiện tự
nhiên và sâu bệnh hại. đặc biệt đối với bệnh loét (mùa mưa nóng ẩm tháng
6-7) và nhện đỏ (mùa nắng nóng tháng 4-5, mùa khô tháng 9-10) tỷ lệ lá bị
hại và chỉ sô hại đều cao so với giống đối chứng. Ngoài ra các bệnh nhưu
nấm gốc, bồ hóng, thối rễ cũng thấy xuất hiện và gây hại.
Giống vải chín sớm Bình Khê
1. Nguồn gốc:
Do Viện Nghiên cứu rau quả tuyển chọn tại xã Bình Khê
(Đông Triều, Quảng Ninh); Được đưa vào trồng khảo nghiệm tại Uông Bí,
Gia Lâm, Bảo Thắng (Lao Cai) từ năm 2000.
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận chính thức giống vải
chín sớm cho vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ và các vùng có điều
kiện tương tự (Quyết định 1147 QĐ/BNN-TT ngày 19/4/2006)
2. Đặc điểm của giống
Cây sinh trưởng khoẻ, có mầu xanh tối, phiến lá rộng, mỏng,
mép lá lượn sóng. Chùm hoa to, phân nhánh thưa, dài; Cuống hoa có mầu
đen. Quả chín có hình trứng, vỏ quả mỏng, có mầu đỏ sẫm, gai thưa, ngắn.
Khối lượng quả lớn, bình quân 29,8 - 32,56 g/quả (giống
Thanh Hà 20,7 gr), vụ ngọt thanh, chất lượng quả khá, nhiều chỉ tiêu tương
đương vải Thanh Hà hoặc vượt (tỷ lệ cùi quả 70,2-72,1%, đường tổng số
16,2-16,6%, a xít tổng số 0,3-0,32%, Brix 17-17,5% )
Năng suất khá cao và ổn định: trung bình đạt 94,2 kg/năm/cây
32 năm tuổi, tương đương 14,69 tấn/ha (vải Thanh Hà tương ứng chỉ đạt
56,4 kg/cây - 8,79 tấn/ha). Cây 5 năm tuổi đạt 19,2-21,6 kg/cây (Thanh Hà
đạt 10,3-12,6 kg/cây)
Thời gian cho thu hoạch sớm từ 05/5-15/5, sớm hơn 20-30 ngày
so vơi vải thiều Thanh Hà.
Khả năng chống chịu sâu bệnh: các đối tượng sâu bệnh hại
chính (nhện lông nhung, bọ xít, sâu đục thân cành, sâu đục quả, bệnh thán
thư, mốc sương ) xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ-trung bình, tương
đương giống vải thiều Thanh Hà ở điểm khảo nghiệm.
Hạch toán cho 1 ha trồng mật độ 300 cây ở tuổi 5, vụ quả năm
2005 với cùng mức chi phí 18 triệu đồng thì giống chín sớm Bình Khê cho
năng suất 23,91 kg/cây, bán được lãi 68 triệu đồng, trong khi đó vải thiều
Thanh Hà cho năng suất 11,5 kg/cây, lãi thuần chỉ đạt 2,7 triệu đồng (giá chỉ
bằng 1/2).