Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kỹ thuật trồng chè Shan ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 9 trang )

Kỹ thuật trồng chè Shan

1. Kỹ thuật trồng chè mới:
a) Thời vụ trồng: Tuỳ thuộc vào thời tiết và điều kiện tưới ẩm.
+ Tốt nhất nên trồng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch (trồng
bầu).
+ Nơi có điều kiện tưới ẩm có thể trồng quanh năm.
b) Làm đất trồng chè
Phát dọn sạch cỏ, đánh bỏ gốc cây. Cày hoặc cuốc toàn bộ diện tích.
Sau đó đào rạch theo đường đồng mức đối với đất dốc > 10
0
. Khoảng cách
rạch cách rạch tính từ tim là 1,4m, chiều rộng của rạch là 40cm, đào lớp đất
mặt để sang một bên để trộn với phân rải xuống trước khi trồng. Với đất dốc
dưới 10
0
cần cắm cọc căng dây để đào rạch đảm bảo các rạch phải thẳng để
tiện cho chăm sóc thu hoạch sau này.
c) Bón phân lót trước khi trồng
+ Lượng phân bón /1ha: Nhu cầu 10 tấn phân hữu cơ tổng hợp
+ 1 tấn khô dầu.
Khuyến khích các hộ thu gom, ủ hoai và sử dụng phân chuồng
tại chỗ.
+ Cách bón: Rải đều phân vào rạch chè đã đào rồi lấp 30 cm
đất tơi xốp, đảo trộn đều với phân. Làm đất phải xong trước khi trồng ít nhất
1 tháng.
d) Kỹ thuật trồng chè
* Tiêu chuẩn cây con đem trồng:
- Đối với chè giâm cành từ 10 tháng tuổi trở lên, có trên 6 lá,
độ cao cây đạt từ 20 cm trở lên, đường kính gốc > 4mm.
Chè giống cần phải được luyện nắng 3 tháng trước khi trồng. cây


giống đảm bảo sạch bệnh.
* Mật độ trồng: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 1,4 m
tương ứng với mật độ 1,8 vạn cây/ha. Cứ cách 7 hàng thì trồng 1 hàng kép
để có cây trồng dặm cùng tuổi chè.
* Cách trồng: Trên rãnh chè đã đào và trộn phân lót đầy đủ,
dùng cuốc bổ hố vào giữa rãnh sâu bằng bầu đất của cây chè giống. Xé bỏ
túi bầu (lưu ý không làm vỡ bầu đất) đặt cây chè vào hố để cây thẳng đứng
dùng tay lấp đất đầy kín đến cổ rễ rồi lèn chặt đất xung quanh bầu (lưu ý
không làm tụt bầu đất, đứt rễ cây).
Chú ý: Nên chọn ngày có thời tiết râm mát hoặc có mưa nhỏ.
Đất có độ ẩm đạt > 80%.
e) Chăm sóc sau trồng:
* Tủ gốc: Ngay sau trồng cần tủ gốc cho chè bằng cỏ rác, rơm, rạ vào
rãnh hoặc xung quanh gốc chè để giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại.
* Trồng dặm: Việc trồng dặm phải thay thế ngay những cây bị
chết càng sớm càng tốt. Đảm bảo cho nương chè khi vào kinh doanh không
bị mất khoảng. Cách trồng cũng như trồng mới. Số lượng cây dự phòng để
trồng dặm bằng 10% tổng số cây.
* Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và bảo vệ nương chè.
- Làm sạch cỏ và xới xáo quanh gốc chè 3 lần (từ khi trồng
cho đến cuối năm).
- Kiểm tra phát hiện sâu bệnh hại kịp thời, dùng thuốc và các
biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật.
- Có biện pháp bảo vệ nương chè không để gia súc, gia cầm
phá hại. Đồng thời phải phòng chống cháy cho nương chè khi vào mùa khô.
* Trồng xen cây phân xanh và cây bóng mát cho chè.
- Do điều kiện thực tế không có đủ phân hữu cơ bón cho chè
ngay năm đầu trồng mới. Cho nên phải trồng cây họ đậu và phân xanh có
nguồn hữu cơ bổ xung tại chỗ cho chè và cải tạo nâng độ phì cho đất.
Trồng các cây đậu, lạc trong 3 năm đầu chè còn nhỏ, vừa đảm bảo

lượng chất hữu cơ bổ sung cho đất vừa lấy ngắn nuôi dài tăng thu nhập cho
người làm chè.
Lượng giống đậu, lạc cần là : 30kg/ha. Gieo vào giữa các hàng chè 2 -
3 rạch lạc hoặc đậu đỗ.
Có thể thay đậu đỗ bằng10 kg/ha hạt cốt khí gieo vào giữa các
hàng chè Dùng cuốc rạch hàng sâu 10 cm sau đó gieo hạt và lấp đất
sâu 2 - 3 cm. Thời vụ gieo từ tháng 4 đến tháng 6 tuỳ vào thời tiết, cần tỉa
cốt khí cầy vùi lấp kịp thời không để ảnh hưởng đến nhu cầu ánh sáng của
cây chè con.
- Trồng cây che bóng: Dùng keo Cuba, muồng lá nhọn, hoa
hoè để làm cây che bóng cho nương chè.
Mật độ trồng: 200 cây/ha với khoảng cách 5 m x 10 m. Khi cây che
bóng lớn thì ta tiến hành cắt tỉa theo hướng dẫn kỹ thuật để đạt độ che bóng phù hợp
với cây chè.
2. Chăm sóc chè kiến thiết cơ bản ( sau trồng 3 năm ):
a) Trồng dặm:
Cần tổ chức trồng dặm chè ngay vào sau năm trồng để đảm bảo mật
độ cây và năng suất của nương chè.
b) Làm cỏ:
Đảm bảo trên nương chè luôn sạch cỏ, có chế độ chăm sóc ưu tiên với
những cây trồng dặm để cây phát triển bằng các cây khác.
- Nhổ sạch cỏ xung quanh gốc chè.
- Mỗi năm làm sạch cỏ toàn bộ diện tích 3 lần kết hợp xới xáo
( tháng 4-5; tháng 7-8 và tháng 10-11)
c) Bón phân:
Với chè KTCB bón phân 4lần/năm vào các tháng 4, 6, 8, 10.
- Liều lượng bón: Dùng NPK chuyên dụng có tỷ lệ 5:10:3 với liều
lượng 900kg/ha.
- Cách bón: Dùng cuốc bổ từng hốc dọc theo rãnh chè, cách gốc chè
20cm, sâu 10-12cm. Phân bón xuống hố rồi lấp đất ngay, để phủ kín phân.

d) Phòng trừ sâu bệnh hại:
Bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp là chính như : Sạch cỏ dại, tủ
rác, trồng cây che bóng, bón đủ và cân đối các loại phân, đốn hái hợp lý…
Khi cần phải dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại, phải làm
đúng hướng dẫn của từng loại thuốc.
e) Đốn và hái chè KTCB:
- Hái chè KTCB: Chỉ được phép hái những búp có độ cao trên 60cm,
nhằm để nuôi cây và tạo hình tạo tán.
- Đốn chè KTCB:
Thời vụ đốn chè: Trong tháng 1 dương lịch.
Dụng cụ đốn: Dùng dao hoặc kéo sắc đốn, không để dập thân cành,
tạo tán bằng hoặc nghiêng theo sườn đồi.
Cách đốn: Chè 2 tuổi đốn tạo hình, vết đốn cách mặt đất 25cm.
Chè 3 tuổi đốn tạo hình, vết đốn cách mặt đất 35cm.
Chè 4 tuổi đốn tạo hình, vết đốn cách mặt đất
45cm.
3. Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch chè kinh doanh:
Các biện pháp chăm sóc như đối với chè KTCB, nhưng có 1 số
khâu khác chè KTCB như sau:
a)Thu hái chè búp tươi:
+ Kỹ thuật hái chè:
- Vụ Xuân Hè( tháng 3-4) : chỉ hái búp chè 1 tôm + 2lá, để chừa lại
trên tán 2 lá và 1 lá cá.
- Vụ Hè Thu ( tháng 5-10 ): chỉ hái búp chè 1 tôm + 2 - 3lá, để chừa
lại trên tán 1 lá và 1 lá cá.
- Vụ Đông ( tháng 11-12): chỉ hái búp chè 1 tôm + 2-3lá, để chừa 1 lá
cá.
+ Bảo quản: Chè sau khi thu hái phải được bảo quản nơi râm
mát, không nén chặt để tránh dập nát, ôi ngốt. Đồng thời đưa về xưởng chế
biến ngay không để quá 4 tiếng, làm chè giảm chất lượng.

b) Bón phân:
+ Đối với phân hữu cơ được bón bổ xung định kỳ 1 năm 1 lần.
- Liều lượng: 5 tấn phân hữu cơ trở lên cho 1ha
- Thời gian bón: từ tháng 11 đến tháng 1năm sau.
- Cách bón: Cày 2 đường trùng, vét sạch sâu >
20cm rải đều phân xuống rãnh rồi cày lấp kín phân.
+ Đối với phân vô cơ: Bón NPK chuyên dụng với liều lượng
1300kg/ha.
c) Phòng trừ sâu bệnh:
Khi kinh doanh chè sâu bệnh hại chè làm tổn thất về kinh tế rất lớn, có
khi mất đến 50% sản lượng. Do vậy phải đặc biệt chú trọng phòng trừ sâu
bệnh cho chè. Dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp là chính ( như chè KTCB
). Ở Việt Nam có hơn 45 loại sâu bệnh hại chè, nhưng đặc biệt chú ý phòng
trừ Rầy xanh, Bọ xít muỗi, bệnh phồng lá, bệnh thối búp sau khi hái xong
một lứa thì phun thuốc phòng trừ là tốt nhất.
Khi sử dụng thuốc hoá học phải thực hiện đúng thời gian cách
ly an toàn.
d) Đốn chè với chè kinh doanh:
Hàng năm đốn phớt 1 lần. Thời gian và dụng cụ đốn như đối với chè
KTCB.
Cách đốn: Đốn phớt hàng năm, vết đốn năm sau cách vết đốn năm trước
4cm.

×