Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ thuật trồng đậu tương giống VX – 93 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.97 KB, 6 trang )


Kỹ thuật trồng đậu tương
giống VX – 93





a) Nguồn gốc và đặc điểm:
- Nguồn gốc: Giống đậu tương VX-93 do Trung tâm nghiên cứu và
thực nghiệm Đậu Đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. chọn lọc từ
mẫu giống K - 7002. Năm 1989 giống VX - 93 được Hội đồng khoa học (Bộ
Nông nghiệp và PTNT) công nhận là giống quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Cao cây: 50 - 60 cm
+ Thời gian sinh trưởng: 90 - 95 ngày.
+ Năng suất: 15 - 25 tạ/ha. Khối lượng 1000 hạt từ 145 - 155g, hạt có
màu vàng sáng thích hợp thị hiếu người tiêu dùng.
- Địa bàn áp dụng:
+ Đồng bằng sông Hồng: Vụ Đông trên đất sau thu hoạch lúa mùa, đất
bãi ven sông; Vụ Xuân trên đất chuyên màu.
+ Miền Núi phía Bắc: Vụ Xuân muộn và Hè Thu trên chân đất chuyên
màu.
b) Kỹ thuật gieo trồng:
- Chọn đất và làm đất: Nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới,
tiêu nước.
Đối với đất chuyên màu nên cày sâu, bừa kỹ và nhặt cỏ dại trước khi
lên luống, rạch hàng.
Trên chân đất sau lúa mùa còn ướt nên áp dụng kỹ thuật làm đất tối
thiểu (cày tạo luống rộng 1,5 - 2,0m, rãnh thoát nước 35 - 40 cm, san phẳng
mặt luống, dùng thanh sắt vụt tạo hàng, hàng cách hàng 35 - 40 cm).


- Phân bón cho 1 ha: 30N: 60P
2
0
5
: 60K
2
0 + 8 - 10 tấn phân chuồng
hoai mục.
+ Lượng phân bón cho 11 sào (360m
2
):
* Phân chuồng mục: 300 - 360kg
* Đạm Urê: 2 - 3 kg.
* Supe lân 10 kg.
* Kali Clorua: 4 - 5 kg.
- Cách bón:
+ Đối với nền đất màu có độ ẩm vừa phải: Bón lót toàn bộ lân, phân
chuồng, ½ đạm, kali. Số còn lại bón thúc vào giai đoạn cây có 4 - 5 lá thật.
Trước khi gieo hạt, cần phủ đất lên phân lót tránh để hạt tiếp xúc trực
tiếp với phân.
+ Đối với nền đất ướt:
* Bón lót: Nên trộn phân lân và phân chuồng mục để phủ lên hạt sau
khi gieo.
* Bón thúc: Bón đạm và kali vào 2 lần.
Lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật.
Lần 2: Khi cây có 4 - 5 lá thật.
- Thời kỳ gieo: Vụ Xuân: 15/2 - 8/3
Vụ Hè miền Núi: 15/5 - 30/6
Vụ Đông: 20/9 - 5/10.
- Mật độ và khoảng cách gieo:

+ Vụ Xuân: 30 - 35 cây/m
2
(hàng cáh hàng 40 cm, gieo 2 hạt/hốc, hốc
cách hốc 10 - 12 cm).
+ Vụ Hè: 25 - 30 cây/m
2
(hàng cách hàng 40 cm, gieo 2 hạt/hốc, hốc
cách hốc 13 - 15 cm).
+ Vụ Đông: 40 - 45 cây/m
2
(hàng cách hàng 40 cm, gieo 2 hạt/hốc,
hốc cách hốc 8 - 10 cm).
c) Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
- Chăm sóc:
+ Lần 1: Lúc cây có 2 lá thật xới xáo, vun nhẹ vào gốc.
+ Lần 2: Khi cây có 4 - 5 lá thật, vun cao.
Các lần chăm sóc kết hợp với bón phân và sau 3 - 4 ngày nên phun
thuốc phòng sâu cuốn lá. Đảm bảo độ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển cây.
- Phòng trừ sâu: Chú ý phòng trừ dòi đục lá, dòi đục quả, sâu cuốn lá,
sâu khoang, rệp, sâu đục quả bằng thuốc Ofatox, Sumicidin; Regent với
nồng độ 0,01% - 0,03% (1 bình 10 lít nước pha với 10ml - 30ml thuốc sâu).
Nên phun thuốc định kỳ khi cây 2 lá đơn, 4 - 5 lá thật, trước khi ra hoa, khi
làm quả.
- Phòng trừ bệnh: Dùng Daconil để phòng trừ bệnh gỉ sắt. Phun
Validacin khi cây non để phòng bệnh lở cổ rễ. Phun thuốc tiến hành lúc
chiều mát hoặc sáng sớm, không nên phun vào lúc trời nắng gắt gây xoăn
hoặc cháy lá.
d) Thu hoạch:
Thu hoạch khi 2/3 quả già chuyển sáng màu vàng. Chọn thời tiết nắng

ráo để thu hoạch, phơi, đập lấy hạt. Không được phơi hạt giống trực tiếp trên
nền sân gạch hoặc sân xi măng. Phơi hạt khô (độ ẩm 12%) để nguội mới cho
vào bao 2 lớp (nilon và dứa) hặc chum vại để bảo quản.

×