Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU TƯƠNG XUÂN TRÊN ĐẤT DỐC Ở TỈNH BẮC CẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.02 KB, 14 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



TRẦN VĂN ĐIỀN




NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG ĐẬU TƯƠNG XUÂN TRÊN ĐẤT DỐC
Ở TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP







Thái Nguyên, 2010




24
3. Thời vụ gieo đậu tương xuân trên đất dốc ở Tỉnh Bắc Kạn thích
hợp nhất là từ giữa đến cuối tháng 3 dương lịch, gieo ở thời vụ
này giống ĐT22 cho năng suất từ 21,61-23,67 tạ/ha, gieo sớm
hay muộn hơn thời vụ trên đều làm giảm năng suất.
4. Mật độ gieo trồng giống đậu tương ĐT22 thích hợp nhất trong vụ
xuân trên đất dốc là 30-40 cây/m
2
, với mật độ gieo trồng này giống
đậu tương ĐT22 cho năng suất cao nhất từ 23,25 – 25,50 tạ/ha.
5. Trong điều kiện vụ xuân trên đất dốc giống đậu tương ĐT22 cho
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi áp dụng tổ hợp phân
bón có tỷ lệ 30 N + 90 P
2
0
5
+ 45 K
2
O trên nền bón vôi 300 kg/ha.
Khi áp dụng tổ hợp phân bón này, năng suất hạt đạt được 25,77
tạ/ha và thu được lãi thuần là 11,45 triệu đồng/ha.
6. Tất cả các công thức trồng ngô xen vào đậu tương đều mang lại
hiệu quả kinh tế (lãi thuần) cao hơn đậu tương trồng thuần. Lãi
thuần của phương thức trồng xen ngô với mật độ 15.000 cây
ngô/ha (3 cây ngô/2 m
2
) cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt được
15,13 triệu đồng/ha.

7. Các biện pháp che phủ bằng cỏ và rơm rạ khô, phân xanh hoặc nilon
kết hợp với các băng chắn xói mòn là những băng cỏ tự nhiên không
những giảm lượng đất bị xói mòn từ 35-66%, còn có tác dụng làm
tăng năng suất đậu tương lên từ 7-14% và tăng hiệu quả kinh tế từ
15-17% so với công thức không thiết lập b
ăng cỏ hạn chế xói mòn
và không che phủ giữ ẩm.
8. Các biện pháp kỹ thuật cải tiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu
đã được người dân ở Bắc Kạn triển khai trên 35 ha mô hình thâm
canh đậu tương xuân trên đất dốc cho năng suất bình quân đạt 19,57
tạ/ha, vượt năng suất đậu tương ngoài mô hình tới 48,4%.
ĐỀ NGHỊ
1. Triển khai tiếp các nghiên cứu về quản lý sâu b
ệnh hại tổng hợp
(IPM) trên cây đậu tương xuân để giảm chi phí thuốc bảo vệ thực
vật và đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm hạt đậu tương.
2.
Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đưa giống đậu tương
ĐT22 vào cơ cấu cây trồng vụ xuân cho chân đất ruộng 1 vụ lúa
không chủ động nước tại tỉnh Bắc Kạn.


1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Tỉnh Bắc Kạn có 37,7 nghìn ha đất
cho sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất dốc dành cho các
cây màu chiếm 12,5 nghìn ha (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2007).
Đậu tương là một cây trồng quan trọng đứng thứ 3 sau cây lúa và cây
ngô, nhưng hiện nay người dân ở tỉnh Bắc Kạn chủ yếu vẫn chỉ trồng
một vụ đậu tương hè. Khoảng 65% qu

ỹ đất dốc (8,0 nghìn ha) của tỉnh
đã được khai thác trong vụ xuân trồng các cây màu như ngô, sắn, khoai
và đậu tương v.v... tuy nhiên một diện tích đất dốc khá lớn khoảng 4,5
nghìn ha vẫn chưa được khai thác sử dụng (Ma Đình Quáng, 2005).
Mặc dù tỉnh Bắc Kạn đã có chủ trương và nhiều giải pháp hỗ trợ
người dân phát triển cây đậu tương trong vụ xuân, nhưng diện tích
gieo trồng đậu tương trong vụ xuân trên đất d
ốc hàng năm vẫn rất ít,
chỉ chiếm từ 2-3% (100-120 ha/năm) quỹ đất dốc hiện có chưa sử
dụng (Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn, 2007). Có nhiều nguyên nhân
hạn chế phát triển đậu tương vụ xuân trên đất dốc ở Bắc Kạn, nhưng
thiếu một bộ giống đậu tương và một quy trình kỹ thuật thích hợp
cho vụ xuân trên đất dốc được xác định là nguyên nhân chính cản tr

sản xuất đậu tương của tỉnh. Với lý do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương
xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn”.
Ý nghĩa khoa học: Đề tài là một công trình nghiên cứu điều
tra đánh giá thực trạng sản xuất đậu tương xuân, đánh giá khả năng
sinh trưởng phát triển và cho năng suất của mộ
t số giống đậu tương
và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất
đậu tương gieo trồng trong vụ xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn.
Các kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất đậu tương xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn
cũng như các tỉnh khác thuộc vùng miền núi phía Bắc có đi
ều kiện
sinh thái tương tự. Mặt khác kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là
những cơ sở và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây đậu tương
ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho hệ thống
khuyến nông các cấp và nông dân của tỉnh Bắc Kạn lựa chọn được
những giống đậu tương tốt và biện pháp k
ỹ thuật thâm canh phù hợp
với điều kiện canh tác đất dốc trong vụ xuân ở tỉnh. Kết quả nghiên

2
cứu của đề tài giúp cho tỉnh phát triển thêm một vụ đậu tương xuân
trên những diện tích đất dốc thường bỏ hoá trong vụ xuân, tăng hệ số
sử dụng đất dốc, duy trì và cải thiện độ phì của đất, giảm bớt dư thừa
lao động nông thôn trong vụ xuân, góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội xoá đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.
Mục đích: Nghiên cứu một số biệ
n pháp kỹ thuật chính nhằm
tăng năng suất cây đậu tương gieo trồng trong vụ xuân trên đất dốc,
góp phần hoàn thiện qui trình thâm canh và phát triển sản xuất đậu
tương xuân ở tỉnh Bắc Kạn.
Yêu cầu: (i) Đánh giá được thực trạng bao gồm cả các yếu tố
thuận lợi và khó khăn trong sản xuất đậu tương xuân trên đất dốc tại
tỉnh Bắc Kạn; (ii) Xác đị
nh được giống đậu tương phù hợp với điều
kiện sinh thái của tỉnh; (iii) Xác định được một số biện pháp kỹ thuật
chủ yếu trong thâm canh tăng năng suất đậu tương xuân trên đất dốc;
(iv) Xây dựng được mô hình trình diễn, bước đầu đề xuất qui trình kỹ
thuật thâm canh đậu tương xuân trên đất dốc cho tỉnh Bắc Kạn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
chính là các giống đậu tương mới được chọn tạo ra từ các cơ quan
nghiên cứu trong nước, có tiềm năng cho năng suất cao trong vụ xuân và
có một số đặc điểm sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện canh tác

trên đất dốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Các giống đậu tương được
đưa vào các thí nghiệm nghiên cứu bao gồm: DT84, DT96, ĐVN5,
ĐT22, VX93 và Vàng Cao Bằng. Đị
a bàn nghiên cứu và ứng dụng
chính của đề tài là diện tích đất dốc dùng cho canh tác nông nghiệp ở
tỉnh Bắc Kạn. Các nghiên cứu về điều tra tình hình sản xuất đậu tương,
xác định giống đậu tương phù hợp và biện pháp kỹ thuật thâm canh đậu
tương trên đất dốc được triển khai ở một số huyện đại diện có trồng
nhiều đậu tương của tỉnh như
Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông, Na Rì. Các
thí nghiệm được bố trí trên đất vàng đỏ có độ dốc <15
o
chủ yếu dùng để
trồng cây màu trong vụ hè và bỏ hoá trong vụ xuân.
Những đóng góp mới của luận án: Đề tài đã đánh giá được
Bắc Kạn là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển đậu tương xuân
trên đất dốc, nhưng sản xuất đậu tương xuân của tỉnh lại chưa phát
triển. Có tới 95,8% số hộ dân có đất dốc có thể trồng được đậ
u tương
xuân, nhưng mới chỉ 18,3% số hộ trồng đậu tương xuân với năng
suất thấp (9,9 tạ/ha). Những khó khăn chính cản trở phát triển sản
xuất đậu tương xuân trên đất dốc được xác định là thiếu giống thích

23
(49,5%). Kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất
đậu tương xuân đã đưa năng suất của 35 ha đậu tương xuân lên 19,57
tạ/ha vượt năng suất đậu tương ngoài mô hình là 5,81tạ/ha (48,4%).
Bảng 3.49. Diện tích và năng suất một số mô hình trồng đậu
tương xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn trong năm 2007 và 2008
Mô hình áp dụng KT

cải tiến
Năm và địa điểm
Diện tích
(ha)
NSTB
(tạ/ha)
Số hộ
(hộ)
NSTB
ngoài mô
hình
(tạ/ha)
Năm 2007
Khang Ninh - Huyện Ba Bể 4,5 18,27 17 14,93
Địa Linh - Huyện Ba Bể 2,6 22,15 4 15,73
Bình Văn - Huyện Chợ Mới 7,2 17,84 32 12,34
Tổng và trung bình năm 14,3 19,42 53 14,33
Năm 2008
Nông Hạ - Huyện Chợ Mới 8,9 19,56 178 13,12
Nông Thịnh - Huyện Chợ Mới 5,2 18,47 105 12,63
Lạng San - Huyện Na Rì 3,1 19,35 16 13,28
Văn Minh - Huyện Na Rì 3,7 21,49 21 13,74
Tổng và trung bình năm 20,9 19,72 320 13,19
Tổng và trung bình 2 năm 35,2 19,57 373 13,76
KT: Kỹ thuật; NSTB: Năng suất trung bình


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Có tới 95,8% số hộ dân có đất dốc có thể trồng được đậu tương

xuân, nhưng mới chỉ 18,3% số hộ trồng đậu tương xuân với năng
suất thấp (9,9 tạ/ha). Có nhiều nguyên nhân hạn chế sản xuất cây
đậu tương xuân trên đất dốc như khô hạn, rét, phá hoại của trâu
bò thả rông, tuy nhiên thiếu bộ giống thích hợ
p và quy trình kỹ
thuật hướng dẫn trồng đậu tương vụ xuân trên đất dốc được coi là
nguyên nhân hay khó khăn chính.
2. Giống đậu tương ĐT22 có thời gian sinh trưởng biến động từ 94-
96 ngày, cho năng suất cao và ổn định từ 18,72-22,29 tạ/ha, đặc
biệt hạt có khả năng duy trì tỷ lệ nảy mầm tốt sau 1 năm bảo
quản, được xác định là giống đậu tương phù hợp v
ới điều kiện
gieo trồng trong vụ xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn.

22
3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào xây dựng mô hình thâm
canh đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn
3.4.1. Đề xuất quy trình kỹ thuật thâm canh đậu tương xuân trên đất dốc
tại tỉnh Bắc Kạn
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của đề tài (về giống, thời
vụ, mật độ, phân bón, kỹ thuật canh tác đất dốc) kết hợp với nhữ
ng
kỹ thuật canh tác đậu tương truyền thống của người dân ở tỉnh Bắc
Kạn đang áp dụng, một quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất
đậu tương xuân trên đất dốc đã được đề xuất. Các biện pháp kỹ thuật
cải tiến chính áp dụng trong thâm canh đậu tương đó là:
- Sử dụng giống đậu tương ĐT22;
- Thời vụ gieo: từ
giữa đến cuối tháng 3 hàng năm (15-30/3);
- Mật độ gieo: 30-40 cây/m

2
;
- Phân bón: bón với liều lượng 30 N + 90 P
2
O
5
+ 45 K
2
O + 300
kg vôi bột;
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 4 lần như
quy trình phòng trừ sâu bệnh của Trung tâm khuyến nông tỉnh
Bắc Kạn (2002);
- Biện pháp giữ ẩm và hạn chế xói mòn: Trên nương đậu tương
để băng cỏ tự nhiên rộng 0,5 m; đất trồng được che phủ bằng
cây phân xanh sẵn có tại địa phương với lượng 3 kg/m
2
;
- Với đậu tương trồng xen: Trồng xen ngô với mật độ 15000
cây/ha (3 cây ngô/2 m
2
);
- Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng như Quy trình trồng đậu
tương của Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Kạn (2002).
Qui trình kỹ thuật đề xuất này đã được tập huấn cho người dân để
thực hiện xây dựng các mô hình trình diễn tại địa bàn sản xuất của tỉnh.
3.4.2. Kết quả xây dựng một số mô hình thâm canh đậu tương
xuân trên đất dốc tại Bắc Kạn trong 2 năm 2007 và 2008
Kết quả triển khai một số mô hình trồng đậu tương tại một số
xã của tỉnh Bắc Kạn cho thấy giống đậu tương ĐT22 cho năng suất

khá cao và ổn định (Bảng 3.49). Năm 2007 với diện tích trồng 14,3
ha năng suất bình quân là 19,42 tạ/ha vượt năng suất đậu tương ngoài
mô hình là 5,09 tạ/ha (35,5%). Năm 2007 có 53 hộ tham gia ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sả
n xuất đậu tương. Năm 2008 với
20,9 ha mô hình đậu tương kỹ thuật mới đã cho năng suất trung bình
là 19,57 tạ/ha vượt năng suất đậu tương ngoài mô hình 6,53 tạ/ha

3
hợp với vụ xuân, thiếu hướng dẫn về quy trình kỹ thuật, khô hạn và
rét ở đầu vụ, mưa nhiều ở cuối vụ và phá hại của trâu bò thả rông.
Đề tài đã xác định được giống đậu tương mới ĐT22 là giống
cho năng suất cao và ổn định, chống chịu khá với sâu bệnh, đặc biệt
là hạt có khả năng duy trì tỷ lệ nảy mầm cao trong
điều kiện bảo quản
thông thường ở gia đình nông dân, nên phù hợp với điều kiện sản
xuất đậu tương xuân trên đất dốc ở Bắc Kạn.
Đề tài đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật chính trong
thâm canh tăng năng suất đậu tương xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn
đảm bảo hiệu quả kinh tế cao đó là: gieo ở th
ời vụ từ giữa đến cuối
tháng 3 dương dịch; gieo với mật độ: 30-40 cây/m
2
; bón phân với liều
lượng 30 N + 90 P
2
O
5
+ 45 K
2

O + 300 kg vôi; trồng xen ngô với đậu
tương với mật độ 15000 cây ngô/ha (3 cây ngô/2 m
2
); và áp dụng
phương pháp che phủ bằng cây phân xanh để giữ ẩm đất kết hợp với
băng cỏ tự nhiên để hạn chế xói mòn.
Khối lượng và cấu trúc luận án: Luận án gồm 195 trang, 49
bảng biểu, 2 biểu đồ, 8 ảnh minh họa, 180 tài liệu tham khảo. Cấu
trúc luận án gồm 8 phần: mở đầu, tổng quan tài liệu nghiên cứu trong
và ngoài nước, vật liệu nội dung và phương pháp nghiên cứu, kế
t quả
và thảo luận, kết luận và đề nghị, một số bài báo đã công bố liên quan
đến nội dung luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở khoa học của việc tăng năng suất cây đậu tương
Cơ sở sinh lý của việc tăng năng suất cây trồng đã được xây
dựng bởi Charles-Edwards (1982) và nhiều nhà nghiên cứu khác thể
hiện qua công thức: năng suất kinh tế là hàm số tích của tổng sinh
khối tích lũy và hệ số thu hoạch (HI).
Năng suất kinh tế (NS) = Tổng sinh khối x HI
Các nhà ch
ọn giống và nông học thường định hướng chọn
giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để để đạt được năng
suất kinh tế cao theo một số cơ chế sau:
1.1.1. Tăng khả năng tiếp nhận năng lượng để tăng tổng sinh khối
Trong điều kiện canh tác bình thường, tỷ lệ sinh trưởng của cây
đậu tương là hàm tuyến tính của năng lượ
ng ánh sáng hấp thụ được

(Muchow and Charles-Edwards, 1982). Vì thế để tăng được tổng sinh

4
khối cần tăng khả năng tiếp thu năng lượng ánh sáng mặt trời của bộ
lá (Charles-Edwards, 1982). Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất
mà không được bộ lá của cây hấp thu sẽ lãng phí và ít có tác dụng, vì
vậy bộ lá của cây khép tán càng sớm hay ruộng đậu tương càng khép
tán sớm năng lượng tiếp thu được sẽ càng sớm và càng nhiều và sẽ có
tiềm năng sinh lý cho năng suất cao.
1.1.2. Tối ưu ch
ỉ số diện tích lá (LAI) trong từng thời kỳ sinh trưởng
Liu và các cs (2008) cho rằng trong một điều kiện môi trường cụ
thể năng suất đậu tương sẽ đạt đến mức tối đa nếu LAI tăng đến mức tối
thích trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương. Tác
giả đã kết luận rằng trong điều kiện ở Châu Á ngưỡng LAI tố
i ưu cho
năng suất hạt cao nhất biến động từ 5,0-6,0 m
2
lá/m
2
đất ở thời kỳ hình
thành và phát triển của hạt. Ngoài LAI, tuổi thọ của bộ lá cũng đóng vai
trò vô cùng trọng đến năng suất. Việc duy trì LAI trên mức 4 m
2
lá/m
2

đất sau giai đoạn hình thành hạt khoảng 30 ngày sẽ đảm bảo cho cây đậu
tương đạt được năng suất cao (Liu và các cs, 2008).
1.1.3. Tăng cường sự phân chia vật chất khô tích lũy về hạt

Hệ số thu hoạch (Harvest Index - HI) phụ thuộc vào mối quan hệ
tương đối giữa thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh
thực. Nhìn chung, HI sẽ tăng lên khi thời gian sinh trưởng sinh thực
chiếm tỷ lệ l
ớn hơn trong toàn bộ thời gian sinh trưởng. Chế độ ánh
sáng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tập tính sinh trưởng của các giống.
Ở đậu tương, điều kiện ánh sáng ngày dài sẽ làm giảm quá trình vận
chuyển vật chất khô và đạm tích lũy về hạt (Cure và các cs, 1982), làm
tăng khả năng sinh trưởng sinh dưỡng (Guiamet và Nakayama, 1984).
1.1.4. Tối ưu hóa những tính trạng có tương quan thuận với năng suất hạt
Mehetre và các cs (1998) chỉ ra rằng để chọn giống đậu tương có
năng suất cao và ổn định cho một vùng nên sử dụng các tính trạng có hệ
số di truyền cao và tương quan thuận với năng suất. Ở Việt Nam, một số
nghiên cứu về tương quan giữa các tính trạng và năng suất hạt đậu tương
đã kết luận năng suất hạt có mối tương quan thuận chắc chắn vớ
i thời gian
sinh trưởng, số quả chắc/cây, số đốt mang quả, số đốt/thân chính, chiều
cao cây, số cành cấp 1 và số hạt/quả (Nguyễn Tấn Hinh, 1992), Vũ Đình
Chính, 1995, Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Tấn Hinh, 2003).
1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương
1.2.1. Sử dụng giống đậu tương năng suất cao
Liu và các cs (2008) cho rằng chọn được giống
đậu tương có
năng suất cao và ổn định phù hợp với một vùng sinh thái là bước

21
tương cho năng suất cao hơn. Sự tương tác giữa biện pháp che phủ và băng cỏ
hạn chế xói mòn cũng không có ý nghĩa đối với chỉ tiêu NSTT.
Bảng 3.46. Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm và hạn chế xói
mòn đến năng suất thực thu của giống đậu tương ĐT22

Đơn vị: tạ/ha
Công thức Không băng Băng cỏ Trung bình
Không che phủ 23,94 25,78
24,86
Che phủ bằng cỏ và rơm rạ khô 25,76 27,71
26,73
Che phủ bằng phân xanh 26,10 28,88
27,49
Che phủ bằng nilon 27,71 29,27
28,49
Trung bình 25,88 27,91 26,89
CV(%) 7,9
LSD(0,05) che phủ 1,17
LSD(0,05) băng 1,64
LSD(0,05) che phủ x băng -
3.3.5.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp giữ ẩm và hạn chế xói mòn
Nhìn chung các công thức áp dụng biện pháp băng chắn xói
mòn và che phủ giữ ẩm có hiệu quả kinh tế cao hơn các công thức
không có băng chắn hoặc có băng chắn xói mòn nhưng không áp
dụng các biện pháp che phủ (Bảng 3.47).
Bảng 3.47. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp giữ ẩm và hạn chế
xói mòn trong gieo trồng đậu tương xuân trên đất dốc t
ại Bắc Kạn
Công thức
Tổng chi
(triệu
đồng/ha)
Tổng thu
(triệu
đồng/ha)

Thu - Chi
(triệu
đồng/ha)
CT1 (không băng + không che) 9,16 21,55 12,38
CT2 (không băng + cỏ và rơm) 10,66 23,18 12,52
CT3 (không băng + phân xanh) 11,06 23,49 12,43
CT4 (không băng + nilon) 11,76 24,94 13,17
CT5 (có băng + không che) 9,16 23,20 14,04
CT6 (có băng + cỏ và rơm) 10,66 24,94 14,27
CT7 (có băng + phân xanh) 11,06 25,99 14,93
CT8 (có băng + nilon) 11,76 26,34 14,58
Trong các công thức không thiết kế băng chắn xói mòn, công
thức che phủ bằng nilon cho hiệu quả kinh tế cao nhất có lãi thuần
đạt 13,17 triệu đồng/ha. Còn trong các công thức có thiết kế băng
chắn xói mòn thì công thức che phủ bằng cây phân xanh có hiệu quả
kinh tế cao nhất có lãi thuần đạt tới 14,93 triệu đồng/ha.

×