Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BỆNH TUYẾN VÚ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.37 KB, 8 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
BỆNH TUYẾN VÚ
Đại Cương
Bệnh của vú là những bệnh phát sinh ở bầu vú thường gặp trong ngoại
khoa Đông y; người xưa và trong dân gian có nhiều kinh nghiệm trong điều
trì, chúng ta cần tham khảo.
Sự Quan Hệ Giữa Kinh Lạc Và Tuyến Vú
Tuyến vú ở vào vị trí khoảng trước xương sườn ngực 3 và 6.
Theo Y học cổ truyền thì vú là nơi hội tụ của các kinh lạc như kinh
dương minh vị, kinh Thái âm Tỳ, kinh Quyết âm Can, kinh Thiếu âm Thận
đều từ chân lên ngực có nhánh vào vú, 2 mạch Xung Nhâm cũng từ bào
cung đi qua bụng, rốn lên ngực và có
phân nhánh vào tuyến vú. Người xưa cũng cho là nam giới, đầu vú
thuộc can, bầu vú thuộc thận, nữ giới thì đầu vú thuộc Can còn bầu vú thuộc
Vị, và như vậy là vú có quan hệ mật thiết với các kinh Can, Vị, Thận và 2
mạch Xung, Nhâm.
Sự Quan Hệ Giữa Tạng Phủ Và Tuyến Vú
Kinh lạc là bắt nguồn từ tạng phủ và đi ra bề mặt cơ thể, cho nên các
tạng phủ có kinh lạc thông với vú tất nhiên là có quan hệ với tuyến vú. Thận
là vốn của tiên thiên và Tỳ là nguồn của hậu thiên, cho nên sự phát triển của
tuyến vú là không thể tách rời 2 tạng Tỳ Thận. Sữa do tinh chất của thức ăn
tạo thành, Tỳ Vị có khỏe sữa mới có nhiều. Can chủ sơ tiết. Và chi phối tiết
sữa, Can khí mà không thư thái thì việc tiết sữa cũng bị hạn chế.
Nguyên Nhân Và Cơ Chế Sinh Bệnh Tuyến Vú Theo Y Học Cổ
Truyền
Sự quan hệ giữa tạng phủ, kinh lạc và tuyến vú rất mật thiết cho nên
các yếu tố làm tắc nghẽn kinh lạc, gây rối loạn chức năng tạng phủ đều có
thể gây bệnh tuyến vú. Những nguyên nhân thường gặp có:
+ Can Thấp Nhiệt: do Can khí không thông đạt, ăn nhiều chất béo mỡ
gây tích nhiệt ở Tỳ Vị, kinh lạc không thông, khí trệ huyết ứ lâu ngày hóa
nhiệt gây bầu vú sưng nóng đỏ đau, làm mủ thường kèm theo sốt, sợ lạnh,


miệng khát muốn uống, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu trắng
hoặc vàng, mạch Huyền Sác. Trường hợp nhũ ung, nhũ phát thường gặp thể
bệnh này.
+ Can Khí Uất Kết: người thường tức giận lo lắng, Can khí không
được thư thái sinh khí trệ huyết ứ, Can uất làm ảnh hưởng đến sự vận hóa
của Tỳ, Tỳ rối loạn thì đờm trọc nội sinh, khí trệ đờm ứ liên kết với nhau
thành khối u, mặt thường nhẵn, cứng di động hoặc không, kèm theo bứt rứt,
dễ bực bội, kinh nguyệt không đều, chất lưới đỏ, rêu trắng mỏng, mạch
Huyền Hoạt. Thường gặp trong các chứng nhũ tích, nhũ nham.
+ Can Thận Bất Túc: có thể do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên mất
cân bằng, sinh đẻ quá nhiều gây nên Can Thận hư tổn, hai mạch Xung Nhâm
mất điều hòa, tinh huyết thiếu, thủy không dưỡng được mộc khiến cho Can
hỏa vượng lên nung nấu tân dịch thành đờm, đờøm kết thành hạch, thường
phát triển có liên quan đến kinh nguyệt và thai nghén. Triệu chứng: đau tức
tăng trước lúc có kinh, kèm theo chóng mặt ù tai, lưng đau gối mỏi, kinh
nguyệt không đều, lưới đỏ rêu trắng mỏng, mạch Huyền Tế Sác. Thường gặp
trong trường hợp nhũ tích, nhũ lịch.
+ Âm Hư Đờm Ngưng: do Phế Thận âm hư sinh hỏa vượng, đốt tân
dịch thành đờm, đờm kết tụ ở vú sinh khối u. Thường sắc da không thay đổi,
hơi đau, phát triển thành mủ chậm, nước mủ loãng trong, thường kèm theo
sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, người gầy ăn ít, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch
Tế Sác. Thường gặp trong chứng Nhũ lao có liên quan với chứng Phế âm hư.
+ Độc Tà Ngoại Nhập: do chính khí suy, hoặc do xây xát ngoài da, do
đầu vú lõm dễ nhiễm ngoại tà sinh bệnh, hoặc do trẻ bú trong miệng có độc
nhiễm phải gây nên chứng Nhũ ung, Nhũ phát.
Những Điều Cần Chú Ý Lúc Khám Vú
Khám vú là khâu quan trọng để phát hiện bệnh của vú mà phương
pháp chủ yếu là nhìn và sờ nắn.
1. Cách nhìn: Để bệnh nhân ngồi hoặc đứng ngay ngắn, cởi áo bộc lộ
vú đầy đủ. Lúc nhìn chú ý vị trí của bầu vú to nhỏ những điểm khác thường,

đầu vú lõm lồi, mầu da của vú, dùng tay nâng bầu vú lên hoặc bảo bệnh
nhân đưa cao cánh tay lên đầu để khám. Có thể so sánh vú cả hai bên để phát
hiện sự khác thường.
2. Cách sờ nắn: bệnh nhân có thể ở tư thế ngồi, nằm hoặc kết hợp cả
hai. Khám bên lành trước, bên bệnh sau để dễ phát hiện bệnh lý. Tốt nhất là
dùng phần bụng của 4 ngón tay khép lại áp sát vào da của vú, ấn với độ nặng
nhẹ khác nhau để phát hiện độ cứng mềm, tính chất khác nhau của khối u.
Khám lần lượt bầu vú đến quầng vú và núm vú và chú ý xem có nước chảy ở
đầu vú không.
Những điều cần chú ý lúc sờ nắn vú:
a- Khám bầu vú tốt nhất là sau khi thấy kinh 7-10 ngày là lúc mà trạng
thái sinh lý của tuyến vú tương đối ổn định, có hòn cục dễ phát hiện.
b- Phát hiện khối u ở bầu vú cần hiểu rõ vị trí, to nhỏ, hình thái, độ
cứng, độ đau, độ di động, bề mặt của khối u.
c - Cần kiểm tra tình hình hạch lym phô ở hố nách, hố thượng đòn và
hố hạ đòn.
d - Cần kết hợp với độ tuổi, tiền sử bệnh và các mặt khám xét khác để
xác định chẩn đoán.
Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Tuyến Vú
Phương Pháp Điều Trị Nội Khoa
+ Giải Biểu Tiêu Độc: dùng cho chứng nhũ ung giai đoạn mới phát,
có triệu chứng sốt, sợ lạnh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Sác. Bài
thuốc thường dùng: Qua Lâu Ngưu Bàng Thang (Qua lâu, Ngưu bàng tử,
Thiên hoa phấn, Hoàng cầm, Trần bì, Chi tử, Tạo giác thích, Kim ngân hoa,
Thanh bì, Sài hồ, Cam thảo, Liên kiều), Ngân Kiều Tán (Kim ngân hoa, Liên
kiều, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Bạc hà, Trúc diệp, Kinh giới, Đạm đậu xị,
Sinh cam thảo, Lô căn tươi).
+ Thanh Nhiệt Giải Độc: dùng cho chứng nhũ ung, nhũ phát dạng
nhiệt độc thịnh, giai đoạn làm mủ. Có triệu chứng nóng sốt, khát nước, táo
bón, nước tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang, Nội Sơ Hoàng Liên Thang (Binh
lang, Mộc hương, Chi tửû, Liên kiều, Bạc hà, Hoàng cầm, Hoàng liên, Cam
thảo, Cát cánh, Đại hoàng, Đương quy, Bạch thược).
+ Thác Lý Thấu Nùng: dùng cho bệnh nhân cơ thể suy nhược, khí
huyết hư,, làm mủ khó vỡ hoặc vỡ mủ ra nước trong loãng, miệng nhọt bằng,
sưng, khó liền miệng, môi lưỡi đỏ nhợt, mạch Trầm Tế vô lực. Dùng bài
Thác Lý Thấu Nùng Thang (Nhân sâm, Bạch truật, Sơn giáp, Bạch chỉ,
Thăng ma, Đương quy, Cam thảo, Hoàng kỳ, Tạo giác thích, Thanh bì),
hoặc bài Thác Lý Tiêu Độc Tán.
+ Giải Uất Hóa Đờm: dùng cho chứng bệnh tinh thần không thư thái,
can khí uất khiến chức năng tỳ rối loạn, đờm khí kết tụ sinh bệnh nhũ trung
kết hạch như Nhũ tích, Nhũ lịch, Nhũ nham , dùng các bài Tiêu Dao Tán
hợp Tiểu Kim Đơn.
+ Bổ Ích Phù Chính: dùng cho chứng Nhũ nham, Nhũ lao sau khi loét,
sắc mặt kém tươi nhuận, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, môi lưỡi nhợt, mạch Tế
vô lực hoặc sốt chiều ra mồ hôi, váng đầu, ù tai, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác;
Hoặc người mát, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng,
mạch Trầm Trì; Hoặc Nhũ ung, Nhũ phát, Nhũ lao đã vỡ, khí huyết đều hư;
thường dùng bài Dưỡng Vinh Thang, Quy Tỳ Thang. Trường hợp Can Thận
bất túc, chọn dùng các bài Tả Qui Hoàn, Hữu Qui Hoàn, Lục Vị Địa Hoàng
Hoàn, Nhị Tiên Thang (Tiên mao, Tiên linh tỳ, Đương qui, Ba kích, Tri mẫu,
Hoàng bá).
Phương Pháp Điều Trị Tại Chỗ
+ Phương Pháp Dán Thuốc: Đối với các chứng như Nhũ ung, Nhũ
phát thuộc dương chứng, nên thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng.
Dùng Kim Hoàng Tán, Ngọc Lộ Tán, Song Bá Tán trộn với nước hoặc mật
đắp ngoài, ngày dùng 1-2 lần. Lúc vỡ mủ rồi dùng các bài Bát Nhị Đơn, Cửu
Nhất Đơn. Sau khi mủ ra gần hết, trường hợp hết mủ, dùng Sinh Cơ Tán,
Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao. Đối với những trường hợp ung thư, nên ôn kinh
hòa dương, hóa đờm, thông lạc, tiêu thũng, chỉ thống, nên dùng Dương Hòa

Giải Ngưng Cao, Thấm Hắc Thối Tiêu, Quế Xạ Tán v.v
+ Điều Trị Bằng Phẫu Thuật: rạch da tháo mủ (đối với chứng Nhũ ung,
Nhũ phát giai đoạn làm mủ), phẫu thuật ngoại khoa (đối với chứng u xơ
hoặc ung thư vú).

×