Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BỤNG ĐAU pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.97 KB, 26 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
BỤNG ĐAU
Bụng là một phần cơ thể chứa đựng nhiều cơ quan phức tạp gồm Gan,
Lách, Dạ dày, Ruột già, Ruột non, Tử cung, Buồng trứng. Do đó bệnh ở
vùng bụng rất khó chẩn đoán. Muốn biết rõ hơn phần nào cần biết qua vị trí
các cơ quan trong bụng như sau:
Phân Khu Bụng
Kẻ 2 đường ngang:
. Đường trên qua bờ dưới sườn (điểm thấp nhất).
. Đường dưới qua hai gai chậu trước-trên.
Kẻ hai đường thẳng đứng qua giữa cung đùi phải và trái.
Kết quả chia bụng thành 9 vùng, mỗi tầng có 3 vùng:
Tầng trên: ở giữa là thượng vị (1).
Hai bên là vùng hạ sườn phải (2) và hạ sườn trái (3).
Tầng giữa: ở giữa là vùng rốn (4), hai bên là vùng mạng mỡ phải (5)
và trái (6).
Tầng dưới: ở giữa là vùng hạ vị (7), hai bên là hố chậu phải (8) và trái
(9).
+ Phần trên phía tay phải của bụng có Gan, Ống dẫn mật, túi mật và
Tuỵ tạng.
+ Phần trên phía tay trái của bụng có Dạ dày, Lách, Kết tràng ngang.
+ Phần dưới phía tay phải của bụng có ruột dư.
+ Phần dưới phía tay phải của bụng có trực trường.
+ Phần bụng dưới ở phụ nữ có tử cung, buồng trứng, dây chằng, bộ
phận sinh dục, bàng quang, thận.
Dựa vào các vị trí sẵn của cơ thể như trên, khi thấy bệnh nhân đau ở
vùng nào, kết hợp dựa vào các huyệt chẩn đoán của hệ thống kinh lạc châm
cứu, có thể tạm chẩn đoán ra sự rối loạn ở các tạng phủ liên hệ với vùng đau.
* Bụng đau từ lỗ rốn đến phía dưới hông sườn bên tay phải, có thể
nghĩ đến các chứng bệnh sau:
+ Viêm gan, Áp xe gan (nếu ấn đau huyệt Kỳ môn và Can du).


+ Viêm ống dẫn mật, sạn mật, tắc mật, giun chui ống mật (nếu ấn đau
huyệt Nhật nguyệt, Triếp cân, Đởm du, Đởm nang huyệt).
* Bụng đau vùng trên, bên phải, dưới hông sườn có thể nghĩ đến:
+ Bao tử đau, bao tử loét (Nếu ấn đau huyệt Trung quản, Vị du).
+ Hành tá tràng loét (nếu ấn đau huyệt Lương môn).
+ Ngộ độc thức ăn.
+ Giun (ký sinh trùng đường ruột).
* Bụng Đau phía dưới tay phải bụng nên nghĩ đến Ruột dư viêm và
Lao ruột vì ở khu vực này hầu như chỉ có ruột dư (nếu ấn đau huyệt Lan vĩ).
Tuy nhiên đôi khi ở phụ nữ buồng trứng có bệnh cũng có thể đau lan đến
vùng này.
* Đau giữa bụng, cơn đau đột ngột, đau dữ dội như kim đâm, đau lan
từ giữa bụng ra sau lưng, không bị tiêu chảy, có thể là sạn thận, sỏi bàng
quang.
* Đau ở vùng bụng dưới (của Phụ nữ), cần phân biệt”
. Đau bụng khan, không bị băng huyết, có huyết trắng nhiều, chất
huyết trắng mầu vàng, có mùi hôi: nên nghĩ đến viêm âm đạo, viêm âm hộ,
viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm tử cung.
. Đau bụng khan, bụng mỗi ngày một lớn như có thai nhưng lâu mà
vẫn không thấy thai cử động, tắt kinh: có thể là bướu buồng trứng, u nang
buồng trứng.
. Đau bụng khan, khó chịu trong tử cung, mỗi lần đụng nhẹ vào bộ
phận sinh dục như là giao hợp bệnh nhân cảm thấy đau như có vật gì trong
âm đạo, gây chảy máu: có thể là bướu tử cung, ung thư tử cung.
. Đau bụng kèm băng huyết ở phụ nữ có thai khoảng 3 tháng: có thể là
muốn sẩy thai, hư thai. Hoặc thai trứng, thai ngoài tử cung.
. Bụng đau trong những ngày hành kinh hoặc những ngày trứng rụng:
đây là chứng thống kinh.
Nguyên Nhân Gây Đau Bụng
+ Cảm Ngoại Tà: Hàn, nhiệt, thử, thấp xâm nhập vào bụng khiến cho

Tỳ mất chức năng vận hoá, tà khí lưu trệ bên trong làm cho khí cơ bị nghẽn,
không thông, gây nên đau bụng. Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố Vấn 39) viết:
“Hàn khí trú ở mạch Quyết âm, mạch Quyết âm vòng quanh âm khí thuộc
vào Can. Hàn khí ẩn náu trong mạch thì huyết khó lưu thông, mạch co lại
gây nên chứng đau sườn, thiếu phúc đau co rút”.
Hoặc nhiệt tà, thử thấp xâm nhập vào cũng gây nên đau bụng. Hàn tà
tụ lại lâu ngày uất hoá thành hoả, nhiệt tích bên trong cũng gây nên đau bụng.
Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố Vấn 39) viết: “Nhiệt khí lưu ở Tiểu
trường thì trong tiểu trường đau”.
+ Ăn Uống Không Điều Độ hoặc ăn những thức không sạch, hoặc ăn
nhiều thức béo mỡ, cay nóng khiến cho thức ăn đình trệ không tiêu, nung
nấu thành thấp nhiệt, hoặc nhiệt kết ở Trường Vị khiến cho đường ruột
không thông, đều có thể gây nên đau bụng.
+ Do Trùng Tích: Trùng tích dẫn đến phúc thống, chủ yếu là giun đũa.
Giun thường quấy rối trong ruột, hoặc chui lên ống mật làm cho khí huyết
nghịch loạn gây đau.
+ Các Nguyên Nhân Khác: Hoặc thể chất vốn Tỳ dương suy yếu làm
cho rối loạn sự vận hoá, hàn thấp đình trệ, khí huyết không đủ để ôn dương
cũng dẫn đến đau bụng. Hoặc do tức giận, suy nghĩ quá, Can mất điều đạt,
khí huyết bị uất kết, Can Vị không hoà mà làm cho đau. Hoặc sau khi tiến
hành bị giải phẫu, cục bộ bị dính làm cho khí trệ huyết ứ cũng gây đau. Hoặc
do kết thành sỏi tắc nghẽn, doanh vệ không thông, khí cơ không lợi cũng
gây đau.
Biện Chứng
Căn cứ vào nguyên nhân bệnh, vị trí đau, tính chất đau để phân biệt
tạng nào, kinh nào bị bệnh, biện chứng hàn nhiệt, hư thực v.v
Nói chung, bụng đau thuộc nhiệt chứng, thực chứng thường không
thích ấn vào, Hàn chứng, hư chứng thường thích xoa bóp. Do trùng tích thì
vùng bụng đau dữ dội lúc đau lúc không. Do thực trệ thì vùng bụng cứng,
bụng đầy, ấn vào đau. Do khí trệ thì vùng bụng chướng đau, đau không nơi

cố định. Do huyết ứ thì vùng bụng đau nhói, nơi đau cố định không di
chuyển.
Biện chứng theo bộ vị: bụng dưới hoặc hai bên sườn thuộc kinh Quyết
âm, đau ở những vùng này phần nhiều thuộc bệnh ở Can và Đởm. Ở tiểu
phúc và quanh rốn thuộc Thiếu âm kinh, đau ở vùng này phần nhiều là bệnh
thuộc Tiểu trường, Thận và Bàng quang. Trung quản thuộc kinh Thái âm,
đau ở chỗ này phần nhiều là bệnh ở Tỳ Vị.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Khí Trệ: Bụng trướng đau không nơi cố định, hoặc đau lan tới thiếu
phúc, ngực khó chịu, ợ hơi, thường do tình chí thay đổi mà đau tăng, rêu
lưỡi mỏng, mạch Huyền.
Biện chứng: Khí được lưu thông là thuận, khí trệ không thông, không
thông thì đau, cho nên vùng bụng trướng khó chịu. Khí cơ thăng giáng
không điều hoàø thì đau xiên nhói không cố định, vì thế đau không nơi cố
định mà ngực khó chịu, ợ hơi thì dễ chịu, trung tiện được càng đỡ đau. Thiếu
phúc (bụng dưới) là vùng thuộc Túc Quyết âm Can kinh, Can khí mất sơ tiết
cho nên bụng dưới đau. Khí trệ thường do biến đổi về tình chí cho nên cơn
đau cũng tuỳ lúc mà đau tăng. Huyền là mạch của Can, Can khí không thư
thái, thì mạch phần nhiều Huyền.
Điều trị: chủ yếu phải thư Can, lý khí. Dùng bài Tứ Nghịch Tán.
(Sài hồ để sơ Can, lý khí, phối hợp với Chỉ thực để có sức phá trệ;
Thược dược nhu Can chỉ thống, phối hợp với Cam thảo có tác dụng làm dịu
cơn đau gấp).
Nếu đau sườn không khỏi, thêm Huyền hồ, Xuyên luyện tử. Nếu đau
không ngớt, táo bón, thêm Sinh đại hoàng, Mang tiêu. Nếu đau bụng, tiêu
chảy, thêm Bạch truật, Phòng phong, Mộc hương. Nếu ợ hơi, ứa nước chua,
thêm Ngô thù, Hoàng liên. Thiếu phúc đau rút tới dịch hoàn, thêm Lệ chi
hạch, Quất hạch, Tiểu hồi.
+ Huyết Ứ: Đau bụng kéo dài không khỏi, có khi đau dữ dội, đau cố

định, ấn vào đau, chất lưỡi tím tối, mạch hơi Sắc.
Biện chứng: Đau lâu phạm vào đường Lạc, huyết ứ nghẽn lại cho nên
đau có khi dữ dội và nơi đau cố định. Ứ huyết thuộc thực cho nên ấn vào đau
hoặc chạm vào cũng đau. Chất lưỡi tím tối, mạch hơi Sắc là dấu hiệu có
huyết ứ.
Điều trị: Hoạt huyết khử ứ. Dùng bài Thiếu Phúc Trục Ứ Thang.
(Quy, Khung, Xích thược, Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Một dược để hoạt
huyết khứ ứ. Phối hợp với Huyền hồ, Tiểu hồi để lý khí).
Nếu ứ ở dưới cách hoặc có khối u, nên thêm Đào nhân, Hồng hoa,
Hương phụ và Chỉ xác. Khí trệ với huyết ứ, khí trệ bệnh ở nông, huyết ứ
bệnh ở sâu; Lúc đầu khí bị trệ sau đó huyết bị ứ, huyết ứ lại thường kèm khí
trệ. Vì vậy, chữa huyết ứ thường dùng thêm thuốc lý khí, làm cho khí lưu
thông huyết cũng lưu thông. Điều trị khí trệ cũng có thể thêm thuốc lý khí
hoạt huyết, như Uất kim, Huyền hồ, làm cho huyết lưu thông khí cũng lưu
thông.
Trên lâm sàng rất ít gặp chứng bệnh khí trệ và huyết ứ đơn thuần;
trong biện chứng nên chia rõ chủ, thứ để dùng thuốc. Có khi phải coi trọng
lý khí hoặc coi trọng hoạt huyết khác nhau.
+ Nhiệt Chứng
Thường gặp hai loại hình thấp nhiệt và nhiệt kết.
+ Thấp Nhiệt: Phát sốt, đau bụng, chướng bụng, ấn vào đau, ngực khó
chịu, biếng ăn, khát nước mà không muốn uống, hoặc tiêu chảy, lý cấp hậu
trọng, hoặc hoàng đản, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.
Biện chứng: Thấp nhiệt nung đốt cơ biểu cho nên phát nhiệt, nếu thấp
nhiệt tích trệ trong ruột làm mất chức năng truyền đạo thì đau bụng, tiêu
chảy kèm theo lý cấp hậu trọng. Thấp nhiệt nung đốt Can Đởm, Đởm trấp đi
sai đường thì hoàng đản và đau sườn; Bụng trướng, cự án là do thấp nhiệt
kèm có nội kết ứ trệ, nên ngực khó chịu và biếng ăn. Khát nước là nhiệt, vì
thấp trọc nghẽn ở trong cho nên không muốn uống. Rêu lưỡi vàng nhớt,
mạch Sác hoặc Nhu Sác đều là dấu hiệu thấp nhiệt tà thịnh.

Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt.
. Thấp nhiệt tích trệ trong ruột, chủ yếu dùng bài Bạch Đầu Ông
Thang.
. Thấp nhiệt nung đốt Cam Đởm, chủ yếu dùng bài Nhân Trần Cao
Thang.
. Nếu đau bụng, trướng bụng, có thể thêm Huyền hồ, Mộc hương,
Hương phụ v.v
. Nếu nhiệt độc nhiều, sốt cao, khát nước, đau bụng dữ dội, có thể
thêm Ngân hoa, Bồ công anh, Thổ phục linh, Đại hoàng v.v
. Nếu nhiệt độc vào sâu tạng Tâm, vào phần Doanh gây hôn mê nói
sảng, nặng hơn thì kinh quyết, có thể thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, Tử
Tuyết Đơn v.v Nếu muốn nôn, nôn mửa, không uống nổi thuốc, có thể
trước tiên cho uống một ít Ngọc Khu Đơn, sau đó mới cho uống thuốc sắc
được.
+ Nhiệt Kết: Đau bụng dữ dội, thành bụng căng cứng, táo bón, không
trung tiện, vùng bụng hoặc bên phải bụng dưới sờ vào như có khối u, ấn vào
đau, sốt cao, tự ra mồ hôi, nước tiểu ít, đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng
Sác.
Biện chứng: nhiệt kết ở trong, khí huyết ứ trệ, đường ruột không
thông, không thông thì đau cho nên bụng đau dữ dội, thành bụng co cứng,
đại tiện táo, không trung tiện. Nhiệt kết trệ không tiêu tan, khiến cho máu
thịt vữa nát thành mủ hoặc làm cho công năng truyền đạo ở Vị Trường thất
thường, đến nỗi khí huyết bí kết, cho nên vùng bụng hoặc bên phải bụng
dưới sờ thấy khối u. Nhiệt kết ở phần lý cho nên cự án. Sốt cao, tự ra mồ hôi,
nước tiểu ít, đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng Sác v.v đều là do Vị
Trường thực nhiệt.
Điều trị: Chủ yếu phải thanh nhiệt công hạ. Dùng bài ‘Đại Hoàng Mẫu
Đơn Thang’.
(Đại hoàng, Mang tiêu chú trọng vào thông phủ tiết nhiệt; Đào nhân,
Đông qua tử trừ ứ tán kết, Đơn bì lương huyết giải độc. Có thể thêm Hậu

phác, Chỉ thực để tiêu bỉ kết).
Nếu đau bụng hoặc bên phải bụng dưới sờ có khối u và cự án, cũng có
thể chọn dùng Sinh Đại hoàng, Hậu phác, Hồng đằng. Bồ công anh; Bên
ngoài đắp Đại toán, Mang tiêu, Đại hoàng v.v Nếu vùng bụng có khối u,
không trung tiện, có thể chọn dùng Hậu phác, Lai bặc, Chỉ thực, Sinh đại
hoàng và Mang tiêu.
Đau bụng nhiệt chứng thường gặp ở loại đau cấp tính, bệnh thế rất gấp,
bệnh tình tiến triển rất nhanh. Khi điều trị cần quan sát chặt chẽ và dùng
thuốc kịp thời, khi cần, nên kết hợp với y học hiện đại.
+ Hàn Chứng: Cũng chia hai loại là Hàn thấp và Hư hàn.
+ Hàn Thấp: Sợ lạnh hoặc có khi sốt, đau bụng dữ dội đột ngột, không
khát, tiểu tiện trong, ngực khó chịu, biếng ăn, cơ thể nặng, mỏi mệt, đại tiện
lỏng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Khẩn.
Biện chứng: Bên ngoài bị hàn tà làm tổn thương cho nên sợ lạnh hoặc
có khi phát sốt. Hàn là âm tà, tính nó co rút, hàn phạm vào trong làm cho
dương khí không thông, khí huyết bị nghẽn cho nên đau bụng đột ngột dữ
dội. Miệng không khát, tiểu tiện trong là do ở trong có hàn thấp. Thấp trọc
nghẽn ở trong, Tỳ dương không mạnh không vận hoá được cho nên ngực
khó chịu và biếng ăn, cơ thể nặng, mỏi mệt, đại tiện lỏng, Rêu lưỡi trắng
nhớt, mạch Trầm Khẩn là dấu hiệu hàn thấp tà thịnh.
Điều trị: Tán hàn, táo thấp, phương hương hoá trọc. Dùng bài Hoắc
Hương Chính Khí Tán.
(Trong bài dùng Hoắc hương để phương hương hoá trọc, phối hợp với
Tử tô, Bạch chỉ để tán hàn, táo thấp; Hậu phác, Đại phúc bì để táo thấp trừ
đầy; Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ hoá thấp).
Nếu là bệnh nhẹ, cũng có thể dùng viên Hoắc Hương Chính Khí ngày
3 lần mỗi lần uống 4 viên. Nếu mùa Hạ ăn uống không điều độ làm tồn
thương Tỳ Vị gây muốn nôn, nôn mửa, phát sốt không lui, có thể thêm Ý dĩ
nhân, Bạch khấu nhân, Sa nhân, Biển đậu y. Nếu mùa hạ tà xâm phạm phần
biểu, sợ lạnh không mồ hôi, có thể thêm Hương nhu, Đại đậu quyển.

+ Hư Hàn: Đau bụng liên miên, lúc đau lúc không, ưa nóng sợ lạnh,
khi đau ưa xoa bóp, khi đói hoặc mệt nhọc đau tăng, đại tiện lỏng, kèm theo
mỏi mệt, hơi thở ngăn, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầtn Tế.
Biện chứng: Đau bụng liên miên lúc đau lúc không, ưa nóng, sợ lạnh,
khi đau ưa xoa bóp đều là dấu hiệu hư hàn. Tỳ dương không mạnh cho nên
đại tiện lỏng, ớn lạnh. Trung khí bất túc cho nên mỏi mệt, hơi thở ngắn.
Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế cũng thuộc triệu chứng hư hàn.
Điều trị: Cam ôn ích khí, trợ dương tán hàn. Dùng bài Tiểu Kiến
Trung Thang.
(Trong bài có Quế chi phối hợp với Cam thảo để hoà lý, làm dịu cơn
đau cấp tính. Nếu khí bất túc, thêm Hoàng kỳ để bổ khí; Huyết bất túc thêm
Đương qui để dưỡng huyết. Nếu hư nghiêm trọng, đau bụng không đỡ. Có
thể thêm Xuyên tiêu, Can khương hoặc Cao lương khương, Hương phụ để
ôn trung tán hàn. Nếu trong rốn đau không chịu nổi, thích nóng và thích xoa
bóp là Thận khí hư hàn, nên ôn Thận thông dương bằng các vị Phụ tử, Can
Khương, Cam thảo và Thông bạch. Nếu bụng dưới lạnh đau hoặc 'co rút, rêu
lưỡi trắng, mạch Trầm Khẩn là hạ tiêu bị nhiễm lạnh, khí của Quyết âm
không sơ tiết, nên ôn Can tán hàn, dùng các vị Nhục quế, Tiểu hồi, Ô dược,
Trầm hương. Nếu trong bụng đau như cắt, trong ngực và bụng nghịch đầy,
nôn mửa là hàn tà nghịch lên, dùng Phụ tử, Bán hạ, Cam thảo, Đại táo,
Ngạnh mễ để ôn trung hoà giáng.
+ Thực Trệ: Vùng bụng trướng đầy, đau và cự án, không thích ăn, ợ
hăng, nuốt chua, muốn nôn, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu lỏng, rêu lưỡi nhớt,
mạch Hoạt Thực.
Biện chứng: Thức ăn cũ ứ đọng ở Vị Trường làm cho vùng bụng
chướng đầy. Thực trệ thuộc thực chứng cho nên bụng đau, cự án. Ăn uống
không điều độ, làm tổn thương Tỳ Vị cho nên ợ hăng, nuốt chua. Thức ăn
tích chứa ở trong, Tỳ khí không thăng được, vị khí không giáng được, nên
mới muốn nôn, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu lỏng. Rêu lưỡi nhớt là triệu
chứng thấp nghẽn trở và thực trệ. Mạch Hoạt là hiện tượng thực tích.

Điều trị: Hoà trung tiêu thực. Dùng bài Bảo Hoà Hoàn; Đây là phương
thuốc tiêu thực hoá trệ, cũng có thể thêm các vị Mạch nha, Cốc nha, Kê nội
kim.
Nếu vừøa mửa vừa tiêu chảy, có thể thêm thuốc phương hương hoá
trọc như Hoắc hương, Bội lan. Nếu đầy bụng mà táo bón, có thể theo phép
công hạ thông phủ như dùng các vị Hậu phác, Chỉ thực, Đại hoàng.
+ Trùng Tích: Bụng lúc đau, lúc không, vùng Vị quản nôn nao khó
chịu, mặt vàng, cơ nhão, hoặc ngứa lỗ mũi, nghiến răng khi ngủ, phía trong
môi có nốt như hạt tấm hoặc trên mặt có vết lang trắng. Cũng có khi đau
bụng dữ dội đột ngột, sờ vào thấy khối u, hoặc đau dữ dội ở sườn, thậm chí
vã mồ hôi, lạnh chân tay thành chứng Quyết, nôn mửa ra giun đũa. Cũng có
khi đau và cự án vùng bụng phải và đùi phải co lại không duỗi ra được.
Biện chứng: Giun đũa quấy rối ở trong làm trong bụng nôn nao và đau.
Giun yên thì đỡ đau. Giun ở trong ruột, hút chất tinh vi thuỷ cốc làm hại khí
huyết cơ thể cho nên mặt vàng, gầy ốm. Kinh Thủ Dương minh Đại trường
đi vào hàm răng dưới, vòng quanh môi đi kèm bên lỗ mũi; Đường kinh Túc
Dương minh Vị bắt đầu từ mũi đi vào hàm răng trên. Giun ở Trường Vị do
thấp nhiệt quấy rối theo đường kinh lạc nên nghiến răng, ngứa mũi, trong
môi có nốt nhỏ. Hai đường kinh đều đi qua má, cho nên má có lang trắng.
Tính của giun ưa kết tụ kín đáo, thích ngoi lên tụ lại thành khối làm nghẽn
ruột, bế tắc không thông cho nên bụng có khối u, đau dữ dội. Nếu xuyên vào
ruột thừa thì đau bụng bên phải, ấn vào đau; Đau thì làm cho gân mạch co
rút lan toả xuống chi dưới, cho nên chân co lại mà không duỗi ra được. Vì
giun chui vào ống mật, cho nên đau dữ dội ở sườn phải.
Điều trị: Chủ yếu khu trùng, tiêu tích. Dùng bài Sử Quân Tử Thang.
Là bài thuốc khu trùng. Khổ luyện tử có thể đổi làm vỏ rễ Khổ luyện, có tác
dụng trừ giun đũa rất tốt. Nếu giun chui vào ống mật, nên dùng Ô Mai Hoàn.
Trong bài dùng Ô mai có vị chua Hoàng liên, Hoàng bá có vị đắng, giun đũa
gặp chua thì yên, gặp đắng thì tụt xuống, lại dùng các vị Phụ tử, Can khương,
Quế chi, Tế tân v.v Vị cay để tán kết, tính ấm để giảm đau đồng thời có thể

dùng loại thuốc tẩy giun. Nếu phát sốt, rêu lưỡi vàng nhớt, là do cảm nhiễm
thấp nhiệt, nên dùng Hoàng liên, Sơn chi; Nặng hơn có thể dùng Hoàng liên,
Hoàng Bá. Nếu thấp nhiệt ủng thịnh, xuất hiện hoàng đản, thêm Nhân trần,
Đại hoàng v.v Nếu giun kết lại thành búi, thành khối, có thể cho uống 60 -
100ml dầu Mè hoặc dầu Phộng sau đó mới cho uống thuốc tẩy giun.
Các loại chứng trên đây trong lâm sàng có thể chuyển hoá nhân quả
lẫn nhau, xuất hiện xen kẽ, ví dụ khí trệ có thể dẫn đến ứ huyết; Huyết ứ có
thể ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí cơ; Hàn uất có thể hoá nhiệt, nhiệt
chứng có thể cùng xuất hiện cả hàn chứng; Trùng tích thấy kiêm cả thực trệ,
thực trệ lại có lợi cho giun ký sinh. Vì vậy trong biện chứng luận cần phải
nắm chứng trạng chủ yếu, vấn đề đột xuất chủ yếu, để cùng phân tích sau đó
mới tiến hành sử phương dùng thuốc.
Châm Cứu Trị Bụng Đau
1- Cảm khí lạnh hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh.
Chứng: Bụng đau dữ dội, gặp lạnh đau thêm, chườm nóng thì đỡ,
miệng không khát, nước tiểu trong, tiêu phân sệt hoặc lỏng, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch Trầm Khẩn.
Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, lý khí, chỉ thống.
. Châm tả Trung quản, Túc tam lý, Đại hoành, Công tôn, Hợp cốc.
(Trung quản, Túc tam lý ôn trung, lý khí; Đại hoành, Công tôn kiện
Tỳ, đạo trệ; Hợp cốc phát hãn, giải biểu) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu
Học).
. Cứu Thiên xu, Hạ quản, Túc tam lý, Đại trường du, Đại chuỳ, Hợp
cốc (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Bụng Đau Do Thực Trệ: Bụng đau, đầy trướng, ấn vào thì đau,
không muốn ăn, ợ ra mùi mùi hăng chua, khi đau muốn đi tiêu, tiêu rồi thì
đỡ, táo bón, phân hôi, nhiều, rêu lưỡi nhờn, mạch Hoạt.
Điều trị: Hoá thực, đạo trệ.
. Châm tả Hạ quản, Lương môn, Thiên xu, Khúc trì.
(Hạ quản, Lương môn kiện Vị, hoá thực, thường dùng trị bụng trướng

đau; Thiên khu, Khúc trì thanh tiết dương minh, đạo trệ, chỉ tả) (Tân Biên
Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Châm tả Thiên xu, Hạ quản, Túc tam lý, Đại trường du, Công tôn,
Nội đình (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Bụng đau do Can uất: Vùng thượng vị và ngực đầy tức, khó chịu,
khi đau không thích xoa ấn, ợ hơi hoặc trung tiêu thì đỡ, rêu lưỡi mỏng,
mạch Huyền Tế.
Điều trị: Sơ Can, lý khí.
. Châm tả Chiên trung, Thái xung, Nội quan, Dương lăng tuyền.
(Chiên trung là huyệt hội của khí, hợp với Thái xung để sơ Can, lý
khí; Nội quan thông với mạch Âm duy hợp với Dương lăng tuyền để giải uất,
trừ phiền, làm cho Can khí được điều hoà, thư sướng, tình chí thoải mái thì
bụng sẽ hết đau (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Châm tả Thiên xu, Hạ quản, Túc tam lý, Đại trường du, Thái xung,
Hành gian (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Bụng đau do dương hư (Tỳ Vị hư hàn): Bụng đau liên miên, khi đau
khi không, thích nóng, ghét lạnh, mỏi mệt, hơi thở ngắn, tiêu sền sệt hoặc
lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ Tỳ, ôn Thận.
. Châm bổ Tỳ du, Thận du, Chương môn, Quan nguyên.
(Trong phương dùng cách phối hợp Du và Mộ. Tỳ du, Chương môn
kiện Tỳ, bổ khí để sinh huyết; Thận du, Quan nguyên ích Thận, tráng dương
để trừ hàn. Huyết chủ sự mềm mại, khí chủ sự hùng mạnh, kinh mạch thông
lợi, tạng phủ được ôn dưỡng thì đau do hư sẽ hết) (Tân Biên Châm Cứu Trị
Liệu Học).
. Cứu Thiên xu, Hạ quản, Túc tam lý, Đại trường du, Khí hải.
+ Trong mọi trường hợp đau bụng: Lấy ngón tay cái ấn mạnh vào
huyệt Âm lăng tuyền, 3 ngón sau ấn mạnh vào huyệt Túc tam lý, ấn cả hai
huyệt cùng lúc trong khoảng 10 phút thường sẽ dịu bớt.
Nhĩ Châm: Chọn huyệt đại trường, Tiểu trường, Vị, Tỳ, Thần môn,

Giao cảm. Châm kích thích vừa. Mỗi lần chọn 2-3 huyệt. Lưu kim 10-20
phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần. 10 lần là một liệu trình (Tân
Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
BỆNH ÁN BỤNG ĐAU
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn
Thư’)
Nguỵ X, 11 tuổi, nữ.
Bệnh sử: Trước đây tám hôm thấy đau ở rốn, còn có thể chịu được,
bốn hôm tiếp theo thấy chỗ đau chuyển đến bên phải, bụng dưới đau từng
cơn, kèm theo muốn nôn, nôn mửa, về chiều phát sốt, đại tiện lỏng, ngày hai
ba lần.
- Kiểm tra: Tình trạng cấp tính. Sốt 40oC, Mạch Huyền Sác, nhịp
mạch 144 lần/phút. Chất lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi vàng nhớt. Thành bụng bình
thường, bụng dưới có điểm ấn đau nhẹ, ở bên phải bụng dưới có điểm ấn đau
hơn, lớp da căng, toàn vùng bụng dưới có phản ứng đau, nghe thấy tiếng sôi
bụng, Bạch cầu 34.200, Trung bình 88%. Chẩn đoán là thủng ruột thừa trên
bệnh cảnh Viêm phúc mạc mạn tính.
- Dùng thuốc: Kim ngân hoa 80g, Bồ công anh 40g, Đại Hoàng 32g,
Đơn bì 20g, Mộc hương 12g, Xuyên luyện tử 12g, Sinh cam thảo 12g, Đông
qua nhân 40g. Sau khi vào viện được 1 ngày sốt bắt đầu giảm; Sang ngày
thứ 2 giảm đau bụng, Số lần đại tiện nhiều hơn, cho đến ngày thứ 3. Sang
ngày thứ 4 hết đau bụng, lớp da cũng hết căng cứng. Nằm viện 5 ngày thì
khỏi và ra viện. Trước khi ra viện kiểm tra Bạch cầu còn 10.700; nhiệt độ
bình thường, ăn uống tốt.
Nhận xét: Sốt cao không giảm, đau bụng cự án, rêu lưỡi vàng, nhớt,
mạch Huyền Sác đó là Vị Trường thực nhiệt, nên dùng Đại Hoàng Mẫu Đơn
Thang gia giảm để thanh nhiệt công hạ, phối hợp với Kim ngân hoa Bồ
Công Anh để tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Trần X, nam, 43 tuổi.
Bệnh sử: Hai ngày nay đau vùng trên và giữa bụng có từng cơn đau

dữ dội, đi bệnh viện. Muốn nôn, nôn mửa, ngực bụng trướng đầy, mình nặng,
phát sốt, táo bón, nước tiểu vàng đỏ.
Xét nghiệm Tình trạng cấp tính, nhiệt độ 38,5oC. Vùng bụng trên có
điểm ấn đau, lớp cơ không có cảm giác đau và mức độ căng thẳng, Mạnh
Huyền Sác, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi hơi đỏ, trong nước tiểu có cặn vẩn
đục. Chẩn đoán là Viêm tuyến tuỵ cấp tính.
- Y án: Vùng bụng đau mà chướng đầy, lúc nóng lúc lạnh, cơ thể nặng
nề, mệt mỏi, muốn nôn, nôn mửa, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch Huyền Sác,
rêu lưỡi vàng nhớt Đó là Thiếu Dương, Dương minh đồng bệnh. Điều trị
bên ngoài phải giải Thiếu dương, bên trong phải thanh nhiệt kết, cho uống
Đại Sài Hồ Thang gia giảm. Dùng Sài hồ 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên
4g, Hậu phác 12g, Bán hạ 12g, Chỉ xác 6g, Mộc hương 12g, Sinh đại hoàng
(cho vào sau) 12g, Mang tiêu 12g. Sau khi uống 4 thang theo đơn trên, hết
đau bụng, đại tiện dễ, thể ôn bình thường, các xét nghiệm cùng kết quả bình
thường, cho xuất viện.
- Nhận xét: Các chứng nóng rét qua lại, muốn nôn, nôn mửa, dùng các
vị Sài Hồ, Bán hạ, Hoàng cầm để hoà giải Thiếu dương. Phần lý có thực
nhiệt, bụng đầy và đau, táo bón, nước tiểu đỏ, cho nên dùng Đại hoàng,
Mang tiêu để tả bỏ nhiệt kết. Phối hợp với Hoàng liên, Hoàng cầm để tăng
cường tác dụng khổ hàn tiết nhiệt. Dùng Chỉ xác, Mộc hương để lý khí, chỉ
thống.
Đỗ X, nam, 33 tuổi. Bị bệnh loét đường tiêu hoá đã 8 năm, nằm viện
điều trị vài lần. Chụp phim xác định loét Dạ dày tá tràng. Mấy tháng gần đây
do ăn uống thất thường, bệnh tình nặng hơn, nhất là khi đói đau nhiều, ăn
vào thì đỡ đau, ban đêm đau nhiều xiên ra sau lưng, ăn thức sống lạnh càng
đau. Khi đau có cảm giác sợ lạnh, thích nóng thích xoa bóp, mệt mỏi, hơi
thở ngắn, ăn không ngon, khi đau có cảm giác buồn nôn, nôn ra nước chua,
chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế.
Dùng Hoàng kỳ (nướng) 12g, Quế chi 12g, Bạch thược 16g, Bào
khương (tro) 4g, Ô tặc cốt 40g, Thần khúc 12g, Toàn phúc hoa 12g, Cam

thảo (nướng) 12g, Ngoã lăng nung 20g, Mạch nha 16g, Khương bán hạ 12g.
Sau khi uống 5 thang đơn trên, các triệu chứng giảm nhẹ. Dựa theo đơn
thuốc cũ có gia giảm; uống 18 thang, khỏi bệnh.
- Nhận xét: Cơn đau thường xảy ra khi đói, ăn vào thì giảm đau, sợ
lạnh, thích ấm, thích xoa bóp, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế là
dấu hiệu Tỳ Vị hư hàn. Điều trị theo hướng ôn trung kiện Tỳ, ức chế nước
chua. Dùng Bán hạ, Toàn phúc hoa
để giáng nghịch, khỏi nôn; Thần khúc, Mạch nha để tiêu đạo hoà
trung.
Từ X, nữ, 42 tuổi.
Khám lần đầu: Phía bên phải bụng và rốn đau xiên nhói, bệnh đã vài
năm, đại tiện khó đi, ngực khó chịu, biếng ăn, đêm ngủ không yên, chất lưỡi
bệu, gốc lưỡi nhớt, mạch Tế, trước đây có lần ra giun đũa rất nhiều, ăn uống
không đều, Tỳ Vị bị tổn thương; thấp trệ không hoá được tạo điều kiện cho
giun sinh sống. Khí cơ trong ruột không hoá làm cho sự truyền đạo bị trở
ngại; nên theo phép dùng thuốc cay đắng và chua để sát trùng, dựa theo tinh
thần bài Ô Mai Hoàn. Dùng Tô ngạnh 12g, Chế hương phụ 12g, Xuyên tiêu
6g, Kim linh tử (nướng) 12 g, Hạc sắt 8g, Tân lang 12g, Chỉ thực sao 12g,
Trần bì 6g, Thanh bì 6g, Ô mai nướng 4g. Cho uống 5 thang.
Khám lần 2: Vị trường không hoà, sự tuyên thông giáng khí mất bình
thường, ăn kém ngon, đại tiện khô, vùng bụng và rốn đau ngày vài lần. Sau
khi uống thuốc tình trạng đau có giảm nhẹ, sắc mặt tối trệ, gốc lưỡi nhớt
chưa sạch, ven lưỡi tía, mạch Tế, giống như có hiện tượng huyết ứ. Dùng
thuốc theo phép hoà Vị, nhuận trường, lý khí hoá ứ.
Nhục quế tâm 2g, Nhũ hương (chích) 4g, Trầm hương 12g, Một dược
(chích) 4g,Trần bì 6g, Đại phúc bi 8g, Mộc hương 6g, Đại ma nhân 16g, Chỉ
xác (sao) 6g, Tử đan sâm 12g, Xích thượùc 12g, Ngoạ lăng (nung) 24g, Cam
thảo nướng 6g.
Khám lần 3: Sau khi uống 7 thang đơn trên, bụng đỡ đau sáu phần
mười, khi đau nghiêng về bên phải, vùng ngực bụng có cảm giác nóng và

đau nhói, chất lưỡi xanh tía, gốc lưỡi rêu mỏng nhớt, mạch Tế hơi Hoạt, đại
tiện khô, ăn khá hơn. Bệnh kéo dài đã 8 năm, hàn khí ngoan cố kết ở trong,
lại kèm trùng tích, từ khi điều trị đến giờ, giun rút, hàn tan, ứ trọc chưa sạch,
tiếp tục theo phép ôn thông tuyên hoá, hoà vị, thông trung tiêu. Dùng đơn
trên bỏ Chỉ xác, Đại phúc bì, Nhục quế tăng lên thành 3g, lại thêm Giới bạch
6g, Đào nhân 12g.
- Khám lần thứ tư: Sau khi uống 7 thang đơn trên, đau bụng đã giảm
bảy tám phần mười, ăn uống bình thường, quá thời kỳ kinh nguyệt, ven lưỡi
tía, ngực khó chịu chưa hết, vẫn điều trị theo phép cũ. Nhục quế tâm 3g,
Trầm hương 12g, Ô dược 12g, Uất kim 12g, Kinh tam lăng 12g, Giới bạch
đầu 12g, Qua lâu bì 12g, Tử đan sâm 12g, Đào nhân 12g, Ngoạ lăng nung
34g.

×