Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - CHỨNG ANH pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.95 KB, 12 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
CHỨNG ANH
Chứng anh là loại bệnh của tuyến giáp, thường được chia làm các
chứng Khí Anh, Nhục Anh, Thạch Anh, Anh Ung.
Đặc điểm chủ yếu của chứng anh là: cổ sưng hoặc có khối u, di động
theo động tác nuốt, khó tiêu và khó vỡ.
Nguyên Nhân
Bệnh ở vị trí trước cổ, hai bên hầu kết, có mạch nhâm và nhánh của
mạch đốc, 2 kinh can thận cũng đi qua vùng hầu. Do đó các yếu tố gây tắc
kinh lạc các mạch này gây rối loạn chức năng can thận, mạch Nhâm, mạch
Đốc mạch sinh ra khí trệ, đàm ngưng huyết ứ, kết tụ vùng trước cổ sinh bệnh.
+ Khí trệ: Do thủy thổ bất hòa, ăn uống không điều độ, tình chí nội
thương gây rối loạn khí cơ, khí trệ, khí uất, kết tụ ở cổ gây bệnh như chứng
Khí anh.
+ Huyết ứ: khí trệ huyết ứ (do khí ỉa huyết soái), huyết ứ trước cổ sinh
bệnh như chứng thạch anh.
+ Đờm ngưng: do thủy thổ bất hòa, tình chí nội thương hoặc chính khí
suy, độc tà xâm nhập gây nên kinh lạc tắc trở gây chức năng tạng tỳ phế thận
rối loạn, thủy thấp không hóa được tích tụ lại thành đàm ở hấu kết (sụn giáp)
sinh bệnh như chứng nhục anh, anh ung.
Tóm lại theo YHCT thì chứng anh là một chứng bệnh do nhiều
nguyên nhân mà chủ yếu là do thủy thổ bất hứa, thất tình nội thương, chính
khí bất túc, ngoại tà xâm nhập dẫn đến kinh lạc, tạng phủ thất điều, khí trệ
huyết ứ, đờm trọc kết tụ ở cổ sinh bệnh.
Phương Pháp Điều Trị
Theo 3 nguyên nhân trên, trên lâm sàng có 3 thể bệnh chủ yếu cùng
tên, mỗi thể bệnh có phép trị và bài thuốc như sau:
1. Thuốc uống.
+ Lý khí giải uất: Dùng bài Tiêu Dao Tán, Tứ Hải Sơ Uất Hoàn.
Chỉ định: chứng khí anh, có đặc điểm khối cục mềm, di động, đau
ngực sườn, rêu lười trắng mỏng, mạch Huyền Hoạt.


+ Hoạt Huyết Tán Ứ: Dùng bài thuốc: Đào Hồng Tứ Vật Thang.
- Chỉ định: chứng thạch anh có triệu chứng cục khối cứng, đau cố định,
lưỡi tím đen, có ban hoặc nốt ứ huyết, mạch Nhu Sáp.
+ Hóa Đờm Nhuyễn Kiên: dùng bài Hải Tảo Ngọc Hồ Thang.
- Chỉ định: chứng nhục anh do đàm ngưng kết sinh ra, không đau, ấn
có cảm giác cứng hoặc nang, không đỏ không nóng, rêu lưỡi mỏng nhầy,
mạch Huyền.
Ngoài ra, tùy tình hình bệnh lý mà có thể dùng các phép thanh nhiệt
hóa đàm, bổ thận ích can, điều nhiếp mạch Xung Nhâm.
2. Phép dùng ngoài: có dán cao, châm cứu, phẫu thuật.
KHÍ ANH
Khí anh là tên gọi bệnh bướu giáp đơn thuần theo YHCT, còn gọi là
bướu cổ. Bệnh phổ biến ở miền núi, có thể tập trung ở một vùng (gọi là
bướu cổ địa phương), có thể xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều nơi. Theo kết quả điều
tra của một số tác giả thì tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở nước ta, nhất là miền cao
nguyên có vùng lên tới trên 90% người mắc bệnh. Bệnh có thể tránh được
bằng cách ăn muối có trộn Iốt.
Nguyên Nhân
1 Người cư dân vùng cao nguyên cảm phải sơn lam chướng khí sinh
bệnh.
2. Do nội thương tình chí, tức giận nhiều gây tổn thương can, can khí
uất kết sinh đàm thấp, khí trệ sinh bệnh. Hoặc lo nghĩ nhiều tổn thương tỳ,
kiện vận rối loạn, đàm thấp nội sinh, đàm trọc kết tụ ở cổ. sinh bệnh.
3. Thận khí hư tổn ngoại tà xâm nhập: do cơ thể phát triển nhanh, do
sinh nhiều, thai nghén, cho con bú đều làm hao tồn thận khí, thủy không đủ
muôi mộc, mộc khí uất kết khắc tỳ thổ, chức năng vận hóa rối loạn, đàm
thấp nội sinh, khí trệ đàm kết ở cồ mà sinh bệnh.
Tóm lại, bệnh chù yếu do ngoại cảm sơn lam chướng khí (vùng thiếu
Iốt) trên cơ thể thận khí suy (do yêu cầu phát triển, sanh nhiều, nuôi con,
tinh thần u uất buồn phiền, y ) mà sinh bệnh.

Triệu Chứng Lâm Sàng
Bệnh phát nhiều ở tuổi thanh niên đang phát triển, nữ nhiều hơn nam,
tỷ lệ cao vào thơi kỳ thai nghén và cho con bú, ở vùng lưu hành cũng gặp
nhiều ở tuổi học sinh tiểu học. Lúc bắt đầu triệu chứng không rõ, tuyến giáp
to dần, bờ không rõ, sắc da bình thường, không đau, ấn vào mềm, có loại to
sệ xuống, cảm giác nặng. Trường hợp nặng đè ép khí quản, thực quản, họng
thì có triệu chứng nuốt khó, giọng khàn, thở gấp khó thở, nếu chèn ép mạch
máu thì có nổi tĩnh mạch ở cổ.
Chẩn đoán phân biệt: trong chẩn đoán thường cần phân biệt với:
- Nhục Anh: tức u giáp cứng hơn thường, khối u khu trú hình cầu
hoặc hình trứng (hình thuẫn).
- Thạch Anh: tức ung thư tuyến giáp, hình thể lồi lõm không đều,
cứng như đá, ít hoặc không di động theo động tác nuốt.
- Anh Ung: tức viêm tuyến giáp bán cấp, tuyến giáp sưng đau xuyên
sang vùng chẫm sau tai kèm theo họng đau, đau đầu, sốt.
Biện Chứng Luận Trị
Thường chia ra 2 thể:.
+ Khí Trệ Đờm Ngưng: tuyến giáp sưng, bờ không rõ, sắc da bình
thường, ấn mềm không đau, to nhỏ thay đổi theo trạng thái vui buồn của
người bệnh (vui thì nhỏ, tức giận buồn phiền thì to ra), triệu chứng toàn thân
không rõ. Chất lưới hồng nhạt, rêu trắng mỏng hoặc trắng vàng.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đờm, tiêu sưng. Dùng bài Tứ Hải Sơ Uất
Hoàn (Dương Y Đại Toàn) : Thanh mộc hương 15g, Trần bì, Hải cáp phấn
đều 6g, Hải đới, Hải tảo, Côn bố, Hải phiêu tiêu đều 60g, tán bột làm hoàn,
mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với nước.
+ Thận Dương Hư Tổn: bệnh nhân đang ở thời kỳ phát triển, hoặc có
thai, sau sanh, cho con bú, thường kèm theo triệu chứng váng đầu, lưng gối
đau mỏi, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm hoặc tự hãn, lưới sắc nhợt ít rêu, mạch Hư
Tế Nhược.
Điều trị: bổ ích thận khí, nhuyễn kiên, tán kết. Dùng bài Tứ Hải Sơ

Uất Hoàn thêm Thỏ ti tử, Nhục thung dung, Bổ cốt chi, Hà thủ ô để bổ thận,
ích khí.
- Các phương pháp điều trị khác:
Châm Cứu
+ Ế phong, Đại chùy, Thiên đột, Khúc trì, Hợp cốc. Châm mỗi ngày
hoặc cách ngày (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Nhĩ Châm
+ Nội tiết tố, Tuyến giáp (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Cứu Pháp
Thiên đột, Phong trì, Khúc trì, Trung chử (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản:
+ Hải tảo, Côn bố đều 15 - 30g, sắc nước, chia hai lần uống trong
ngày hoặc làm hoàn uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Hải tảo, Côn bố lượng bằng nhau, Thanh bì lượng bằng 1/3 Côn bố,
sao vàng tán bột làm hoàn. Mỗi ngày uống 10g, sau bữa ăn tối. Có thể dùng
lâu dài (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Uất kim, Đơn sâm, Hải tảo đều 15g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục
trong 3-4 tuần, có thể cho thêm đường uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Hải đới 60g, Đậu xanh 150g nấu chín cho đường ăn hằng ngày
(Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Hạ khô thảo 30g, Hải tảo 60g sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Hà thủ ô 20g, Ô mai 10g, Côn bố 15g, sắc uống (Trung Y Ngoại
Khoa Học).
+ Lá sinh địa, Hạ khô thảo đều 30g, Sơn tra 20g sắc uống.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
. Luôn giữ tinh thần thanh thản thoải mái, tự kiềm chế không tức giận,
không buồn phiền, không lo nghĩ quá nhiều.
. Vùng có lưu hành bệnh, chú ý cải tạo nguồn nước và dùng muối Iốt
bắt buộc.
. Nên dùng thường xuyên ăn các chất hải tảo và các chất hải sản nhất

là phụ nữ thời kỳ cho con bú và thời kỳ có thai, tuổi dậy thì.
NHỤC ANH
Nhục anh tức U giáp lành tính, có đặc điểm lâm sàng là u hình trứng
hoặc hình nửa bán cầu, đặc cứng, bề mặt trơn, ấn không đau, đi động lên
xuống theo động tác nuốt, mầu da bình thường, phát triển chậm, khó tiêu và
không vỡ.
Nguyên Nhân
+ Tình chí nội thương, tức giận gây tổn thương can, lo nghĩ nhiều làm
tổn thương tỳ, Tỳ bị tổn thương thì chức năng kiện vận bị rối loạn, khí trệ,
đờm ngưng, huyết ứ, kết tụ ở cổ gây nên bệnh.
+ Thủy thổ bất hòa, vùng cao nguyên nước uống không bình thường,
uống lâu ngày gây rối loạn tạng phủ, khí trệ, đờm trọc, huyết ứ tích tụ tại cổ
gây nên bệnh.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Tuổi mắc bệnh thường dưới 40, nữ nhiều nam ít, phát hiện cục u một
bên hoặc cả hai hình bán cầu hoặc hình trứng bề mặt trơn tru, di động theo
động tác nuốt, ấn không đau, phát triển chậm, không có triệu chứng toàn
thân rõ rệt. Trường hợp khối u to lên có thể chèn ép khí quản, thực quản gây
nuốt khó, khó thở, giọng khàn. Có người kèm theo tính tình nóng, dễ gắt, hồi
hộp, ngực tức, ra mồ hôi, kinh nguyệt không đều, chân tay run, mạch Tế Sác,
hoặc dễ đói, giảm cân, mệt mỏi, người gầy, rụng tóc, tiêu lỏng, phần nhiều
dễ ung thư hóa.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Cần phân biệt với
- Khí Anh: tức bướu giáp đơn thuần.
- Thạch Anh: tức ung thư tuyến giáp, hình thể lồi lõm không đều,
cứng như đá, ít hoặc không di động theo động tác nuốt.
- Anh Ung: tức viêm tuyến giáp bán cấp, tuyến giáp sưng đau xuyên
sang vùng chẫm sau tai kèm theo họng đau, đau đầu, sốt.
Biện Chứng Luận Trị

+ Khí Trệ Đờm Ngưng: khối u bề mặt trơn, cứng vừa, ấn không đau,
kèm theo ngực đầy tức, họng hơi nghẹn, rêu lưới mỏng hơi nhầy, mạch
Huyền Tế.
Điều trị: Khai uất, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết.
Bài thuốc: Hải Tảo Ngọc Hồ Thang hợp Tiêu Dao Tán gia giảm.
+ Vị Nhiệt Tỳ Nhược: kèm theo triệu chứng ăn nhiều mau đói, người
gầy, tiêu lỏng, lười rêu mỏng nhầy, mạch Nhu.
Điều trị: Sơ can lý khí, tư âm, thanh vị nhiệt. Dùng bài Hải Tảo Ngọc
Hồ Thang hợp Ngọc Nữ Tiễn gia giảm.
+ Can Thận Âm Hư: kèm theo váng đầu, hồi hộp, bứt rứt, ra mồ hôi,
tay run, kinh nguyệt lượng ít hoặc bế kinh, lười đỏ, mạch Sác.
Điều trị: tư bổ can thận, dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa
Hoàng Hoàn gia giảm hoặc bài thuốc kinh nghiệm trị bướu (Đương quy,
Đan sâm, Hoàng dược tử, Hạ khô thảo, Sinh mẫu lệ, Côn bố, Hải phù thạch)
gia giảm.
+ Đờm Ứ Ngưng Kết: khối u cứng hoặc đau, chất lười đỏ tía, xám,
hoặc ban ứ huyết, mạch Tế Sáp.
Điều trị: hóa đờm, nhuyễn kiên, khai uất, hành ứ. Dùng bài Hải Tảo
Ngọc Hồ Thang, hợp với Tiểu Kim Đơn (Bạch giao hương, Thảo ô đầu, Ngũ
linh chi, Địa long, Chế mã tiền tử, đều 45g, Nhũ hướng, Một dược (khử dầu)
đều 22,5g, Đương qui thân 22,5g, Xạ hương 9g, Mực tàu 3,6g). Tất cả tán
bột mịn, dùng bột gạo nếp làm hoàn bằng hạt khiếm thực, mỗi lần uống 1
hạt, ngày 2 lần với rượu. Phụ nữ có thai không dùng.
Các Phương Pháp Khác
+ Dán cao: dùng Dương Hòa Giải Ngưng Cao.
+ Châm cứu: Chọn huyệt Định suyễn, châm cách nhật.
Hoặc châm kim thẳng quanh bướu.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Luôn giừ tinh thần thanh thản, tránh giận dữ, lo buồn.
2. Trường hợp trị lâu không thấy tiến bộ hoặc khối u to hơn nên cắt bỏ.


×