Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BỂ THẬN VIÊM MẠN ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.68 KB, 7 trang )


BỆNH HỌC THỰC HÀNH
BỂ THẬN VIÊM MẠN
Là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh Thận. Đây cũng là bệnh
nhiễm khuẩn thường gặp ở mọi lứa tuổi sau khi bị viêm phổi.
Bể Thận – Thận viêm thường bị cả hai bên, ít khi bị một bên nhưng
mức độ tổn thương ở hai bên khác nhau, có khi một bên thận bị xơ, teo, bên
kia vẫn hoạt động bình thường. Là một quá trình viêm mạn thành từng ổ:
bên cạnh ổ mới, có những ổ cũ bị xơ hóa xâm lấn vào tổ chức thận. Rõ nét
nhất là sự xâm lấn vào tế bào, lympho bào và tổ chức kẽ của thận, gây xơ
hóa tổ chức kẽ của thận và tổ chức xơ xâm lấn chèn ép làm đảo lộn cấu trúc
thận.
Đông y xếp vào loại ‘Lao Lâm’, ‘Yêu Thống’, ‘Hư Tổn’.
Đông y gọi là ‘Mạn Tính Thận Vu Thận Viêm’.

Nguyên nhân
Theo Đông y, Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau, nếu
tạng bị hư tổn thì phủ cũng bị ảnh hưởng theo và ngược lại. Chứng nhiệt lâm
(bể thận viêm cấp) điều trị lâu ngày không khỏi hoặc do cơ thể vốn bị suy
nhược, thấp nhiệt và tà khí ở trong, ứ huyết tích tụ lại gây nên tiểu nhiều,
tiểu gắt, tiểu buốt, lưng đau. Nếu thấp nhiệt nung nấu lâu ngày sẽ làm hao
tổn tân dịch, làm tổn thương chính khí, trên lâm sàng sẽ xuất hiện dấu hiệu
thận âm bất túc. Nếu Tỳ Thận đều hư sẽ gây nên chính khí suy, tà khí thịnh.
Triệu chứng:
+ Đa số tiến triển âm thầm, triệu chứng rất sơ sài khiến cho người
bệnh dễ bỏ qua.
+ Thỉnh thoảng sốt nhẹ, ngang thắt lưng đau, người mỏi mệt.
+ Thỉnh thoảng tiểu buốt, tiểu gắt, có khi không điều trị cũng khỏi.
+ Khoảng 1/3 số trường hợp thường có kèm các đợt cấp tính, sốt cao,
đau vùng Thận hai bên hoặc một bên, tiểu đục. Triệu chứng giống như trong
trường hợp viêm cấp nhưng chỉ là một đợt cấp trên gốc bệnh viêm mạn.


+ Dấu hiệu tương đối rõ nhất là ba dấu hiệu chính khi xét nghiệm
gồm:
. Nước tiểu có vi khuẩn.
. Tiểu ra bạch cầu, thường trên 4 triệu bạch cầu trên 24 giờ.
. Tiểu ra protein: thường chỉ từ 50-200mg% (0,5 đến 2g) / lít nước
tiểu.
Tiến Triển
Tiến triển dai dẳng hàng chục năm, có khi 29-30 năm. Có khi gây nên:
. Huyết áp cao tiến triển theo bể thận – thận viêm, nặng dần dẫn đến
suy thận.
. Thận bị xơ, teo, mất chức năng hoạt động, năng thì phải cắt bỏ bên
teo.
. Thận suy từng đợt: nặng nhất là giảm khả năng cô đặc nước tiểu, tiến
triển trong nhiều năm trước khi bị suy thận hoàn toàn.
Thường dùng phép công và bổ cùng lúc.
Bệnh mới phát, dùng phép Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm,
hoạt huyết hóa ứ. Khi bệnh đã ổn định, dùng bổ Tỳ, ích Thận để tăng sức đề
kháng đối với bệnh.
Có thể dùng một số bài thuốc sau:
Thanh Hóa Thang (Trung Quốc Hương Tài Y Sinh Tạp Chí 1993: 4,
39):Xích thược, Xuyên khung, Ngưu tất. Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp
(nướng) đều 6g, Xa tiền tử, Tây thảo 9g, Bạch mao căn 15g. Sắc uống 1 tuần.
TD: Thanh nhiệt, khứ thấp, hoạt huyết, hóa ứ. Trị bể thận viêm mạn.
Đã trị 42 ca, toàn bộ đều là nữ giới. Tuổi từ 21-62. Bệnh từ 3-18 năm.
Tất cả đã được Tây chẩn đoán là bể thận viêm mạn tính. Uống thuốc này 3-5
thang nhiều lắm cũng không quá 6 thang đều khỏi. Đạt tỉ lệ 96%.
Thanh Lâm Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1991: 3, 16):
Hoàng bá 30g, Ngân hoa 60g, Hoàng cầm 20g, Ngưu tất 12g. Sắc uống.TD:
Thanh nhiệt giải độc. Trị bể thận viêm và mạn tính.
Đã trị 185 ca cấp tính. Khỏi 166, có hiệu quả 13, có chuyển biến 4,

không kết quả 2. Tổng kết đạt 98,91%.
Có 49 ca mạn tính, khỏi 19, có hiệu quả 17, có chuyển biến 9, không
kết quả 4. đạt tỉ lệ 87,25%.
Phù Chính Hoạt Huyết Phương (Trung Cấp Y San 1991: 11, 61):
Hoàng kỳ (sống) 20g, Đương quy (toàn), Thân thảo, Đan sâm đều 15g,
Xuyên khung 10g, Thảo hồng hoa 12g. Sắc uống.
TD: Phù chính, hoạt huyết. Trị bể thận viêm mạn tính.
Trị 31 ca. Tuổi từ 21 – 70. bệnh từ 3 năm trở lên. Kết quả khỏi hoàn
toàn 17, có kết quả 10, có chuyển biến 3, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 96,8%.
Dưỡng Âm Thông Lâm Phương (Hồ Băcs Trung Y Tạp Chí 1992: 6,
18): Sơn dược, Cù mạch, Xa tiền tử đều 30g, Sinh địa, Phục linh đều 15g,
Đơn bì 10g, Mộc thông, Cam thảo sống đều 5g. Sắc uống. 10 ngày là một
liệu trình.
TD: Dưỡng âm, thông lâm. Trị nhiễm trùng đường tiểu nơi người lớn
tuổi.
Đã trị 53 ca. Nam 4, nữ 49. tuổi từ 50trơr lên. Bệnh từ 2 năm đến 15
năm. Đều có tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều, sốt, lưng đau. Xét nghiệm thấy có
bạch cầu, có vi khuẩn 37 ca. Kết quả: khỏi 42, có kết quả 5, không kết quả 6.
Đạt tỉ lệ 88,7%.
Thông Lâm Hóa Trọc Thang (Trung Y Tạp Chí, 1989: 9, 22): Tỳ giải,
Thạch xương bồ, Hoàng bá, Thạch vi đều 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g,
Thổ bối mẫu, Ngưu tất đều 10g, Mã bột 5g, Yết vĩ (tán nhuyễn, hòa vào
thuốc uống) 1g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt lợi thấp, phân thanh hóa trọc. Trị nhiễm trùng đường
tiểu mạn tính.
Châm Cứu Trị Bể Thận Viêm
+ Do Can Uất Khí Trệ: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm: Châm Hành
gian, Trung cực, Dương lăng tuyền, Chi câu (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Do Bàng Quang Có Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm.
Châm Bàng quang du, Trung cực, Âm lăng tuyền, Ủy dương, Đại chùy (Bị

Cấp Châm Cứu).
+ Tỳ Thận Khí Hư: Kiện Tỳ, ích Thận. Châm Tỳ du, Thận du, Bàng
quang du, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
Dán thuốc (Vương bất lưu hành) vào các huyệt: Thần môn, Tam tiêu,
Nội tiết, Bàng quang, Tỳ, Thận, Du niệu quản. Dán vào cả hai tai. Cách ngày
dán một lần, 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).

×