Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - CƯỜNG GIÁP potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.05 KB, 17 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
CƯỜNG GIÁP
(Cường Giáp - Giáp Trạng Tuyến Công Năng Cang Tiến Chứng,
Bướu Cổ Lồi Mắt, Bazedow).
Do nhiều nguyên nhân làm cho công năng tuyến giáp tăng cao. Là
một bệnh nội tiết do kích thích tố tuyến giáp tăng. Thường gặp nhất là Tuyến
giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave).
Phương pháp trị chủ yếu của YHHĐ đối với bệnh cường giáp gồm:
1- Dùng thuốc kháng giáp
(anti thyroxin ).
2- Dùng Iod.
3- Cắt bỏ 1 phần tuyến giáp.
Sau khi ứng dụng 2 phương pháp trên thấy có thích ứng với các chứng
nhất định, thuốc kháng giáp có tác dụng làm giảm tế bào lymphô và sau khi
điều trị dễ bị tái phát.
YHCT xếp bệnh cường giáp vào phạm trù Anh Chứng. Đương nhiên
là Anh chứng không chỉ riêng về bệnh cường giáp mà còn gồm các bệnh
khác về tuyến giáp nữa. Trên thực nghiệm lâm sàng dài ngày đã tích lũy
được kinh nghiệm phong phú về thuốc Đông y trong việc điều trị bướu cổ,
trong đó việc trị bệnh cường giáp đã thu được những kết quả trị liệu khá tốt
mà không có tác dụng phụ rõ rệt, đồng thời trong thực tế đã nắm vững được
các chứng cường giáp thích hợp với việc điều trị bằng thuốc YHCT. Thường
người ta cho rằng những dạng dưới đây thích hợp với việc dùng thuốc
YHCT để điều trị:
1- Bệnh nhẹ hoặc vừa, nếu nặng có thể kết hợp Đông Tây y.
2- Trường hợp quá mẫn cảm với thuốc kháng giáp hoặc vì phản ứng
độc tính mà không thể tiếp tục điều trị, không thể giải phẫu được.
3- Người bệnh có kèm bệnh gan.
4- Sau khi ngưng dùng thuốc kháng giáp thì tái phát.
5- Sau khi giải phẫu, bệnh cường giáp tái phát mà dùng thuốc kháng
giáp không hiệu quả.


6- Dùng thuốc kháng giáp tuy bệnh có bị khống chế nhưng mắt bị lồi,
tuyến giáp sưng to hơn trước.
YHCT chữa chứng cường giáp lấy biện chứng luận trị làm cơ sở
nhưng phân từng loại cũng có sự khác biệt.
* Y viện Nam Kinh phân thành 4 loại: Can khí uất trệ, Đờm khí giao
kết, Can hỏa vượng và Tâm Can âm hư.
* Y viện Thượng Hải phân làm 3 loại: Khí trệ đờm ngưng, Can hỏa
cang thịnh và Tâm Can Âm hư.
* Y viện Bắc kinh cho rằng chứng trạng điển hình của bệnh cường
giáp không xuất hiện đồng thời mà ở các giai đoạn khác nhau đều có các
chứng khác nhau.
Các phương pháp phân loại của các tác giả tuy không hoàn toàn giống
nhau nhưng trên cơ bản đều cho rằng diễn biến của bệnh này có các quy luật
sau:
+ Mới phát: Chủ yếu là Can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm,
nhuyễn kiên, tán kết.
+ Thời kỳ sau: Phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận.
Trong tiết này chủ yếu giới thiệu những nghiên cứu về chứng cường
giáp thuộc Hư chứng.
Y viện Thượng Hải tiến hành nghiên cứu chỉnh lý đối với việc trị liệu
bệnh cường giáp của Hạ-Thiếu-Nông. Phát hiện thấy trong gần 100 người
bệnh cường giáp đều có chứng trạng khí và âm đều hư, cho thấy hư chứng
chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trong bệnh cường giáp, Trong đó có 1 phần bệnh nhân
vừa âm hư vừa kèm Tâm hỏa vượng hoặc Can hỏa vượng. Nếu kèm Tâm
hỏa vượng thì Albumin trong nước tiểu tăng cao, nếu Can hỏa vượng thì 17
Steroid (OHCS) trong nước tiểu tăng cao. Hiện tượng này cũng gặp trong
các người bệnh Tâm hỏa vượng và Can hỏa vượng thuộc các loại bệnh khác
(như Huyết áp cao ). Cho thấy 2 chỉ định này không phải là mối liên quan
tất yếu đối với riêng bệnh cường giáp, mà chủ yếu là phản ảnh bản chất hỏa
vượng của tạng phủ. Xét theo kết quả trị liệu, trên cơ sở nguyên tắc trị liệu

phù hợp, thêm các vị thuốc tả Tâm hỏa (Hoàng liên), tả Can hỏa (Long đởm
thảo) tương ứng thì vừa cải thiện chứng trạng của bệnh cường giáp mà các
chất Albumin và 17 Steroid (OHCS) trong nước tiểu cũng hạ thấp tương ứng.
Đặc điểm trị liệu cường giáp của Hạ-Thiếu-Nông là tăng ích khí, dưỡng âm.
Trong bài thuốc dùng vị Hoàng kỳ là chủ yếu. Y viện Thượng Hải qua
nghiên cứu chứng minh rằng: Thuốc với lượng lớn Hoàng kỳ có tác dụng
quan trọng đối với việc đề cao hiệu quả. Dùng Hoàng kỳ 60g, Hạ khô thảo
40g, Bạch thược, Hà thủ ô, Sinh địa đều 20g, Hương phụ (chế) 12g, gọi là
bài ‘Cường Giáp Trọng Phương ‘, và dùng phương này bỏ Hoàng kỳ để so
sánh với bài Cường Giáp Trọng Phương. Theo chỉ số phân tích cường giáp:
. Ở nhóm dùng Hoàng kỳ, trước khi điều trị là 19.45 +- 0.84 hạ xuống
7.03 +-0.89 sau khi điều trị.
. Ở nhóm không dùng Hoàng kỳ thì từ 20.31+- 0.60 hạ xuống 13.11 +-
0.99. Tuy cả 2 nhóm trước và sau khi điều trị đều có sự sai biệt rõ rệt nhưng
chỉ số tích phân của nhóm Hoàng kỳ sau khi điều trị thấp hơn so với nhóm
không có Hoàng kỳ. Việc trọng dụng Hoàng kỳ ngoài việc thu được kết quả
lâm sàng rõ rệt mà kiểm tra trong phòng thí nghiệm cũng thấy kết quả trị
liệu tốt. Thí dụ:
. Huyết thanh T3 ở nhóm Hoàng kỳ trước khi điều trị là 4.22 +-
0,30mg/ml sau khi điều trị hạ xuống 2.68 +- 0,25mg/ml (P< 0.01), ở nhóm
không có Hoàng kỳ thì từ 4.04 +- 0.37 mg/ml xuống 3.97 +- 0.36mg/ml (P >
0.05).
. Huyết thanh T4 ở nhóm Hoàng kỳ trước khi điều trị là 19.5 +-
1.25mg/dl sau khi điều trị xuống 12.93 +- 0.87mg/dl (P < 0.01),ở tổ không
có Hoàng kỳ thì từ 17.19 +- 1.27mg/dl hạ xuống 16.39 +-1.59mg/dl(P>
0.05)
Thông thường thì sự phát bệnh cường giáp có quan hệ với sự rối loạn
công năng miễn dịch và sự xuất hiện cầu đản bạch miễn dịch của tuyến giáp
hưng phấn trong cơ thể. Hoạt tính Ea của người bệnh cường giáp trước khi
điều trị thấp hơn người bình thường rõ rệt. Sau khi điều trị, ở nhóm Hoàng

kỳ Ea tăng cao rất rõ ( P<0.05), ở nhóm không có Hoàng kỳ thì Ea tăng cao
không rõ (P> 0.05). Xét theo sự sai biệt của chỉ định miễn dịch ở 2 nhóm thì
tác dụng điều trị của Hoàng kỳ đối với chứng cường giáp có khả năng có
quan hệ với năng lực điều chỉnh công năng miễn dịch của cơ thể. Ở nhóm
không có Hoàng kỳ mà chỉ đơn thuần dùng thuốc dưỡng âm thì chỉ có khả
năng cải thiện chứng trạng mà không có khả năng hạ thấp mức độ T3,T4 và
nâng cao Ea, cho thấy phép điều trị bằng thuốc dưỡng âm ở đây chính là
điều trị ngọn (tiêu). Chứng âm hư của bệnh nhân cường giáp có khả năng là
chứng phát ra từ sự suy giảm chính khí, sau khi thêm lượng lớn Hoàng kỳ
thì cải thiện được chứng trạng lâm sàng và các chỉ định trong phòng thí
nghiệm, không những nâng cao tần suất khỏi bệnh mà còn hạ thấp tần suất
tái phát, làm nền tảng cho việc điều trị gốc. Điều này không những có ý
nghĩa chỉ đạo đối với việc điều trị bệnh cường giáp mà còn làm phong phú
thêm lý luận ‘ Dương sinh Âm trưởng ‘ - ‘Âm được dương trợ mà nguồn
suối không cạn ‘ của YHCT. Đương nhiên cũng không thể bỏ qua tác dụng
của thuốc dưỡng âm. Do mô hình thực nghiệm cường giáp tạo thành T 3 mà
số lượng thụ thể của kích thích tố thượng thận tăng nhiều , lượng háo Oxy
tăng lên, mà các vị thuốc tư âm như Sinh địa, Quy bản có khả năng hạ thấp 2
chỉ định này, hồi phục đến mức bình thường. Dùng chung Hoàng liên (tả
Tâm hỏa) đối với bệnh nhân cường giáp có đủ chứng trạng âm hư, tâm hỏa
vượng thì liền có khả năng tăng cường tác dụng điều chỉnh tính hưng phấn
của giao cảm - thượng thận ở bệnh nhân. Ngoài ra ông họ Tương còn phát
hiện rằng phương tổng hợp dưỡng khí ích âm có khả năng điều chỉnh sự tăng
cao khác thường của hàm lượng CAMP có huyết tương của chuột cường
giáp (thực nghiệm) do T3 gây ra, giảm thấp lượng háo dưỡng khí của tổ
chức gan và giảm lượng nước uống ở mô hình chuột thực nghiệm, đồng thời
điều chỉnh sự biến hóa dị thường của công năng kích thích tố thượng thận.
Người ta cho rằng: những tác dụng thu được này không nhờ vào sự hồi phục
của tuyến giáp trạng, điều này cho thấy Đông dược có thể thông qua con
đường bên ngoài tuyến giáp mà có tác dụng điều tiết sự chuyển hóa của cơ

thể để thu được kết quả điều trị lâm sàng.
Đông dược cũng thường dùng 1 số chứng trạng của bệnh cường giáp
để đối chứng trị liệu như đối với chứng mồ hôi nhiều, có thể dùng bột Mẫu
Lệ, cũng có tác giả điều trị bằng Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch Đối với chứng
mất ngủ, hồi hộp, hay mơ thì trên cơ sở ích khí dưỡng âm có thể thêm các vị
thuốc ninh tâm an thần như Toan táo nhân, Viễn chí, Long cốt, Dạ giao đằng,
Trân châu mẫu
YHCT cũng có 1 số thăm dò trong việc điều trị chứng lồi mắt (đột
nhãn). Cường giáp và lồi mắt đều do tự miễn dịch gây ra, trong đó việc thiếu
tính ức chế tế bào T là 1 khâu trọng yếu trong việc gây ra bệnh mà nồng độ
cao của T3,T4 ở bệnh cường giáp làm giảm yếu công năng của Ts, làm tăng
sự rối loạn sẵn có của chức năng miễn dịch.
Đối với chứng lồi mắt:
+ Y viện Thự Quang (Thượng Hải) dùng Kỷ tử, Bạch giới tử, Trạch
tất, Ngọa lõa tử, Địa cốt bì và Bạch tật lê để điều trị bướu cổ lồi mắt.
+ Sở nghiên cứu nội tiết Thượng Hải dùng đơn thuần biện chứng luận
trị hoặc dùng thuốc YHCT thêm“Thyroid ” (Tuyến giáp trạng phiến) liều
thấp, chữa 24 trường hợp bướu cổ lồi mắt, một số chữa kết hợp với châm
cứu. Sau khi điều trị 3-6 tháng tỉ lệ có kết quả ở chứng bướu cổ lồi mắt nhẹ
là 90,9%, loại vừa là 75%,. Mức độ mắt thu nhỏ là 2,3mm (P< 0.01), nồng
độ T3, T4 trong huyết thanh hạ thấp rõ. Người ta cho rằng tác dụng điều trị
của thuốc YHCT có khả năng có quan hệ với sự điều chỉnh tính miễn dịch
và công năng của thần kinh thực vật.
Nguyên tắc chữa trị chính là Thanh nhiệt, bổ khí, thanh Can, minh
mục, tư âm. Các vị thuốc chính là:Phong hưu, Bạch liễm, Lậu lô, Hoàng kỳ,
Huyền tinh thạch, Thạch hộc, Cúc hoa, Kỷ tử, Mật mông hoa, Thiên lý
quang, Cốc tinh thảo, Thạch giải
Ngoài ra, có tác giả cũng quan sát thấy những bệnh nhân lồi mắt ở
thời kỳ cường giáp ổn định, có chứng trạng ứ huyết ở mắt và toàn thân, các
nếp nhăn ở mao mạch và công thức máu đều khác thường. Kiểm tra độ thay

đổi của huyết dịch có kết quả. Độ dính của huyết tương toàn phần, HCT đều
tăng cao, cho thấy huyết ứ cũng có khả năng chính là nguyên nhân phát bệnh
hàng đầu của chứng này. Điều này cũng có thể có ý nghĩa nhất định trong
việc hướng dẫn điều trị. Việc xử dụng thuốc YHCT có chứa Iod là 1 vấn đề
cần cân nhắc về lợi hại. Những phương thuốc trị bướu cổ truyền thống đều
có 2 vị thuốc Côn bố và Hải tảo, có hàm lượng Iod rất cao mà sự ứng dụng
Iod trong việc trị bệnh cường giáp theo YHHĐ lại khá hạn chế. Iod có khả
năng ức chế cơ hóa tạm thời chất Iod trong tuyến giáp, chủ yếu là ức chế sự
phóng thích kích thích tố tuyến giáp nhưng không phải là dạng dược liệu có
Lưu huỳnh và Uric ức chế sự hình thành của kích thích tố tuyến giáp Hiện
nay trong lâm sàng người ta lợi dụng hiệu quả cấp kỳ của Iod trong trường
hợp khẩn cấp để khống chế sự phân tiết kích thích tố tuyến giáp, như ở
người bệnh cường giáp cần giải phẫu gấp. Ngoài ra Iod có thể làm giảm
huyết dịch cung ứng cho sự tăng sinh của tuyến giáp. Vì vậy, cũng có thể
dùng để chuẩn bị cho tiền giải phẫu. Nhưng trên 1 phương diện khác, phải
tỉnh táo để biết rằng việc dùng đơn độc Iod để điều trị có tính quyết định đối
với bệnh cường giáp thì luôn luôn có hiệu quả không tốt. Sau khi dùng trong
1 giai đoạn thì bị trầm cảm vì trong tuyến giáp lưu trữ 1 lượng lớn kích thích
tố, vì vậy việc dùng các thuốc khác rất khó khăn. Khi dùng Iod để điều trị
bệnh cường giáp thì sau khi ngưng dùng, các chứng trạng của bệnh cường
giáp tăng nặng hơn. Tác giả Trần Thị làm so sánh giữa hiệu quả cấp thời
việc dùng Iod của YHHĐ và thuốc YHCT có chứa Iod để điều trị bệnh
cường giáp, thấy ở 2 phương pháp này thì thời gian bắt đầu có hiệu quả, thời
gian đạt được hiệu quả cao nhất và tỉ lệ hiệu quả thì đều giống nhau. Đối với
hiệu quả lâu dài của 2 phương pháp điều trị trên, vì sự hạn chế của điều trị
nên không so sánh được. Oâng ta cũng so sánh hiệu quả điều trị bệnh cường
giáp giữa loại dùng Iod và các phương thuốc YHCT không chứa Iod. Kết
quả thấy rằng tuy thời gian có hiệu quả cao nhất của thuốc YHCT chậm hơn
so với Iod nhưng thời gian hiệu quả lại kéo dài hơn so với Iod. Như vậy, khi
xử dụng thuốc YHCT có hàm lượng Iod cao để điều trị bệnh cường giáp

phải cẩn thận như khi xử dụng Iod.
Đương nhiên cũng có 1 số báo cáo về 1 số ứng dụng các phương
thuốc có hàm lượng Iod khá cao như bài Tiêu Anh Thang (Hải tảo, Côn bố,
Hoàng dược tử, Mẫu lệ ( nung) hoặc bài Hoàng Dược Tử Cao có khả năng
mất hiệu quả (giảm Iod) nhờ dịch Lô qua thị?. Điều này cho thấy rằng những
thuốc YHCT trên còn chứa 1 số các thành phần có khả năng khắc phục các
tác dụng phụ của Iod, nâng cao hiệu quả điều trị. Để xác định được những
điều này, còn phải chờ những tiến bộ mới trong nghiên cứu.
- Hà-Thiệu-Kỳ trong ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’ báo cáo:
“ Đối với bệnh cường giáp, theo biểu hiện lâm sàng, nhiều học giả cho
rằng thuộc loại âm hư dương kháng kiêm đờm, kiêm ứ. Phép trị dùng Tư
dưỡng Thận âm, bình Can tiềm dương, hóa đờm, nhuyễn kiên, hoạt huyết,
hóa ứ. Dùng bài ‘Bình Anh Phức Phương ( Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Hạ
khô thảo, Triết bối mẫu, Tam lăng, Nga truật, Ngõa lăng tử, Sơn dược,
Đương qui, Sơn thù nhục), bài Phức Phương Giáp Kháng Cao (Sinh địa,
Mạch môn, Bạch thược, Đan sâm, Hạ khô thảo, Mẫu lệ,Tô tử, Ngũ vị tử,
Hương phụ (chế), Đảng sâm, Hoàng kỳ), bài Giáp Kháng Cơ Bản Phương
(Bạch thược, Sinh địa, Miết giáp, Qui bản, Sơn dược, Hạ khô thảo, Đảng
sâm, Hoàng tinh), các bài này đối với cường giáp nhẹ và trung bình có kết
quả tốt.
Hà-Kim-Lâm báo cáo 120 trường hợp dùng châm cứu bổ các huyệt
Túc tam lý (Vị 36), Tam âm giao (Tỳ 6), tả các huyệt Khí anh (Ngoài kinh),
Nội quan (Tâm bào 6), Gian sử (Tâm bào 5), ngày 1 lần, có kết quả 73,9%.
Kết hợp với thuốc kết quả càng tốt.
Gần đây, có nhiều học giả cho rằng đối với việc kháng giáp, không
nên dùng các loại thuốc có Iod như Hải tảo, Hải đái,Côn bố vì đã dùng rồi
kết quả sẽ không tốt. Đó cũng là 1 phát hiện mới”.
Trần Sĩ Khuê trong ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’ báo cáo:
“ Nhiều học giả phát hiện: chứng suy giáp và cường giáp phù hợp với
chứng Dương hư và Âm hư theo Trung y. Dùng phép ôn Thận, trợ dương,

ích khí chữa chứng Dương hư cũng có thể dùng chữa chứng suy giáp. Dùng
phép ích khí thanh nhiệt, dưỡng âm chữa chứng âm hư cũng có thể chữa
chứng cường giáp có kết quả.
Trên lâm sàng dùng Trung dược hoặc Trung dược kết hợp với viên
Thyroxin liều thấp chữa suy giáp, nâng cao mức tuyến giáp tố rõ rệt (T3, T4
tăng rõ). Phương pháp chữa này thích hợp với người cao tuổi, suy giáp mà
không dùng được tuyến giáp tố, người suy giáp kèm bệnh tim, người bệnh
lờn đối với tuyến giáp tố, uống tuyến giáp tố có nhiều tác dụng phụ.
Đối với chứng cường giáp, có báo cáo chia nhóm nghiên cứu lâm
sàng, thấy kết quả cao hơn ở nhóm dùng biện chứng Trung y kết hợp thuốc
Tây, tỉ lệ 60%, kết quả ở nhóm dùng Trung dược là 30% và nhóm dùng
thuốc Tây là 42,3%.
Ngô Trạch Sinh trong ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số (1).14/1985 báo
cáo trị 45 trường hợp Bướu cổ lồi mắt bằng huyệt kinh nghiệm: Thượng
thiên trụ, Phong trì. Để đạt được kết quả, phân theo loại chứng gia giảm:
1-Khí âm đều hư: ích khí dưỡng âm làm chính. Huyệt chính: Nội quan,
Túc tam lý, Tam âm giao, Phục lưu. Phối hợp với huyệt Thái dương, Ty trúc
không.
2-Aâm hư hỏa vượng: Tư âm thanh hỏa là chính. Huyệt chính: Gian
sử, Thái xung, Thái khê. Phối hợp với huyệt Thái dương, Toàn trúc.
Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy: chứng bướu cổ lồi mắt, theo biện
chứng YHCT thuộc chứng Aâm hư hỏa vượng.”
Hà-Kim-Lâm trong ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số (5).15/1986 báo cáo:
Dùng phương pháp châm trị cường tuyến giáp có phân tích lâm sàng như
sau:
1- Phân nhóm:
- Nhóm 1: châm huyệt Tỳ hưu (tương đương huyệt Thủy đột).
- Nhóm 2: châm huyệt Nội quan, Gian sử, Túc tam lý, Tam âm giao.
- Nhóm 3: châm huyệt Tỳ hưu, Nội quan, Gian sử, Túc tam lý, Tam
âm giao.

2- Cách châm: huyệt ở cổ (Tỳ hưu) dùng tả pháp, huyệt ở tay, chân
dùng bổ và tả pháp. Lưu kim 30 phút.
3- Liệu trình: mỗi ngày châm 1 lần, 50 lần là 1 liệu trình.
Giáp kháng bệnh cơ biến hóa thì theo âm hư khí thiếu, âm hư nội
động làm chính. Như thấy nhiệt, mồ hôi ra nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, hồ
hộp, mất ngủ, hơi thở ngắn, tiểu nhiều, lưỡi hồng, ít rêu, mạch Tế, Sác, các
chứng bệnh do đó sinh ra. Châm theo nhóm 2, theo đó mà luận trị. Dùng
phép ích khí, dưỡng âm, thanh hỏa. Xử dụng huyệt Gian sử để thanh tâm
hỏa, bình Can mộc, Túc tam lý bổ trung, ích tỳ khí, Tam âm giao tư Thận
dưỡng âm, tráng thủy làm chủ, lấy thủy hàm mộc. Điều hòa công năng tạng
phủ bên trong, làm cho âm dương, khí huyết, hư thực được bình phục, lấy
cách trị gốc làm chính.
Liêu Phương Chính trong ‘Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo’ số
(1).23/1987 dùng phương pháp cứu chữa 30 trường hợp cường tuyến giáp:
Huyệt chính : Đại trữ, Phong môn, Phế du, Du phủ, Đại chùy, Thân
trụ, Phong trì.
Phương pháp: 30 người bệnh chia ra làm 3 nhóm:
+ Cứu ngoài da.
+ Cứu + châm.
+ Cứu sâu.
Có người bệnh phối hợp dùng ôn châm.
Kết quả: Khỏi : 4, khá 15, kém 11.
Vương Minh Uyên trong Trung y Tạp Chí số (2). 43/1985 dùng xung
điện trị 48 trường hợp cường giáp:
. Huyệt chính: 2 bên phía ngoài tuyến giáp, kích thích mạnh.
. Huyệt phụ: 2 bên vòng tuyến giáp phình ra, 2 bên huyệt Thái dương,
kích thích mạnh. Nội quan, Thần môn kích thích vừa có tác dụng làm kích
thích tố giảm, thậm chí trở lại bình thường.
Chu-Đức-Bảo, trong Trung Quốc Châm Cứu số (3). 7/1987 dùng
Thủy châm trị 50 trường hợp bướu cổ lồi mắt có hiệu quả.

Huyệt dùng: Thượng thiên trụ (trên huyệt Thiên trụ 0,5 thốn). Châm
sâu 1 - 1,5 thốn, mũi kim hướng về phía mắt. Cách 1 ngày thủy châm 1 lần,
10 lần là 1 liệu trình. Kết quả đạt 83,6%. Tác giả giải thích: huyệt Thượng
thiên trụ thuộc về đường kinh túc thái dương Bàng quang, bên trong có
huyệt Phong phủ, bên ngoài có huyệt Phong trì, là nơi phong khí tụ lại, mà
kinh dương tụ hợp tại đầu. Vì vậy dùng huyệt Thượng thiên trụ để vận
chuyển nhãn cầu, có tác dụng thanh tức phong dương, thông khiếu, minh
mục, tiêu ứ, tán kết.
Ngô-Trạch-Lâm trong Giang Tô Trung Y Tạp Chí số (1) 28/1986 báo
cáo dùng châm cứu chữa 15 trường hợp bướu cổ lồi mắt:
Châm huyệt Thượng thiên trụ, Phong trì, Đồng tử liêu, Toàn trúc và
Hiệp cốc.
Cách châm: huyệt Thượng thiên trụ và Phong trì châm mũi kim hướng
về phía đầu mũi, sâu không quá 1,2 thốn, theo phương pháp vê kim đề tháp.
Huyệt vùng mặt châm luồn kim dưới da. Châm huyệt Hợp cốc, mũi kim
hướng về phía cổ tay. Lưu kim 30 phút, cứ 10 phút lại vê kim một lần. Kết
quả đạt 67,6 - 90%.

×