Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - GIUN CHUI ỐNG MẬT pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.2 KB, 15 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
GIUN CHUI ỐNG MẬT
(Round-Worms In The Biliary Tract)
Là chứng đau bụng cấp do giun đũa chui vào ống mật gây nên.
Thống kê của ngoại khoa cho thấy Giun chui ống mật đứng hàng thứ
hai sau cấp cứu viêm ruột dư.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ (chương về Vưu trùng) viết: “Vưu trùng
gây bệnh khiến cho người ta nôn ra nước miếng, tim đau, phát bệnh có
lúc ”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Vưu trùng vào tim có thể
gây chết người”.
Gặp nhiều ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Đông y gọi là ‘Hồi Quyết’, ‘Đởm Đạo Hồi Trùng Bệnh’.
Cũng gọi là Giun Đường Mật.
Nguyên nhân
+ Do giun đũa đi ngược dòng ống tiêu hóa lên đường dẫn mật gây ra
bệnh.
+ Do tiêu chảy, táo bón, có thai hoặc uống thuốc xổ giun không đúng
cách hợp với hàn (lạnh) bên trong tạo thành yếu tố kích thích giun đi lên,
chui vào ống dẫn mật, tạo thành những cơn đau dữ dội.
Cơ chế gây bệnh
Giun đũa thường ký sinh ở đoạn cuối ruột non. Từ đó, vì một lý do
nào đó, giun đi ngược ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật gây
nên những cơn đau dữ dội. Có ý kiến cho rằng vì chất toan trong dạ dày bài
tiết kém, có ý kiến cho rằng vì môi trường trong ruột thay đổi khiến giun
phải đi ngược để tìm môi trường thuận lợi hơn. Cũng có khi do giun nhiều
qua, giun bò đi các chỗ khác, và chui vào ống dẫn mật
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ cho rằng do tạng phủ bị hàn, giun không
thể ở yên một chỗ mà đi ngược lên. Điều này cho thấy do thay đổi môi
trường nên sinh ra chứng này.
Triệu chứng: Cơn đau rất đột ngột, dữ dội, sờ vào bụng thấy có khối u


hoặc đau ở vùng thượng vị, thậm chí lạnh chân tay (hồi quyết), bên phải
bụng đau như kim đâm, kèm theo muốn nôn. Một tư thế làm giảm bớt đau
thường biểu hiện: đứa nhỏ phủ phục, mông chổng lên. Những đứa trẻ còn bế
thường bắt mẹ bế vác trên vai, bụng tì vào vai mẹ. Rồi đột nhiên cơn đau dịu
đi, trẻ mệt lả, ướt đẫm mồ hôi, đòi uống nước để rồi lại nôn ra hết. Sau đó trẻ
nằm im không cựa quậy, mắt nhắm cho đến khi một cơn đau khác tái diễn.
Cơn đau cứ như vậy lập đi lập lại đến 15-20 lần trong một ngày.
Nên lợi dụng lúc dịu cơn đau để thăm khám. Khi sờ nắn, thấy phản
ứng co cứng nhẹ ở vùng dưới sườn bên phải, co cứng sẽ tăng lên trong cơn
đau, gan và túi mật thường không to.
Điểm đau sườn lưng cần được lưu ý: Điểm đau nhói khi ấn vào khối
cơ thắt lưng ở góc sườn thứ 12. điểm đau sườn lưng gần như điển hình ở
người lớn, ở trẻ nhỏ ít thấy hơn. Trái lại, điểm đau cạnh ức, cách 1,5-2cm về
phía phải và phía dưới mỏm xương ức, tương ứng với ống gan trái hoặc
chính xác hơn ở chỗ chia nhánh của ống gan trái thành ống dưới phân thùy II
và III của gan trái gây đau nhói khi ấn sâu làm trẻ nhăn mặt. Điểm đau này
có khi cũng gặp khi có điểm đau ở góc sườn lưng nhưng vẫn đau nhiều hơn.
Mạch lúc đầu Huyền Khẩn, lúc đau dữ dội thì Trầm Phục.
Bệnh lâu ngày do đờm uất nhiệt, mạch phần nhiều Hoạt hoặc Hồng
Sác.
Nếu giun ra khỏi ống dẫn mật cơn đau lập tức khỏi ngay nhưng rất dễ
tái phát.
Nếu giun chui hoàn toàn vào túi mật thì trở thành trướng đau liên tục.
Nếu giun làm tắc ống dẫn mật sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết của mật
hoặc giun đem theo vi khuẩn vào ống dẫn mật thì mật bài tiết ra bị bế tắc
gây ra bệnh hoàng đản (vàng da) hoặc Túi mật viêm, Tuyến Tụy viêm
Chẩn Đoán Xác Định
Chẩn đoán dựa vào 3 điểm:
+ Đau dữ dội ở bụng trên, ấn đau ở dưới mỏm xương ức (chấn thủy).
+ Có thể trước đó vài ngày đã uống thuốc xổ giun, trong cơn đau có

nôn ra giun, có tìm thấy trứng giun trong nước mật hút ra từ tá tràng.
+ Chụp Xquang bằng thuốc cản quang vùng túi mật thấy hình giun
trong túi mất. Hoặc siêu âm thấy.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Vùng bụng đau, có rất nhiều nguyên nhân, vì vậy cần lưu ý phân biệt
với một số trường hợp khác:
. Ruột Dư Viêm Cấp: cũng gây đau bụng dữ dội nhưng vị trí đau ở
vùng bụng dưới – háng, bệnh nhân có sốt, nôn mửa.
. Túi Mật Viêm: Cũng đau bụng dữ dội, điểm đau ở hạ sườn phải (ở
điểm giữa của đường vòng cung của hạ sườn phải và đường thẳng dọc qua
vú phải).
. Tụy Tạng Viêm Cấp: Cũng đau bụng dữ dội nhưng vị trí đau ở vùng
hai bên phía trên rốn.
. Cơn đau bụng Gan (áp xe gan): đau bubngj dữ dội nhưng vị trí đau ở
hạ sườn phải, lan đến vai phải.
. Cơn đau bụng Thận: bụng đau dữ dội nhưng cơn đau tập trung ở
vùng lưng (tại điểm Brewer: góc do xương sườn 12 và cột sống tạo thành).
Cơn đau thường xiên xuống bụng dưới và đùi.
. Tắc ruột, lồng ruột: bụng đau dữ dội nhưng không trung tiên và đại
tiện được.
Điều Trị: An hồi, định thống, khu trừ hồi trùng (NKHT. Đô).
Dùng bài Ô Mai Hoàn (Thương Hàn Luận): Can khương 400g, Đương
quy 160g, Hoàng bá 240g, Hoàng liên 640g, Nhân sâm 240g, Ô mai 200 quả,
Phụ tử 240g, Quế chi 240g, Tế tân 240g, Thục tiêu 160g.
Tán bột. Dùng giấm ngâm Ô mai 1 đêm, bỏ hột, chưng chín, tán
nhuyễn, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g.
(Ô mai + Hoàng liên + Xuyên tiêu làm chủ dược. Theo kinh nghiệm
của người xưa thì giun đũa nếu gặp chất chua thì ngừng quậy, gặp chất đắng
thì yên, gặp chất cay thì quay đầu xuống dưới; Vì vậy dùng Ô mai, Hoàng
liên, Xuyên tiêu vì 3 vị này rất chua, rất đắng và rất cay để làm cơ sở lập

phương. Nhưng chứng giun chui ống mật sở dĩ phát ra được, theo cổ nhân là
do nội tạng bị hư hàn cho nên giun quấy không yên. Phía trên thì giun xâm
nhập vào hoành cách mô gây ra đau, gây ra nôn, gây phiền và gây lạnh, lại
thêm lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, bài thuốc này còn dùng Tế tân, Quế chi, Can
khương + Phụ tử để hỗ trợ cho Xuyên tiêu trị tạng hàn; Hoàng bá giúp
Hoàng liên thanh thấp nhiệt; Nhân sâm + Đương quy bổ hư. Hàn ôn cùng
dùng, tiêu bản cùng chữa không những làm yên được giun mà còn yên được
Vị, dùng chữa chứng giun chui ống mật rất công hiệu (380 Bài Thuốc Đông
Y Hiệu Nghiệm).
+ Ô mai dưỡng can, liễm âm, an vưu, chỉ thống làm quân; Hoàng liên,
Hoàng bá thanh nhiệt, táo thấp; Xuyên tiêu, Can khương, Phụ tử, Tế tân khứ
hàn, chỉ thống, khu hồi; Nhân sâm bổ tỳ, ích vị; Đương quy dưỡng huyết,
nhu can, chỉ thống; Quế chi kích thích 12 kinh, ôn thông kinh mạch, thông
dương, hóa khí. Toàn bài dùng các vị chua để thu liễm, vị đắng để tiết, vị
cay để khai, vị ngọt để bổ, phối hợp vị đại hàn lẫn đại ôn để điều hòa can và
vị, an vưu, chỉ thống, có cả bổ khí, hòa huyết, toan sáp cố thoát, vì vậy có
khả năng ức chế giun, sát trùng (Kim Quỹ Yếu Lược Thang Chứng Luận
Trị).
+ Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 4, giới thiệu 3 bài thuốc:
1- Ô Mai Thang: Ô mai, Binh lang, Hoàng liên đều 12g, Xuyên tiêu,
Nhũ hương đều 8g, Bạch phàn 1,2g. Sắc uống.
2- An Vưu Thang: Ô mai, Bạch truật đều 12g, Cam thảo 8g, Xuyên
tiêu, Nhân sâm đều 4g, Can khương 6g. Sắc uống.
3- Cam thảo 20g, Mật ong 20g, Bột gạo tẻ 12g. Sắc Cam thảo với Bột
gạo, vắt lấy nước, trộn với Mật ong, uống.
Thanh Đởm Địch Đạo Thang (Trung Quốc Đương Đại Bí Phương Đại
Toàn): Đại hoàng (sống) 30-50g (cho vào sau), Khương lang trùng 1 con
(nghiền nát, chia làm hai lần uống), Uất kim 10g, Mộc hương, Binh lang,
Chỉ thực, Bạch thược, Cam thảo (sống) đều 15g. Sắc uống ngày hai lần.
TD: Thông hạ, khu trùng, hoãn cấp, chỉ thống.

Tham khảo: Trị 35 ca giun chết ở ống mật. Kết quả khỏi hẳn 27, có
hiệu quả ít 7, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 97,1%.
Tiêu Mai Chỉ Quán Thang (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1987, 3): Ô
mai, Hắc thố đều 30g, Xuyên tiêu 50 hột, Quán chúng 60g, Khổ luyện căn
12g (Trẻ nhỏ giảm nửa liều). Sắc uống.
TD: An trùng, khu trùng, hoãn giải đông thống. Trị giun chui ống mật.
Tham khảo: Đã dùng bài này trị hơn 200 ca, trừ một số phải chuyển
sang khoa ngoại tây y, còn lại đều khỏi.
Đởm Hồi Định Thống Thang (Phúc Kiến Trung Y Dược 1984, 4): Ô
mai 15g, Xuyên luyện tử, Xuyên hoa tiêu đều 10g, Tế tân 1g, Mộc hương 5g,
Hoàng liên 2g, Sử quân tử 10g. Sắc uống.
TD: An hồi, định thống. Trị giun chui ống mật.
Tham khảo: Thường chỉ uống 1 thang là thấy công hiệu (giảm đau), 4
thang là khỏi.
Đởm Hồi Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1982, 6): Hồ hoàng
liên, Lôi hoàn, Binh lang, Sài hồ, Hoàng cầm, Mang tiêu (chia ra uống), Hậu
phác, Chỉ thực đều 9g, Ô mai 15g, Khổ luyện căn bì, Đại hoàng (cho vào
sau) đều 12g. Sắc uống.
TD: Tiêu viêm, lý khí, lợi đởm bài trùng. Trị giun chui ống mật.
Đã trị 185 ca (trong đó Viêm ống mật 35, Tuyến tụy viêm 3, Ruột dư
viêm 3, Giun ống mật 8, Sỏi túi mật 4. Kết quả khỏi hẳn 172, chuyển biến
tốt 11, không hiệu quả 2. Tỉ lệ đạt 98,92%.
Khu Hồi Chỉ Thống Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1990, 4): Binh lang
20g, Xuyên luyện tử, Hoàng cầm, Oo dược, Sài hồ, Chỉ thực, Hậu phác,
Mộc hương đều 10g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 6g, Đại hoàng, Khiên ngưu
đều 15g. Sắc uống.
TD: Khu hồi, chỉ thống. Trị giun chui ống mật.
Đã trị 50 ca, đều khỏi hoàn toàn. Có tác dụng trục giun, giảm đau tốt.
Nhị Hoàng Tiêu Ô Thang (Thiên Tân Trung Y Dược 1990, 2): Hoàng
liên 2g, Hoa tiêu 5g, Ô mai, Sử quân tử, Hạc sắt, Đại hoàng (sống), cho vào

sau đều 10g, Sắc uống.
TD: Tiêu viêm, lợi Đởm, khu hồi, chỉ thống. Trị giun chui ống mật.
Đã trị 65 ca, khỏi hoàn toàn 63, có chuyển biến tốt 3. Đạt tỉ lệ 100%.
Khu Hồi Trùng Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn):
Xuyên luyện tử 15g, Ô mai 30g, Xuyên tiêu, Hoàng bá, Mộc hương, Thanh
bì (sao dấm), Chỉ xác đều 9g, Sử quân tử nhục 15g, Khổ luyện bì 24g, Binh
lang 12g. Sắc uống.
TD: Khu trừ đởm đạo hồi trùng. Trị giun chui ống mật.
An Hồi Lợi Đởm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Sử
quân tử, Binh lang đều 15g, Khổ luyện bì 10g, Ô mai 20g, Xuyên tiêu 10g,
Đại hoàng 15g, Hạc sắt 10g, Bạch thược 30g, Nhân trần, Bồ công anh, Long
đởm thảo đều 10g. Sắc, thêm ít dấm ăn, quấy đều, uống.
TD: An hồi, khu trùng, lợi đởm. Trị giun chui ống mật. Uống 1-2
thang là hết đau.
Phức Phương Ô Mai Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh
Nhân Chí): Ô mai, Nguyên hồ phấn, Thạch lựu bì đều 10g, Can khương 3g,
Hoàng bá, Diên hồ sách đều 10g, Xuyên luyện bì 50g (Trẻ nhỏ lượng
Nguyên hồ phấn, thạch lựu bì, Can khương đều phải giảm đi, Khổ luyện bì
dùng 1-1,5g/kg, Xuyên luyện bì dùng 2-3g/kg).
Sắc uống.
TD: An hồi, khu trùng, chỉ thống. Trị giun chui ống mật.
Một Số Phương Thuốc Đơn Giản
+ Vôi tôi 500g, trộn với 2 lít nước sôi để nguội. Để lắng lấy nước
trong. Mỗi lít nước vôi tôi được hòa tan 50mgr đường để uống. Mỗi lần
uống 50ml lúc lên cơn đau. Mỗi ngày không quá 400ml. Thời gian trị trung
bình là 5 ngày. Kết quả lên đến 80%. Phương pháp này vừa kích thích mật
tiết mạnh ra vừa có tác dụng sát trùng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt
Nam).
Châm Cứu
+ Sơ tiết Đơ?m khí, khoan trung, hòa Vị.

Nhóm 1 - Đơ?m Nang + Nội Quan (Tb.6). Lúc phát cơn đau, châm
kích thích mạnh, vê kim liên tục từ vài giây đến vài phút. Khi đỡ đau, có thể
lưu kim dưới da vài giờ đến vài ngày.
Nếu chưa bớt, thêm Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Túc Tam Lý (Vi.36)
+ Nhật Nguyệt (Đ.24) (bên pha?i) + Giáp Tích ngực 8-9. Châm Nhật Nguyệt
pha?i châm dọc theo cơ thẳng bụng xiên xuống. Châm Giáp Tích cố tạo
ca?m giác lan ra phía trước.
Nhóm 2- Nghênh Hương (Dtr.20) thấu Tứ Bạch (Vi.2), châm kích
thích mạnh, vê kim vài phút, đợi đến khi hết đau thì rút kim.
Có thể thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung
(Đc.26).
• Ý nghĩa: Dương Lăng Tuyền là huyệt Hợp cu?a Kinh Đơ?m; Đơ?m
Nang là huyệt đặc hiệu trị bệnh ơ? túi mật theo kinh nghiệm hiện đại; Nhật
Nguyệt là huyệt Mộ cu?a Đơ?m. Dùng 3 huyệt này để sơ tiết Đơ?m khí;
thêm Túc Tam Lý và Nội Quan để khoan trung, hòa Vị (Châm Cứu Học
Thượng Hải)
+ Chí Dương làm chính, có thể thêm Dương Lăng Tuyền và Túc Tam
Lý (Phúc Kiến Trung Y Dược số 31/1985).
+ Huyệt chính: Giáp Tích ngực 7 hoặc Chí Dương. Phối hợp với
Đơ?m Du, Tỳ Du,ị Thương.
Huyệt Giáp Tích Ngực 7, lấy mỗi bên 1 huyệt, châm xiên 65o về
hướng cột sống, châm ta?, tạo ca?m giác đắc khí lên phía trên, lưu kim 20-
30 phút (Phúc Kiến Trung Y Dược số 57/1985).
+ Châm Nghênh Hương sâu 0,5 milimet rồi hướng mũi kim về phía
trên, xuyên đến Tứ Bạch (Vi.2), kích thích vừa, lưu kim 12-24 phút (‘Trung
Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 13/1986).
+ Thanh nhiệt, lợi Đơ?m, lý khí, gia?m đau: Châm ta? Cưu Vĩ, Chí
Dương, Đơ?m Nang, Dương Lăng Tuyền, Thái Xung, Nhật Nguyệt, Trung
Qua?n. Hoặc châm Nghênh Hương, thấu Tứ Bạch, Nhân Trung (Thực Dụng
Châm Cứu Đại Toàn).

+ Châm tả Thiên ứng huyệt (để giảm đau cục bộ), tả Nhật nguyệt (mộ
huyệt của kinh Đởm để trực tiếp kích thích cho mật co bóp mạnh lên, đẩy
cho giun thoát ra khỏi đường dẫn mật), tả Dương lăng tuyền (khích huyệt
của Đởm kinh để hỗ trợ cho tác dụng của Nhật nguyệt), tả Chi câu (hỏa
huyệt của Tam tiêu kinh có tác dụng kích thích mật tiết ra). Cứ 3 phút vê
kim một lần, tùy lớn bé, mạnh yếu mà chọn thủ thuật cho thích hợp. Kết quả
tương đối tốt (Châm Cứu Học Thực Hành).
+ Tìm điểm đau do giun chui gây nên ở dưới huyệt Túc tam lý. Dùng
kim 3,5-4 thốn số 28-30, châm vào. Nếu đắc khí, cứ tiếp tục châm vào sâu
khoảng 3 thốn sẽ thấy cảm giác đắc khí lần thứ hai. Nếu có cảm giác dẫn
truyền hướng về tim thì rất tốt. Sau đó, châm huyệt ở chân bên kia, rồi dùng
cả hai tay đồng thời vê kim theo phép tả, vừa vê xoay vừa nâng, đẩy cho đến
khi đỡ hoặc hết đau. Thời gian châm khoảng 30 phút, cứ 5 – 10 phút lại vê
kim một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu).
+ Châm Trung quản, Kỳ môn, Túc tam lý, Nội quan, Hợp cốc, Khâu
khư, Dương lăng tuyền (Nông Thôn Vệ Sinh Học).
+ Cưu vĩ, Trung quản, U môn, Nội quan, Gian sử (Nhi Khoa Lâm
Sàng Thủ Sách).
+ Châm huyệt Khích môn, vê mạnh và lâu, lưu kim 20-30 phút. Cứ 10
phút vê kim một lần, rút kim ra thường sẽ hết đau (Trung Hoa Bí Thuật
Châm Cứu).
Ghi Chú:
+ Giun lên đường mật chỉ là một biến chứng của đường tiêu hóa, do
đó, nếu có mổ lấy giun ra, giun ở ruột sẽ lại chui lên, vì vậy, cần phải trị tận
gốc, chỉ áp dụng phẫu thuật khi cần (giun kẹt và chết ở ống dẫn gây biến
chứng ).
+ Giun để lại trên đường đi chất hương (Pheromone), chất hương này
sẽ lôi cuốn các con giun khác theo đường đã vạch – do đó, khi làm cho giun
ra khỏi ống mật, cần tìm cách cho xổ ngay để đề phòng giun theo vết cũ bò
lên gây ra các biến chứng kế tiếp.


×