Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HUYẾT LỰU pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.94 KB, 5 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
HUYẾT LỰU
Đại Cương
Huyết lựu là do mạch máu vùng da bị dãn tạo thành. Y học hiện đại
gọi là U mạch máu (Huyết quản lựu).
Triệu Chứng
Huyết lựu có thể mọc ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể nhưng phần lớn ở
chân tay và mặt. Bệnh sinh ở một nơi hoặc ở nhiều nơi, có thể ở trẻ lúc mới
sanh hoặc sau sanh một thời gian và to dần theo tuổi đến một mức độ thì
dừng lại.
Có 2 loại thường gặp:
+ U Lành Mao Quản: do mạch mao quản phần nông ở da dãn mạch
sinh ra ngoằn ngoèo, phát sinh ở thân mình và gặp nhiều ở mặt, màu đỏ tối,
bằng hoặc hơi nổi lên ở da, to nhỏ không đều, nhỏ chỉ vài ly hoặc vài
centimet, to có thể chiếm gần nửa mặt.
+ U Lành Tĩnh Mạch: cũng gọi u mạch san hô, do tĩnh mạch nông
giãn tạo thành, mầu đỏ tối hoặc xanh tím, mềm, ấn vào thì nén lại và tự
phình ra, không thấy mạch đập. Có thể kèm theo chảy máu, loét hoặc nhiễm
khuẩn.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán chủ yếu căn cứ:
. U Mao Mạch : bên ngoài màu đỏ xẩm, mặt bằng hoặc hơi lồi lên, to
nhỏ không đều, thường mọc ở mình, lúc sinh đã có.
. U Mạch San Hô: thường gặp đơn độc, hình dạng ngoằn ngoèo, bờ
không rõ, mầu da đỏ sẫm, tối hoặc tím nhạt, gồ lên, mềm, ấn vào khối u thu
lại.
. Kim chọc hút có máu.
Chẩn Đoán Phân Biệt
+ Với loại bớt máu: bớt máu to nhỏ không đều, dùng ngón tay đè lên
màu sắc và hình dạng khối u không thay đổi rõ.
Điều Trị


Uống thuốc: dùng cho loại bệnh không điều trị tại chỗ được có hiệu
quả nhất định.
Biện chứng chia 2 thể:
+ Tâm Hoả Thịnh: hình lựu bán cầu hơi nổi lên bờ rõ, mềm, sắc đỏ,
ấn ngón tay mất mầu, buông ngón tay màu sắc trở lại như cũ.
Điều trị: lương huyết, hoạt huyết, chế hoả, tư âm. Dùng bài Cầm Liên
Nhị Mẫu Hoàn (Y Tông Kim Giám): Hoàng cầm, Hoàng liên, Tri mẫu, Bối
mẫu (bỏ tim), Đương quy (sao rượu), Bạch thược (sao rượu), Linh dương
giáp, Sinh địa, Thục địa, Bồ hoàng, Địa cốt bì, Xuyên khung đều 30g, Sinh
cam thảo 15g, tán bột mịn, sắc nước Trắc bá diệp và hồ làm hoàn. Mỗi lần
uống 6 - 9g, uống với nước sắc Đăng tâm.
+ Khí Huyết Ứ Trệ: Sắc lựu đỏ tía hoặc đỏ xanh, thành mảng, hơi nổi
lên hoặc hình hạch, cục nổi trên mặt da.
Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng
Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám), Đương quy, Xích thược, Sinh địa,
Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa.
Tham Khảo
+ Sài Long Tiêu Lựu Thang: Sài hồ, Long đởm thảo đều 9g, Hạ khô
thảo, Bản lam căn đều 15g, Chích miết giáp, Phượng vĩ thảo đều 24g, Địa
cốt bì, Cường tàm, Thuyền thoái, Địa long đều 12g, Sinh khương 2 lát sắc
uống (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Tân Thông Huyết Lựu Phương: Xuyên khung, Xích thược đều 6g,
Bạch chỉ, Sinh khương đều 9g, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Cát cánh, Sài
hồ, Sinh địa đều 12g, Đương quy, Ngưu tất đều 18g, Đại táo 5 quả, Hành 3
củ, bột Xạ hương một ít (nuốt). Sắc uống 1 thang 3 ngày, uống xong nghỉ 1
ngày (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Ba Băng Tiêu Lựu Phương: Ba đậu 2g, Băng phiến 5g, Chế thảo ô,
Xuyên khung đều 10g, Sinh địa hoàng, Thanh mộc hương, Thổ miết trùng,
Hồng hoa đều 15g, Uy linh tiên 30g, tất cả tán bột mịn, luyện với mật thành
viên để dùng. Dùng một ít bột hoà với Bạch lạp và rượu trắng tỷ lệ 1: 2, trộn

đắp vùng đau (đối với trẻ dễ dị ứng; dùng ít hoặc trộn dầu Đu đủ để bôi.
Ngày thay 1 lần, thuốc khô có thể tẩm thêm dấm và rượu. Trong lúc dùng
thuốc kiêng ăn chất tanh và sống lạnh (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại
Toàn).
+ Ngũ Linh Chi Tiêu Lựu Phương: Sinh hoàng kỳ 45g, Quế chi, Can
khương, Phòng phong, Ngũ linh chi, Tri mẫu đều 15g, Tam lăng, Nga truật,
Trạch tả, Đương quy, Đơn bì đều 9g, Bạch linh 13g, Bạch truật sao 24g,
Sinh khương 30g, Phụ phiến, Đào nhân, Chế thảo ô đều 12g, Đại táo 5 quả,
sắc nước uống.
Bướu máu khó tiêu thêm Lệ chi hạch 15g, Trần bì 9g, Đậu khấu 6g.
Chán ăn thêm Sơn tra sống, Mạch nha sống đều 15g (Trung Quốc Trung Y
Bí Phương Đại Toàn)
Phép Trị Ngoài: tuỳ theo tình hình bệnh mà chọn các phép sau:
- Nén: dùng gối bông hoặc mút ép lên huyết lựu, dùng băng dính cố
định.

×