Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - KHÍ LỰU pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.67 KB, 7 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
KHÍ LỰU
Đại Cương
Khí lựu là một loại u lành có nhiều u cục nổi rải rác hoặc tập trung
ngoài da, to nhỏ không đều.
Theo Y học hiện đại thuộc loại U xơ thần kinh da.
Nguyên Nhân
+ Ngoại cảm hàn tà ở người lao động mệt mỏi quá sức. Phế chủ bì
mao, Phế khí mất tuyên thông, khí tụ đờm kết mà sinh chứng lựu.
+ Ưu tư lo nghĩ nhiều lâu ngày gây Phế khí uất trệ, vệ khí không
thông, khí kết cũng thành lựu.
Triệu Chứng
Bệnh phát nhiều ở tuổi dậy thì, trẻ em cũng có phát hiện ít, mọc nhiều
ở thân mình, có ít ở chân tay hoặc mặt, u nồi lên ở da, hình thái to nhỏ
không đều, nhỏ bằng hạt đậu hoặc to bằng quả trứng hoặc to hơn, số lượng
không chừng, từ 3 đến 5 hạt cho đến hàng trăm rải rác khắp mình, thường
mọc dọc theo sợi dây thần kinh thành chuỗi, chất mềm, sắc da không thay
đổi, hoặc hơi đỏ nhạt, bề mặt trơn tru, phát triển chậm, có khi hơn 10 năm
chẳng to lên bao nhiêu, thường không đau. Triệu chứng toàn thân thường có
như trẻ phát dục chậm, trí lực đần độn, xương cốt dị dạng, da nhão, mầu da
thâm, tuổi càng lớn thì bệnh nặng hơn. Trường hợp cục u đột biến to lên,
bệnh nhân có cảm giác tê đau là dấu hiệu ung thư hóa.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng:
. Bệnh phát sinh nhiều ở thân mình, nhiều cục to nhỏ khác nhau.
. U nổi lên ngoài da, mềm, ấn lõm nhưng nổi lên ngay, bề mặt trơn tru,
sắc tố da kết tụ tại chỗ u, không có cảm giác đau.
Điều Trị
Thông khí tuyên phế, hóa đờm, khai kết.
+ Thông Khí Tán Kiên Hoàn (Y Tông Kim Giám): Nhân sâm, Cát
cánh, Xuyên khung, Thiên hoa phấn, Hoàng cầm (sao rượu), Chỉ xác (sao


mạch), Trần bì, Bàn hạ chế, Bạch linh, Đởm tinh, Bối mẫu (bỏ tim) Hải tảo,
Hương phụ, Thạch xương bồ, Sinh cam thảo đều 60g, tán bột mịn, lấy nước
sắc lá Sen làm hoàn, to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 3g trước lúc ăn với nước
sắc Đăng tâm, gừng tươi. Trường hợp mệt mỏi cho uống viên Bổ Trung Ich
Khí mỗi lần 4 - 5g, ngày 2 lần.
+ Hóa Đờm Tiêu Hạch Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại
Toàn): Quất bì, Quất hạch, Tuyền phúc hoa, Đào nhân đều 4,5g. Uất kim
đều 4,5g, Sơn chi (sao) 12g, Kê huyết đằng, Hạnh nhân, Ý dĩ nhân, Hương
phụ đều 9g, Đơn bì, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng đều 8g, Việt Cúc Hoàn
(uống với nước thuốc), sắc uống. Trường hợp mọc nhiều cả chân tay gia chế
Bán hạ, Thiên trúc hoàng đều 9g, Bạch giới tử 3g, La bạc tử 4,5g; Ngoài ra
dùng Bạch giới tử lượng vừa đủ, giã nát đắp ngoài Người mệt mỏi dùng
thêm Tứ Quân Tử Thang.
+ Miết Giáp Tiêu Lựu Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại
Toàn): Huyền sâm 12g, Mẫu lệ 30g, Xuyên bối, Miết giáp, Mộc hương, Côn
bố, Hải táo, Uất kim, Hạ khô thảo đều 9g, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt
thảo, Đơn sâm đều 15g, chế thành cao, mỗi viên 0,25g mỗi lần 2 viên, ngày
uống 3 lần, liệu trình 1 tháng, có thể uống thuốc 3 liệu trình.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Tiêu Lựu Nhị Phản Cao (Ngoại Khoa Đại Thành): Cam toại,
Nguyên hoa, Đại kích, Cam thảo, lượng bằng nhau tán bột mịn, trộn dấm và
nước gừng đắp.
Nếu u to hoặc mọc ở mặt làm ảnh hưởng mỹ quan và hoạt động nên
cắt bỏ hoặc thắt cho cục u hoại tử tự rụng.
LANG BEN
(Tinea Versicdor)
Là một bệnh da thường gặp ở vùng nhiệt đới.
Nam bị nhiều hơn nữ.
Bệnh thường gặp nơi trẻ, trung niên, nơi người lao động, vận động cơ
thể, ra mồ hôi nhiều, thanh niên ở tuổi dậy thì.

Mùa hè phát nhiều hơn mùa đông.
Thường bị ở nửa phía trên cơ thể.
Nguyên nhân
Do loại nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculare.
Bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác hoặc gián tiếp qua đồ
dùng cá nhân như mùng mền, chăn, quần áo, khăn mặt…
Có bệnh lây do nấm hoặc bào tử nấm bay trong không khí hoặc bám
vào da. Nhưng không phải cứ tiếp xúc với nấm là bị lây mà còn lệ thuộc vào
vấn đề vệ sinh da, sức đề kháng của da, độ pH và độ ẩm của da.
Triệu Chứng
Vị trí lang ben thường gặp ở phần trên cơ thể (cổ, ngực, hông sườn,
phái trong cánh tay, bụng, lưng…).
Lang ben thường biểu hiện ở hai dạng sau:
+ Ở vùng kín, không phơi ra ánh sáng: vùng tổn thương là các dát trên
đó có vẩy mịn, có mầu cà phê sữa, mầu nâu, đỏ, đen… trên bề mặt có vẩy
nhẹ, cạo bong ra như phấn. Ra nắng hoặc nóng nực cũng có cảm giác ngứa.
Thường gặp ở mặt trong đùi, mặt trong cánh tay, thân mình.
+ Ở vùng phơi ra ánh sáng: Dát có mầu trắng (vì da vùng tổn thương
không hấp thu được tia tử ngoại) nằm rải rác hoặc thành mảng lớn, trên đó
có ít vẩy mịn, khi cạo thì rớt ra như phấn. Bình thường các vết tổn thương
không ngứa hoặc ngứa ít nhưng khi ra nắng hoặc mồ hôi tiết ra nhiều thì
ngứa lâm râm như kim đâm.
Có người vừa bị dạng mầu trắng và vừa dạng mầu nâu.
Da bị thâm nhiễm sẽ nhạt mầu dần với thời gian do các lớp da mới sẽ
thay thế dần.
Điều Dưỡng
+ Điều trị lang ben phải triệt để điều trị cho tất cả thành viên trong gia
đình hoặc tập thể sống chung.
+ Đồ dùng cá nhân phải giặt sạch, phơi nắng và ủi trước khi dùng,
không mặc quần áo ẩm ướt.

+ Sau khi tắm, cần lau người cho thật khô rồi mới mặc quần áo vào.
+ Phải kiên nhẫn bôi thuốc lâu dài, đủ thời gian. Thường sau khi bôi
thuốc và cảm thấy khỏi rồi, cần bôi tiếp tục củng cố thêm 1-2 tuần lễ nữa để
diệt hẳn những sợi nấm và bào tử nấm còn sót lại.
+ Cần điều trị cùng lúc cho tập thể trong gia đình, cùng phòng… đã bị
lây, như vậy mới dập tắt được nguồn lây.
+ Trừ trường hợp mầu trắng, các trường hợp có mầu hồng nhạt, nâu
đều dễ nhận biết kết quả điều trị khi thương tổn da đã nhạt mầu. Riêng
thương tổn mầu trắng rất khó nhận biết. Vì vậy, sau khi điều trị đủ thời gian,
cần phơi vùng thương tổn dưới nắng để da có mầu lại.

×