Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.88 KB, 14 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ
Gặp ở lứa trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%)., chứng viêm tuỷ xám
chỉ chiếm 5-10%.
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, Đông y xếp bệnh này vào loại Tý
Chứng, Nuy Chứng, Đầu Thống, Cảnh Cường, Cảnh Cường Thống, Huyễn
Vựng, Cảnh Cân Cơ (Ji)?
Nguyên Nhân
. Do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong
kinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn. Gặp nhiều nơi những
người cơ thể suy yếu, lớn tuổi.
. Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ thống huyết, Tỳ
suy yếu, huyết không chuyển vận được đến vùng bệnh gây nên. Thấp tà xâm
nhập vào cơ thể những người Tỳ hư do ăn uống suy kém. Thấp kéo dài sẽ
biến thành đờm, đờm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho khí huyết
bị ngăn trở gây nên đau.
. Do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôi
dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động. Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư,
Thận âm hư.
. Do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy.
Các nguyên nhân trên, nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết
bị ngưng trệ gây nên bệnh.
Biện Chứng Luận Trị
+ Do Phong Hàn: Đầu, gáy, vai và lưng trên đau, gáy cứng, có nhiều
điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân
tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi
mỏng, trắng nhạt, mạch Phù, Hoãn hoặc Khẩn.
Điều trị: Khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quế Chi
Gia Cát Căn Thang gia giảm: Cát căn 15g, Quế chi, Bạch thược, Đương quy,
Xuyên khung, Thương truật, Mộc qua đều 9g, Cam thảo 6g, Tam thất 3g,
Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái.


(Cát căn, Quế chi, Xuyên khung, Thương truật khu phong. Cát căn
giải cơ ở phần biểu, có tác dụng trị đau cơ ở vùng vai lưng, cổ, làm chủ
dược. Quế chi tán hàn; Bạch thược hoà doanh, vệ để ngăn không cho tà khí
xâm nhập vào phần biểu. Ngoài ra, Bạch thược có tác dụng thư cân, giúp
cho Cát căn để giảm đau ở cổ. Xuyên khung và Thương truật khu phong
thấp, trị đau nhức, đặc biệt ở vùng trên của cơ thể. Xuyên khung và Tam thất
thông kinh, hoá ứ, chỉ thống. Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, hoạt
huyết để ngăn chận không cho hàn tà xâm nhập vào vùng cổ. Mộc qua táo
thấp, thông kinh, thư cân, làm mềm các đốt sống. Kết hợp với Cát căn để
làm dãn cơ ở cổ. Đại táo, Sinh khương, Cam thảo hỗ trợ Quế chi và Bạch
thược để khu phong, tán hàn, điều hoà doanh vệ).
Cử động khó thêm Thân cân thảo và Lạc thạch đằng đều 9g. Đau
nhiều thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g.
Nếu có biểu hiện thấp nhiều, có cảm giác như cái bao đè lên đầu thay
Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Khương Hoạt Thắng Thấp
Thang gia vị: Cát căn 12g, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi đều 9g, Cảo
bản, Phòng phong, Xuyên khung, Uy linh tiên, Thương truật đều 6g, Cam
thảo 3g.
Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thay bài Quế
Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Phòng Phong Thang gia
giảm:Phòng phong, Cát căn đều 12g, Tần giao, Uy linh tiên, Khương hoạt
đều 9g, Phục linh, Đương quy, Quế chi đều 6g, Ma hoàng 3g.
Châm Cứu
Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Liệt khuyết. Châm tả.
(Hậu khê là huyệt giao hội của mạch Đốc, chi phối vùng cột sống.
Đây là một trong các huyệt hiệu quả nhất để trị gáy cứng đau; Liệt khuyết,
Đại chuỳ, Phong trì khu phong, tán hàn. Ngoài ra, Liệt khuyết là Lục tổng
huyệt trị vùng cổ gáy; Đại chuỳ là huyệt Hội của 6 đường kinh dương với
mạch Đốc; Phong trì là huyệt hôị của kinh Đởm và kinh Tam tiêu với
Dương kiều mạch và Dương duy mạch. Vì vậy, phối hợp các huyệt này có

tác dụng thông kinh, chỉ thống vùng bệnh).
Có biểu hiện phong thấp, bỏ Liệt khuyết, Đại chuỳ, thêm Âm lăng
tuyền, Đại trử. Gáy đau dọc theo đường kinh Bàng quang, bỏ Phong trì,
thêm Thiên trụ, Côn lôn. Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc
tam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng
kinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử.
Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần
đường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên
liêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và
Kiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau:
Trước hết châm ‘Thiên Ngũ Huyệt’ gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh,
Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở
mạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang,
dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc
Huyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng
lão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu. Đây là
những huyệt có hiệu quả tốt.
+ Đờm Thấp Ngăn Trở Kinh Mạch: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, váng
đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn mửa, ngực và
hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hoạt, Nhu.
Điều trị: Hoá đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài
Phục Linh Hoàn gia giảm: Phcụ linh, Trần bì, Địa long đều 12g, Đởm nam
tinh, Bán hạ, Bạch giới tử, Ngũ vị tử đều 10g, Cát cánh 6g, Tam thất 3g.
(Phục linh, Trần bì, Bán hạ hoá đờm, khứ thấp; Bạch giới tử tán hàn,
trừ thấp, chỉ thống; Đởm nam tinh khứ đờm, thông kinh; Địa long thông
kinh, chống co giật; Ngũ vị tử cố biểu để ngăn chận tà khí xâm nhập; Tam
thất hoạt huyết, khứ ứ; Cát cánh dẫn thuốc lên phần trên, hoá đờm).
Có dấu hiệu phong thấp thêm Quế chi, Khương hoạt đêù 9g. Chóng
mặt thêm Thiên ma, Bạch truật đều 12g; Ngực đầy thêm Đan sâm 9g, Giới
bạch, Qua lâu bì.

Nếu đờm nhiệt vào kinh Thái dương Thay Phục Linh Hoàn gia vị
bằng Nhị Trần Thang gia vị (Bán hạ, Hoàng cầm đều 12g, Phục linh, Trần
bì, Hồng hoa, Khương hoạt đều 9g, Cam thảo 6g, Sinh khương 2 miếng.
Châm Cứu
Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Âm lăng tuyền, Phong long.
(Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ thông kinh khí vùng bệnh, chỉ thống;
Âm lăng tuyền là huyệt chủ yếu để trừ thấp; Phong long là huyệt đặc hiệu trị
đờm. Hai huyệt phối hợp có tác dụng trị đờm thấp),
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng
kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu
thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch
Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ
xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung
hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau
lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm
‘Thiên Ngũ Huyệt’ gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên
song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu
khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân
mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau
trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ
đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê, đau ê ẩm, đau
vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau, chân tay
tê mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm
ứ huyết, mạch Sáp, Huyền.
Điều trị: hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Đào Hồng
Ẩm gia giảm: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngũ linh chi,
Chi tử, Diên hồ sách, Uy linh tiên.
(Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngũ linh chi, Diên
hồ sách hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc; Hồng hoa, Xuyên khung

chuyên thông kinh ở phần trên; Xuyên khung, Chi tử, Diên hồ sách hoạt
huyết, lý khí, chỉ thống; Uy linh tiên, Xuyên khung khứ phong thấp, chỉ
thống).
Có biểu hiện hàn thêm Quế chi 9g, Ô đầu, Tế tân đều 3g. Có triệu
chứng nhiệt thêm Bại tương thảo, Đơn bì đều 12g. Khí hư thêm Hoàng kỳ
18g. Huyết hư thêm Bạch thược 12g. Can Thận hư thêm Ngũ gia bì 12g,
Tang ký sinh, Cốt toái bổ đều 9g.
Nếu khí trệ, huyết ứ do khí hư và phong thay Đào Hồng Ẩm bằng Lý
Khí Hoà Huyết Tán Phong Thang: Cát căn, Bạch thược đều 18g, Hoàng kỳ
15g, Thục địa, Xuyên sơn giáp đều 12g, Đảng sâm, Đan sâm, Đào nhân,
Hồng hoa, Hương phụ, Địa miết trùng, Địa long, Uy linh tiên đều 9g.
Châm Cứu
Hậu khê, Thân mạch, Tam âm giao, A thị huyệt
(Hậu khê là huyệt hội của mạch Đốc, có tác dụng đối với cộ sống;
Thân mạch là huyệt hội của mạch Dương kiều, hai huyệt phối hợp có tác
dụng thông kinh hoạt lạc ở mạch Đốc và kinh Bàng quang, giảm đau vùng
cổ gáy; Hợp cốc hành khí; Tam âm giao hoạt huyết, hai hợp phối hopự có
tác dụng trị khí trệ, huyết ứ toàn thân; A thị huyệt thông kinh khí tại chỗ).
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng
kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu
thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch
Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ
xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung
hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau
lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm
‘Thiên Ngũ Huyệt’ gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên
song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu
khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân
mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau
trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ

đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
+ Khí Huyết Đều Hư, Huyết Ứ: Đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay
chân yếu, nhất ở ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay
mơ, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, chóng mặt, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, da mặt
xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Hoàng
Kỳ Quế Chi Ngũ Ngũ Thang gia vị: Hoàng kỳ 18g, Kê huyết đằng 15g, Xích
thược, Bạch thược đều 12g, Quế chi, Cát căn đều 9g, Sinh khương 6g, Đại
táo 4 trái.
(Hoàng kỳ bổ khí; Kê huyết đằng dưỡng huyết; Hoàng kỳ được Sinh
khương và Đại táo hỗ trợ; Kê huyết đằng và Xích thược hoạt huyết, khứ ứ;
Bạch thược, Cát căn thư cân, đặc biệt ở vùng vai lưng, gáy; Quế chi hoạt
huyết ở phần trên cơ thể và hỗ trợ Hoàng kỳ bổ khí).
Kèm hàn thấp thêm Uy linh tiên, Khương hoạt đều 9g. Kèm huyết ứ
thêm Địa long, Hồng hoa, Nhũ hương. Kèm Thận hư, thêm Ngũ gia bì, Dâm
dương hoắc, Câu kỷ.
Châm Cứu
Túc tam lý, Đại chuỳ, Cách du, Can du, Tỳ du, Tam âm giao, Hợp
cốc.
(Túc tam lý kiện Tỳ, là nguồn sinh hoá của khí huyết; Đại chuỳ là nơi
hội của 6 đường kinh dương, nâng dương khí của cơ thể lên vùng đầu và
gáy; Cách du là huyệt hội của huyết; Can du đưa kinh khí vào Can, là nơi
tàng huyết. Hai huyệt này phối hợp với nhau gọi là huyệt ‘Tứ Hoa’, có tác
dụng bổ huyết; Tỳ du, đưa kinh khí vào Tỳ, có tác dụng kiện Tỳ, ích khí.
Phối hợp với Túc tam lý, tác dụng càng cao. Tam âm giao châm bình bổ
bình tả có tác dụng vừa kiện Tỳ vừa hoạt huyết, còn Hợp cốc quản lý phần
khí ở phía trên cơ thể.
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng
kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu
thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch

Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ
xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung
hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau
lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm
‘Thiên Ngũ Huyệt’ gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên
song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu
khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân
mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau
trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ
đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
+ Can Thận Âm Hư: Gáy, vai vai lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay
chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò
má đỏ, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ,,rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài
Hổ Tiềm Hoàn gia giảm: Ngưu tất, Thục địa, Đan sâm đều 12g, Đương quy,
Bạch thược, Toả dương, Tri mẫu, Hoàng bá, Quy bản, Thỏ ty tử, Kê huyết
đằng đều 9g.
(Ngưu tất, Thục địa, Quy bản tư bổ Thận âm vì Can Thận cùng đồng
nguyên; Đương quy, Bạch thược dưỡng Can huyết; Toả dương, Thỏ ty tử bổ
Thận dương, vì âm và dương tương hỗ lẫn nhau. Ngoài ra, Toả dương, Ngưu
tất, Quy bản có tác dụng bổ gân xương;Đương quy, Kê huyết đằng, Đan sâm
hoạt huyết, hoá ứ do hư yếu gây nên; Ba vị này có tác dụng chỉ thống; Tri
mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt và dẫn hoả đi xuống).
Nếu âm dương đều hư biểu hiện chân lạnh, tình dục giảm, tiêu lỏng,
huyết ứ, thay Hổ Tiềm Hoàn bằng Hà Thị Cảnh Chuỳ Bình Phương: Thục
địa, Bồ hoàng, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng đều 15g, Lộc hàm thảo, Đan sâm,
Thương truật, Mạch nha, Nhục thung dung, Đương quy vĩ đều 9g, Ngô công
6g.
Nếu váng đầu, chóng mặt, hoa mắtthêm Thiên ma, Câu đằng đều 12g.
Kèm phong thấp thêm Uy linh tiên, Cát căn, Hy thiêm thảo đều 9g. Huyết

hư thêm A giao. Nếu loãng xương bỏ Toả dương, Thỏ ty tử thêm Cốt toái
bổ, Tục đoạn và Ngũ gia bì đều 9g.
Châm Cứu
Thái khê, Đại trử, Huyền chung.
(Thận tàng tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ nuôi xương. Nếu Thận khí mạnh,
tinh đầy đủ, tuỷ sẽ sung mãn, xương sẽ cứng chắc. Vì vậy, nếu xương yếu
cần phải bổ Thận, ích tinh, làm mạnh xương. Thái khê là huyệt Nguyên của
kinh Thận, bổ Thận âm lẫn Thận dương, nguồn của tiên thiên; Huyền chung
là huyệt hội của tuỷ, để bổ tuỷ; Đaại trử là huyệt Hội của xương để bổ
xương, dùng trị bệnh về xương do Thận hư).
Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túc tam lý. Đau vùng
kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùng kinh Tam tiêu
thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử. Đau theo mạch
Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thần đường. Cúi cổ
xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiên liêu, Kiên ngung
hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu và Kiên trinh. Đau
lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau: Trước hết châm
‘Thiên Ngũ Huyệt’ gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh, Thiên liêu và Thiên
song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ở mạch Đốc, dùng Hậu
khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang, dùng Côn lôn, Thân
mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặc Huyền chung. Đau
trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡng lão. Đau liên hệ
đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu.
Nếu thoái hoá do hẹp cột sống, có thể gây nên đau, cứng gáy kèm
váng đầu, chóng mặt, muốn nôn, nôn mửa, ù tai và mờ mắt. Cần dùng phép
khu phong, hoá đờm, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài Định Huyễn Thang:
Đan sâm 30g, Bạch thược, Dạ giao đằng đều 24g, Câu đằng 20g, Phục linh
15g, Thiên ma, Bán hạ, Cương tằm đều 9g,


×