Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - VIÊM DA THẦN KINH pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.54 KB, 6 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
VIÊM DA THẦN KINH
Ngưu Bì Tiên, Nhiếp Ảnh Sang, Can Tiên, Neurodermatitis.
Viêm da thần kinh là một loại bệnh ngoài da thường gặp, phát sinh ở
cổ và dày cứng như da cổ trâu nên có tên gọi là Ngưu bì tiên. Là loại bệnh
mạn tính, phát triển chậm, dễ tái phát. Đặc điểm của bệnh là ngứa cực kỳ
từng đợt, phát bệnh nhiều ở cổ và mặt duỗi của tay chân, tỉ lệ mắc bệnh cao
ở tuổi tráng niên.
Nguyên Nhân: Căn nguyên của bệnh chưa rõ. Theo YHHĐ có nhiều
thuyết như rối loạn thần kinh trung khu, thần kinh thực vật, rối loạn trao đổi
chất, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị ứng. Theo YHCT, nguyên nhân cơ chế
bệnh có thể giải thích như sau:
+ Do thấp nhiệt ứ trệ tại cơ bì làm cho khí huyết bị rối loạn gây nên
bệnh.
+ Bệnh lâu ngày gây tổn thương âm dịch, dinh huyết không đủ, huyết
hư gây nên phong sinh táo khiến cho da thịt kém tươi nhuận.
+ Huyết hư can vượng, tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị kích
thích, lo lắng, buồn phiền, bực tức khiến cho khí huyết mất điều hòa gây nên
bệnh.
Triệu Chứng
Tổn thương căn bản là những nốt sần tập họp thành đám, thường khu
trú ở mặt duỗi các chi, hai bên cổ, tính chất thường đối xứng. Đám sần mới
đầu còn ít, càng ngứa càng gãi và lan rộng, thường ngứa từng cơn dữ dội,
nhất là về đêm. Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều thành đỏ xẫm, hơi nhăn,
hơi cộm, nổi những sần dẹt, bóng, sau đó thành một đám hình bầu dục hoặc
thành hình nhiều cạnh hoặc vệt dài, mầu da thường nâu nhạt, khô và cứng,
bề mặt bóng. Do gãi nhiều mà da có thể sinh viêm nang lông, lở loét. Đám
viêm da thần kinh có thể đơn độc hoặc đối xứng (viêm da thần kinh khu trú)
hoặc rải rác nhiều nơi (viêm da thần kinh tàn phát), tiến triển hàng thán,g
hàng năm, dễ tái phát, ngày càng cộm, càng xẫm màu, lằn cổ trâu càng rõ.
Khi khỏi thường để lại vết xẫm màu hoặc bạc màu dạng bạch biến.


Chẩn Đoán
1. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng: đám sần dày cứng như da
cổ trâu, sờ vào như gỗ khô, ngứa dữ dội.
2. Thường phát sinh ở vùng cổ, mặt duỗi chân tay, mí mắt, vùng thắt
lưng, vùng cùng cụt, đối xứng hoặc thành hàng, có thể bị toàn thân.
3. Thường gặp ở những người tinh thần căng thẳng thường xuyên,
người lớn ít ngủ, bệnh kéo dài.
Phân biệt chẩn đoán: cần phân biệt với:
1. Chàm: không có sần cứng như da trâu, phát sinh thường ở mặt gấp
của chi, có mụn nước và loét.
2. Lichen bột: có tổn thương sần sừng, sần cục hình bán cầu hoặc hình
nón, màu nâu xám, hồng nhạt hoặc như da bình thường, sần to bằng hạt đậu
xanh cụm vào nhau không cứng như da trâu, thường khu trú ở mặt trước
cẳng chân, ngứa ít.
IV Điêu Trị
+ Phong thấp nhiệt: sần thành bánh, ngứa nhiều, đám sần da đỏ, vảy
máu, loét, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Nhu Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán
gia giảm.
+ Huyết hư phong táo: vùng bệnh da sắc nhạt hoặc trắng, bề mặt khô
táo, xù xì, chàm hóa, bệnh kéo dài, sắc lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Dưỡng huyết, khu phong, nhuận táo. Dùng bài Tứ Vật Thang
hoặc Đương Quy Ẩm Tử gia giảm.
Thuốc dùng ngoài:
+ Tổn thương nhẹ, đám sần khu trú, bôi Tam Hoàng Tẩy Tễ ngày 3-4
lần.
+ Da khô dày, sần nhiều thành đám, dùng Ngải diệp 30g, Hùng hoàng,
Hoa tiêu, Phòng phong đều 15g, sắc lấy nước xông rồi rửa. Sau đó bôi Bách
Bộ Đinh, Tiên Dược Thủy số 2, ngày 2 lần.
Các phương pháp khác:

a - Bài thuốc kinh nghiệm:
+ Phòng phong, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng, Cây cứt lợn đều 12g,
Sinh địa, Ý dĩ, Kim ngân hoa đều 16g, sắc uống.
+ Cúc hoa, Kim ngân hoa, Thương nhĩ tử, Khổ sâm đều 12g, Sinh địa
16g, Đơn bì 8g, sắc uống. Hai bài này dùng cho thể phong nhiệt.
+ Kê huyết đằng, Đậu đen (sao), Cây cứt lợn, Cam thảo, Sa sâm, Kỷ
tử đều 12g, Kinh giới 16g, Xác ve 6g, Bạch cương tàm 8g sắc uống.
+ Hà thủ ô, Bạch cương tàm 8g, sắc uống, 2 bài này dùng cho thể
huyết táo.
b - Thuốc bôi ngoài
+ Phèn phi 5g, Lưu huỳnh 25g, Khinh phấn 5mg, tán nhỏ, ngâm với
cồn 70 độ trong 1 tuần, lắc kỹ khi bôi, 3-6 lần trong ngày.
Châm cứu: Châm chung quanh da bị bệnh ngày 1 lần, sau khi châm có
thể kết hợp cứu. Có thể dùng điếu Thương truật, Thiên niên kiện cứu và
xông khói mỗi lần 30 phút, ngay 2 lần.
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
1 Tránh mặc áo cổ cứng.
2. Kiêng rượu và các chất cay nóng, mỡ.
3. Giữ tinh thần thanh thản không lo nghĩ, buồn phiền, kiềm chế sự
bực bội tức giận.
4. Bảo đảm vệ sinh da, chống nhiễm khuẩn lúc châm cứu.

×