Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - THẤP CHẨN (Eczéma - Eczema) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.24 KB, 7 trang )

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
THẤP CHẨN
(Eczéma - Eczema)

A. Đại cương
Là 1 loại bệnh ngoài da, thường gặp với đặc điểm là những cơn ngứa
và vị trí tổn thương thường đối xứng YHCT gọi là “Nãi Tiễn” (Lác Sữa),
Tuyền Nhĩ Sang, Thận Nang Phong, Giang Môn Khuyên Tiễn, Tứ Loan
Phong.
B. Nguyên nhân
Thường do Phong Thấp Nhiệt xâm nhập da thịt (cấp tính) hoặc huyết
hư kèm nhiệt (mạn tính) gây ra.
C. Triệu chứng
- Cấp tính: vùng tổn thương nổi ban đỏ, có mụn nước, mưng mủ, vỡ
ra, khô đi và rụng vẩy, không để lại vết sẹo lâu.
- Mạn tính: thường do thấp chẩn ở thể cấp tính gây ra, da dầy lên, chỗ
mép da bị tổn thương có hình dạng giống như rêu, lâu không kho?i, thường
kèm các đợt phát cấp.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh huyết, lợi thấp.
Cấp tính: Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao
(Ty.6) + Thần Môn (Tm.7) .
Mạn tính: thêm Huyết Hải (Ty.10), Túc Tam Lý (Vi.36). Kích thích
vừa, cách 1 ngày châm 1 lần.
Ý nghĩa: Đại Chùy, Khúc Trì để tiết phong, thanh Hoả; Tam Âm Giao
điều thông 3 kinh Âm, lợi thấp nhiệt; Thần Môn an Tâm thần, giảm ngứa;
Huyết Hải hòa huyết; Túc Tam Lý điều Tỳ Vị, sinh huyết.
2- Nhóm 1: Cách Du (Bq.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyết Hải (Ty.10)
+ Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Uỷ
Trung (Bq.40). 2 - 3 ngày châm 1 lần.
Nhóm 2: Châm Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Uỷ Trung


(Bq.40). Cứu Thiên Ứng (vùng tổn thương - đau).
Nhóm 3: Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phế Du (Bq.13) +
Uỷ Trung (Bq.40) .
Nhóm 4: Dũng Tuyền (Th.1) + Hoàn Khiêu (Đ.30)+ Hợp Cốc (Đtr.4)
+ Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trạch (Tb.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên
Ngung (Đtr.15) + Tất Nhãn + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Uỷ
Trung (Bq.40)
3- Bách Trùng Oa (Châm Cứu Học HongKong).
4- Can Du (Bq.18) + Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Tỳ Du
(Bq.20) lưu kim 5 - 10 phút (‘Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí’ số 4/1986).
5- Sơ Phong, thanh nhiệt, trừ thấp, châm tả Âm Lăng Tuyền (Ty.9) +
Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ (Bq.11) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì
(Đtr.11) + Phong Môn (Bq.12) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ĐA THẦN KINH VIÊM
(Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm - Polyarthrite - Polyarthritis)

A. Đại cương
Là chứng viêm nhiễm nhiều dây thần kinh cùng một lúc, nhất là ở các
đầu chi, rối loạn cảm giác đối xứng kèm theo liệt mềm.
Cũng gọi là Thần Kinh Ngoại Biên viêm.
B. Nguyên nhân
• Do cảm nhiễm, tổn thương, trúng độc (chì, Thuỷ ngân ) và thiếu
dinh dưỡng gây ra.
• Theo YHCT, Chủ yếu do thấp đình trệ ở tay chân, kinh lạc bị trở trệ,
khí huyết ứ trệ gây ra bịnh. Bệnh có quan hệ với Tỳ Vị vì Tỳ Chủ tứ chi, nếu
Tỳ không vận hóa được thì thấp trọc đình trệ ở cơ thể, làm cho công năng
vận hành khí huyết của kinh lạc bị trở ngại, gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Lúc đầu chân tay có cảm giác tê trướng hoặc đau nhức như kiến bò,
dần dần lan ra toàn thân. Cảm giác ở đầu ngón tay, ngón chân bớt dần, có

khi hết hẳn, vận động yếu, gân cơ teo, cổ tay hoặc cổ chân bị liệt, phản xạ
gân giảm hoặc mất, da có cảm giác lạnh, nhiều mồ hôi hoặc không mồ hôi.
Đặc biệt là bệnh phát ở cả 2 bên và ở đầu các chi rõ hơn ở gốc chi.
- Nếu Thần kinh bị viêm do nhiễm độc chì thì thường cổ tay sẽ bị liệt.
Trúng độc chất Kali thì chi dưới bị đau dữ dội hoặc giảm cảm giác, cũng có
thể bị mất cảm giác. Bệnh cước khí gây ra thần kinh viêm thì cảm giác và
vận động của chân bị nặng hơn ở tay, cơ bắp chân ấn thấy đau.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ kinh, hòa lạc.
• Huyệt chính: Kiên Ngung (Đtr.15) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại
Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) (dùng cho chi trên), Hoàn Khiêu (Đ.30) +
Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Huyền Chung (Đ.39) + Tam Âm Giao (Ty.6)
[chi dưới].
• Huyệt phụ: Bát Tà + Dương Trì (Ttu.4) + Dưỡng Lão (Ttr.6) (Ttr.6)
+ Hậu Khê (Ttr.3) +Thiếu Hải (Tm.3).
2- Khúc Trì (Đtr.11) + Chi Câu (Ttu.6) + Nhu Hội (Ttu.13) + Uyển
Cốt (Ttr.4) + Trữu Liêu (Đtr.12) (Tư Sinh Kinh).
3- Dương Phụ (Đ.38) + Dương Giao (Đ.35) + Uyển Cốt (Ttr.4) +
Hành Gian (C.2) + Côn Lôn (Bq.67) + Khâu Khư (Đ.40) (Châm Cứu Đại
Thành).
4-• Nhóm 1: Khúc Trì (Đtr.11) thấu Thiếu Hải (Tm.3) + Trung Chử
(Ttu.3) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) thấu Âm Lăng
Tuyền (Ty.9) + Giải Khê thấu Thân Mạch (Bq.62).
• Nhóm 2: Nội Quan (Tb.6) thấu Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc
(Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) + Hoa Đà Giáp Tích (vùng eo lưng).
• Nhóm 3: Thủ Tam Lý, Dưỡng Lão (Ttr.6) + Thượng Liêu (Bq.31) +
Uỷ Trung (Bq.40) + Huyền Chung (Đ.39) thấu Tam Âm Giao (Ty.6) .
Mỗi ngày châm 1 nhóm, kích thích mạnh vừa 10 - 15 lần châm là 1
liệu trình (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
5- Bát Tà + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Bát Phong +

Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học
Khái Yếu).
6- Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Chí Dương (Đc.9) +
Quyết Âm Du (Bq.14) + Đốc Du (Bq.16) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan
(Ttu.5) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Côn Lôn (Bq.67) - Kích thích vừa
(Trung Quốc Châm Cứu Học).
7- Thanh nhiệt, thấm thấp, điều lý Tỳ Vị, thông kinh hoạt lạc: Khúc
Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Dương Trì (Ttu.4) + Túc Tam Lý (Vi.36)
+ Trung Quản (Nh.12) + Vị Du, (Bq.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung
(C.3) + Bát Tà + Bát Phong (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

×