Học cách giải quyết vấn đề
Lớp học giải quyết vấn đề là một thay đổi thú vị so với lớp học thông
thường
Với lớp học này, giáo viên sẽ đưa ra một vấn đề chứ không phải là bài
giảng, tiểu luận hay bài tập về nhà. Do không bao hàm nội dung nên việc học tập
của bạn trở nên năng động hơn. Vì khi đó bạn phải tiến hành khám phá và làm
việc để giải quyết vấn đề được nêu.
Trong lớp học giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ đóng vai trò là người cố
vấn
chứ không phải là người giúp bạn giải quyết các vấn đề.
Lớp học giải quyết vấn đề sẽ tạo ra cho bạn cơ hội
Kiểm tra và vận dụng những gì bạn biết
Khám phá những gì bạn cần biết
Phát triển các kỹ năng để làm việc theo nhóm tốt hơn
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm bằng các bằng chứng
và lý lẽ thuyết phục
Trở nên linh hoạt hơn trong việc xử lý thông tin và các tình
huống giao tiếp
Thực hành các kỹ năng bạn cần sau này
Tóm tắt về khóa học giải quyết vấn đề:
Đây là mô hình đã được rút gọn -
các mô hình chi tiết hơn được đề cập ở dưới
Các bước có thể được lặp lại và quay vòng:
Các bước từ 2 đến 5 có thể lặp lại và xem lại khi có thông tin mới bổ sung
và khi phải xác định lại vấn đề.
Bước 6 có thể xuất hiện hơn một lần –
đặc biệt là khi giáo viên nhấn mạnh vào việc bạn vượt quá xa so với “bản
phác thảo đầu tiên”
1. Khám phá vấn đề
Giáo viên sẽ đưa ra một vấn đề “hóc búa”
Thảo luận vấn đề và liệt kê ra các đặc điểm khó khăn.
Bạn có thể cảm thấy kiến thức của mình không đủ để giải quyết nhưng đấy
thực sự là một thử thách.
Bạn sẽ phải thu thập thông tin, học các khái niệm mới, các quy tắc và các
kỹ năng để giải quyết vấn đề.
2. Liệt kê xem “ Chúng ta biết gì”
Bạn biết gì để giải quyết vấn đề?
Điều này bao gồm cả những thứ bạn thực sự biết và thế mạnh và khả năng
của các thành viên trong nhóm
Cân nhắc hoặc ghi chú các thế mạnh đó, bất kể chúng có kỳ lạ tới đâu bởi
đó có thể là tạo cơ hội cũng nên.
3. Phát triển và viết ra cách hiểu vấn đề bằng cách hiểu của mình
Bày tỏ vấn đề có thể bằng phân tích của bạn hoặc nhóm xem bạn biết gì và
sẽ cần những gì để giải quyết nó. Bạn sẽ cần:
Một bản trình bày vấn đề
Sự thống nhất của cả nhóm về vấn đề
Phản hồi về diễn giải vấn đề của người hướng dẫn
(Có thể lựa chọn, nhưng đây thực sự là một ý kiến hay)
Lưu ý:
diễn giản vấn đề cần phải thường xuyên được xem lại và chỉnh đốn khi phát
hiện được thông tin mới hoặc các thông tin cũ bị loại bỏ.
4. Liệt kê các giải pháp có thể
Liệt kê chúng ra và sắp xếp theo mức độ mạnh nhất đến yếu nhất
Chọn phương án tốt nhất hoặc có khả năng thành công cao nhất
5. Liệt kê các hành động cùng thời gian thực hiện
Chúng ta cần biết những gì và làm gì để giải quyết vấn đề?
Làm thế nào để phân loại được các khả năng?
Làm thế nào để những vấn đề này liên quan đến danh sách
các giải pháp?
Bạn có đồng ý không?
6. Liệt kê ra xem “Chúng ta cần biết gì?”
Tìm hiểu về thông tin và các dữ liệu sẽ hỗ trợ quá trình đi tìm lời giải của
bạn.
Bạn sẽ cần đến thông tin để lấp vào lỗ hổng kiến thức
Hãy thảo luận về các nguồn có thể: từ các chuyên gia, sách,
các trang web…
Thiết kế và lên lịch việc tìm kiếm, đặc biệt là thời gian cần
hoàn thành.
Nếu các nghiên cứu của bạn hỗ trợ việc tìm giải pháp và nếu tất cả đều
thống nhất, đi đến bước 7, nếu không quay trở lại bước 4.
7. Viết ra giải pháp cùng với các bằng chứng hỗ trợ và xác nhận chúng
Bạn cần trình bày các tìm kiếm của mình và/ hoặc đưa ra góp ý với cả
nhóm hoặc các bạn cùng lớp.
Công bố này nên bao gồm cả việc diễn giải vấn đề, các câu hỏi, thông tin
thu thập được, bản phân tích thông tin và phần hỗ trợ các giải pháp và các lời
khuyên dựa trên bản phân tích dữ liệu: nói tóm lại tiến trình và kết quả
Trình bày và bảo vệ luận điểm:
Mục tiêu không chỉ là để trình bày các luận điểm của bạn mà còn cơ sở của
chúng.
Hãy chuẩn bị để
Chỉ ra một cách rõ ràng vấn đề và kết luận
Tổng kết tiến trình bạn đã đi qua, các lựa chọn được cân nhắc
và những khó khăn vấp phải
Thuyết phục mà không ép buộc.
Hãy kéo người khác về phía mình hoặc khiến người khác phải
đắn đo mà không có các bằng chứng hỗ trợ quan điểm và lý do
Giúp đỡ người khác học tập, như bạn đã học vậy
Nếu đã gặp thử thách và bạn có câu trả lời, hãy trình bày nó
thật rõ ràng và nếu không có câu trả lời, hãy thừa nhận điều đó và nói đến
điều đó để được giải đáp
Chia sẻ những gì khám phá được với giáo viên và các bạn là một cơ hội để
minh chứng cho những gì bạn đã học. Nếu bạn biết rõ về một vấn đề gì thì điều
này hết sức rõ ràng. Nếu có một thử thách mà bạn không vượt qua được, hãy chấp
nhận nó như một cơ hội để khám phá. Tuy nhiên, hãy tự hào với nố lực đã bỏ ra.
Xem thêm phần Hướng dẫn thuyết trình.
8. Xem lại phần thể hiện
Bài tập này dùng cho cả thực hành nhóm và cả cá nhân riêng lẻ.
Hãy tự hào với những gì đã làm tốt, học hỏi từ những gì làm chưa tốt.
Thomas Edison đã rất tự hào với những thí nghiệm thất bại của mình như
hành trình đi đến thành công
9. Chúc mừng công việc của bạn!