Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phải tập trung khi học (Phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.5 KB, 6 trang )

Phải tập trung khi học
(Phần 2)


Tới đây ngay bây giờ
Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là
cách khá hữu hiệu
Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy
nói với chính mình:
" Tới đây ngay bây giờ”
Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình v
ề với vấn đề bạn đang suy
nghĩ.
Chẳng hạn như:
Bạn đang học và bạn chợt nhớ đến cả đống bài vở bạn đang còn,
tới một buổi hò hẹn, hay là bạn nhớ ra rằng mình đang đói hãy nói v
ới
chính mình:
" Tới đây ngay bây giờ”
Quay trở lại với công việc bạn đang làm v
ới những câu hỏi, những
bản tóm tắt, những ý chính, sơ đồ và cố gắng tập trung vào công việc đó
lâu nhất có thể.
Khi bạn lại cảm thấy mất tập trung, hãy nhắc lại:
" Tới đây ngay bây giờ”
Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với v
ấn đề bạn đang suy
nghĩ Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả đó!
Đừng cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó. N
ếu bạn ngồi
đó và nghĩ về bất kì thứ gì bạn muốn nghĩ tới trong vòng ba phút miễn l


à
không phải miếng bánh ngọt. Cố gắng để không nghĩ về miếng bánh ngọt
… Một khi bạn cố không nghĩ về một cái gì thì nó sẽ cứ tiếp tục quay trở
l
ại trong đầu bạn.(“ Tôi sẽ không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh
ngọt, không nghĩ về bánh ngọt…”)
Bạn có thể làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng
bạn nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy
hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ.
Đừng liên tục đánh giá thành quả của bản thân. Hãy cứ thoải mái
thôi. Luyện tập tốt đã là quá đủ để chứng minh rằng bạn đang cố gắng, và
rằng bạn đang đi đúng hướng. Sau những lần thành công và thất bại, cuối
cùng thì việc luyện tập của bạn sẽ đạt được kết quả.
Những khoảng thờì gian lo nghĩ
Khoa học đã chứng minh những người giành ra một khoảng thời gian xác
định để suy nghĩ và lo âu sẽ giảm được tới 35 phần trăm sau bốn tuần.
1. Mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để
nghĩ về
2. những điều cứ vấn vương trong đầu bạn và chen ngang vào
những khi bạn đang tập trung.
3. Khi bạn thấy mình mất tập trung,
4. hãy tự nhắc nhở mình là sau đây mình sẽ có một khoảng thời
gian riêng để lo nghĩ về nó.
5. Hãy buông tha những suy tư,
6. có lẽ là với câu nói: " Tới đây ngay bây giờ”
7. Hãy giữ đúng hẹn,
8. để lo nghĩ về những vấn đề vẫn hay làm bạn sao nhãng.
Ví dụ, đặt ra khoảng thời gian lo nghĩ của bạn là từ 4:30 đến 5:00 chiều.
Khi đầu óc bạn lại đi sai hướng vào ban ngày, hãy nhắc nhở mình rằng mình đã có
một khoảng thời gian riêng cho những suy nghĩ đó rồi. Rồi tạm thời xua tan những

suy nghĩ ấy, và tập trung trở lại với công việc trước mắt của mình.
Hãy đánh dấu những khoảng thời gian mà b
ạn hay mất tập
trung
Lấy một tấm card bỏ túi cỡ 7x10cm. Kẻ hai đường thẳng chia tờ
giấy làm ba. Ghi rõ: "sáng", "chiều", "tối".
Nếu bạn mất tập trung vào buổi sáng, hãy đánh một dấu X v
ào ô
dành cho buổi sáng, nếu đó là lúc chiều thì bạn lại đánh một dấu X vào ô
dành cho buổi chiêu, làm tương tự nếu bạn thấy mất tập trung vào buổi
tối. Hãy giữ mỗi ngày một tấm card như vậy. Dần dần, bạn sẽ thấy số dấu
X giảm đi.
Tận dụng một cách đúng đắn những mức năng lượng của bạn
Bạn cảm thấy uể oải nhất vào lúc nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là
lúc nào? Hãy học những môn học mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe
khoắn nhất. Nếu như buổi chiều muộn là lúc bạn uể oải nhất? Hãy học những môn
học bạn thấy hứng thú nhất vào lúc đó.
Phần lớn học sinh, sinh viên thường hoãn những môn khó học nhất tới tận
chiều muộn, và lúc đó thì khó có thể tập trung đựơc. Hãy đảo ngược lại. Dành
khoảng thời gian sung sức nhất của bạn để hoc những môn học khó, những cái dễ
để học sau. Chỉ riêng việc làm như vậy cũng đã giúp bạn tập trung hơn.
Quan sát
Như một bài khởi động trước khi bắt tay vào công việc, nghĩ tới
những lúc mà bạn thấy dễ dàng để tập trung – bất kể trong điều kiện như
thế nào. Còn bây giờ hãy cố tưởng tượng ra và hướng mình vào th
ời điểm
đó.
Làm lại động tác đó ngay lập tức trước mỗi lần bạn chuẩn bị học.
Lặp lại sau khi bạn kết thúc một môn học
Tư liệu được sửa đổi dưới sự đồng ý của Hãy giúp chính mình, Dịch vụ tư

vấn đại học, trường Đại học bang Kansas.
" Tới đây ngay bây giờ” phỏng theo những lời khuyên của Phật giáo về tâm
lý.
Có thể tham khảo thêm: J.R.Hayes, Người giải quyết mọi vấn đề, tờ báo
Franklin, 1981



×