Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cách ngâm rượu thuốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.53 KB, 2 trang )

Cách ngâm rượu thuốc
Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng
dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất,
dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài
ngày.
Để chuẩn bị ngâm rượu thuốc, người dùng cần được khám tỉ mỉ và chẩn đoán
bệnh chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ Đông y mới chọn các thứ thuốc
phù hợp. Ngay cả khi ngâm thuốc bổ, người cắt thuốc cũng cần nắm được các
đặc điểm về tuổi tác, giới tính, thể chất của người dùng, nghĩa là phải xác định
được phần nào hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và phủ tạng nào
cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận).
Bào chế dược liệu
Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch,
sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn tùy từng vị. Công đoạn này rất
quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.
Chọn rượu
Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai Nếu có
điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của
Trung Quốc) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất
hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc
thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.
Tỷ lệ rượu và dược liệu
Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn
thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu
ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong
dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.
Cách chế
- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc
hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có
thể ngâm lâu hơn một chút.
- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu


nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến
khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.
Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày.
Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật.
Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi nhưng ít được sử dụng.
Cách dùng:
Tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 10-30 ml. Những
người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại.
Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống.
Dược liệu cần được
bào chế đúng cách
trước khi ngâm với
rượu.
Rượu thuốc có thể được dùng ngoài bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm tùy theo bệnh tình,
tính chất của rượu và vị trí tổn thương.
Lưu ý: Do rượu thuốc có tính cay, nhiệt nên những người thể chất âm hư, hỏa vượng và bị nhiệt bệnh
không nên dùng.
BS Hoàng Khánh Toàn, VHNTAU

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×