Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những điều cần biết về trẻ tự kỷ 19 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.12 KB, 5 trang )

Những điều cần biết về trẻ tự kỷ 19:56' 19/03/2006 (GMT+7)
(VietNamNet)-Có trẻ suốt ngày chỉ xem ti vi, có trẻ thì chỉ thích chơi một mình,
một loại đồ chơi Đứa trẻ ấy có thể đã mắc một chứng gọi là hội chứng tự kỷ.
Có những đứa trẻ suốt ngày chỉ xem mỗi "quảng cáo" trên ti vi mà không quan tâm điều
gì khác. Có trẻ thì chỉ thích chơi một mình, soi mói một đồ vật nào đó như một nhà
nghiên cứu khoa học, dù trẻ đó mới được 3 tuổi.
Có trẻ thì chỉ nói những tiếng "xì xà xì xồ" mà lại không nói được tiếng Việt. Cũng có
những trẻ chỉ chơi một loại đồ chơi, mà lại chỉ chơi một kiểu mà không bao giờ nghĩ ra
kiểu chơi khác. Có những đứa trẻ không bao giờ chia sẻ buồn vui với bố mẹ và người
thân, chân tay lúc nào cũng "vân vê" một cách vô thức
Tất cả những hiện tượng trên là dấu hiệu của trẻ mắc "hội chứng tự kỷ". Đây là một căn
"bệnh" mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây và ngày càng bùng phát
mạnh mẽ.
"Can thiệp sớm" đối với trẻ tự kỷ để đưa các em về trạng thái tâm lý bình thường
Hội chứng tự kỷ: Một chứng rối loạn phát triển
Theo TS Trần Thị Thu
Hà, Phó Trưởng Khoa
Phục hồi chức năng-BV
Nhi Trung ương, ở Việt
Nam hiện chưa có
nghiên cứu nào về trẻ tự
kỷ vì đối với chúng ta
đây là vấn đề mới.
Từ năm 2000 trở lại đây, trẻ tự kỷ xuất hiện ngày càng đông, năm sau cao gấp 2,3 lần
năm trước.
Điều đó không có nghĩa số lượng trẻ tự kỷ ở Việt Nam tăng lên gấp đôi gấp ba, mà nó
có nghĩa sự thay đổi lớn về mô hình tàn tật.
Tại Mỹ, người ta nghiên cứu ở bang Califonia thấy rằng trẻ tự kỷ năm sau cao gấp 240
lần năm trước, một tỷ lệ được coi là kinh khủng
Có người gọi là bệnh tự kỷ, nhưng thật ra phải gọi là "Hội chứng tự kỷ" mới chính xác.
TS Trần Thị Thu Hà, Phó Trưởng Khoa Phục hồi chức năng-BV Nhi Trung ương:"Nếu được phát


hiện và can thiệp sớm, 30% trẻ tự kỷ có cơ hội khỏi hoàn toàn. 70% trẻ còn lại, có thể phát
triển tốt"
"Hội chứng tự kỷ" là một trong những Hội chứng rối loạn phát triển ở
trẻ em.
Trong phân loại của tổ chức y tế thế giới trước đây thì người ta xếp nó vào loại bệnh tâm thần, nhưng
ngày nay nó được tách ra như là một Hội chứng rối loạn phát triển.
- Hội chứng tự kỷ ở trẻ em được biểu hiện qua 3 loại hành vi sau:
Khiếm khuyết về quan hệ xã hội:
Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Ví dụ trong giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng
mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố
mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động
xung quanh trẻ.
Hiện tại trên thế giới người ta vẫn
đang nghiên cứu nguyên nhân
dẫn đến tự kỷ. Nhưng có thể nói
rằng người ta đưa ra 3 nguyên
nhân cơ bản sau:
Tổn thương não thực thể: Có
thể xảy ra trước khi sinh, do bà
mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3
tháng đầu mang thai và các bệnh
khác trong thời kỳ mang thai.
Hoặc xảy ra trong khi sinh như:
Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc
vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh
như: Trẻ suy hô hấp phải thở máy,
thở ô xy Nguyên nhân này chiếm
tỷ lệ khá lớn
Di truyền (gien): Nghiên cứu qua
các bệnh nhân đã điều trị thì thấy

rằng yếu tố di truyền cũng là một
trong những nguyên nhân của Hội
chứng tự kỷ. Thực tế chữa bệnh ở
Viện nhi Trung ương đã có trường
hợp 2 trẻ mắc Hội chứng tự kỷ
trong cùng một gia đình. Hoặc có
gia đình thì bà ngoài, dì ruột đều
tự tử, cháu bị tụ kỷ. Có gia đình thì
6 người đàn ông trong nhà không
nói chuyện với nhau, lầm lũi như
những cái bóng và có một đứa
cháu bị tự kỷ
Môi trường: Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến tụ kỷ. Có thể do ô
nhiễm môi trường như hoá chất,
bụi khói Một số gia đình có lối
sống quá hiện đại như: thiếu sự
quan tâm của bố mẹ, trẻ phải ở
với người giúp việc đa số thời gian
trong ngày, trẻ không được giao
tiếo ra bên ngoài mà chỉ ở nhà
xem ti vi đó là ô nhiễm về lối
sống
Khiến khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
Chậm, thậm chí rất chậm nói hoặc là nói xì xồ không rõ là tiếng gì. Có trẻ biết nói nhưng chỉ được vài câu
như "bà", "mẹ" còn lại là im lặng, những trẻ này không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ.
Chơi tưởng tượng:
Trẻ tự kỷ thường không thích chơi với bạn bè mà chỉ thích chơi một mình. Không đa dạng trong cách chọn
trò chơi, chỉ theo một mô típ. Kỹ năng chơi hạn chế, lặp lđi lặp lại một động tác. Chơi những đồ vật bất
thường như tăm, đũa, điều khiển ti vi Gần 100% trẻ tự kỷ xem quá nhiều quảng cáo trên ti vi, tay chân

hay vê xoắn, hay đi vòng quanh không có mục đích
Một đứa trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì 30% có cơ hội khỏi hoàn toàn, 70% còn lại
phát triển nói chung là tốt, có thể có trẻ giao tiếp được bằng lời nói hoặc không thể giao tiếp bằng lời nói,
nhưng ý thức được hành vi và độc lập được cuộc sống.
Còn trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp
và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm
thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức y tế thế giới rất có thể sau này, trẻ tự kỷ sẽ trở thành
bệnh nhân tâm thần.
Tự kỷ: Đã có cách chữa
Để khắc phục hộI chứng tự kỷ ở trẻ, các nhà chuyên môn phảI dùng đến các biện pháp “can thiệp sớm”.
Gọi là “can thiệp sớm”, chứ không gọI là “điều trị” để tránh ngộ nhận rằng sẽ cho trẻ uống thuốc để khắc
phục hộI chứng tự kỷ. Kỳ thực, các nhà chuyên môn sẽ kết hợp những biện pháp khác nhau như y tế,
giáo dục để can thiệp, tác động vào tâm lý trẻ.
Tại VN, Khoa phục hồi chức năng viện Nhi Trung ương đã thiết kế ra một mô hình can thiệp sớm toàn
diện, bao gồm giáo dục đặc biệt và trị liệu cá nhân.
Trong trị liệu cá nhân thì có sử dụng chương trình can thiệp hành vi của Mỹ (ABA). Chương trình này
được thiết kế đặc biệt cho trẻ có hành vi bất thường, đó là trẻ tự kỷ.
Các nhà chuyên môn sẽ can thiệp trị liệu cho trẻ về vấn đề ngôn ngữ, huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng
ngày. Đồng thời, kết hợp với sử dụng một số thuốc nôm na gọi là thuốc bổ não, kích thích về độ tập trung,
về mặt ngôn ngữ, giao tiếp.
Hiện tại, Khoa phục hồi chức năng viện Nhi Trung ương điều trị rất nhiều trẻ tự kỷ cũng như các trẻ tàn tật
khác.
Chăm sóc trẻ tự kỷ ở BV Nhi Trung ương
Ngoài ra, Hội cứu trợ trẻ em TP Hà Nội thành lập Trung tâm hy vọng số 1 (nhà 35, ngõ 84 Trần Quang
Diệu, Đống Đa, Hà Nội) và phòng khám nhi ABCD (29 - Giang Văn Minh - Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội).
Trên đây là ba địa điểm ở Việt Nam dùng phác đồ điều trị hiện đại nhất của Mỹ. Các trung tâm này gần
như hoạt động từ thiện bởi chi phí khám và điều trị là rất nhỏ.

×