Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Không nên thoa dưỡng môi quá 3 lần/ngày ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.83 KB, 5 trang )

Không nên thoa dưỡng môi
quá 3 lần/ngày














Ảnh: Images.

Các chuyên gia làm đẹp khẳng định, môi là một trong những
vùng nhạy cảm nhất của cơ thể. Thời tiết lúc nóng lúc lạnh
đều có thể gây thương tổn đôi môi… Tuy nhiên, việc thoa
dưỡng môi liên tục lại khiến môi khô nẻ thêm.

1. Bổ sung độ ẩm cho môi
Một nguyên tắc được nhấn mạnh trong dưỡng môi là bổ sung độ
ẩm. Bởi nước là cội nguồn của da, khi bổ sung nước đầy đủ thì
da sẽ sáng và trơn bóng, nếu da thiếu nước thì sẽ xỉn màu và khô
nẻ. Vì thế nhiều người tin rằng dùng sản phẩm dưỡng ẩm sẽ
giúp môi càng thêm khỏe đẹp.
Thực ra đây là một quan niệm sai lầm. Đơn thuần bổ sung độ ẩm
chỉ có thể làm cho da vùng môi giữ được độ bóng nhất thời, sau


đó là lão hóa và bong da môi, từ đó làm sâu thêm nếp nhăn, làm
hỏng làn da môi.
Ngoài ra, một số thành phần hóa học trong các sản phẩm dưỡng
ẩm môi sẽ làm tổn thương thêm những vết nứt đã tồn tại trước
đây, làm cho môi càng nứt nẻ thêm.
Biện pháp khắc phục: Biện pháp dưỡng môi đúng là dưỡng từ
bên trong. Mùa đông cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
Nếu có điều kiện nên tự làm trà dưỡng môi: Lấy vỏ quả lê, vỏ
quả quýt, atiso, củ cải nấu lên làm nước uống.
2. Lạm dụng son dưỡng môi
Đa phần chị em đều rất chú trọng đến việc dưỡng và bảo vệ môi.
Hầu như ai cũng có ít nhất 1 thỏi son dưỡng trong túi xách với
niềm tin rằng nó giúp bảo vệ đôi môi. Thực ra đây là một quan
niệm sai lầm.
Dưỡng môi chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể giải quyết
“tận gốc” vấn đề. Nếu dùng thường xuyên với cường độ cao sẽ
chỉ làm cho chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó do cơ chế tự
bảo vệ bị “vứt xó”.
Biện pháp khắc phục: Không nên thoa dưỡng môi quá 3
lần/ngày. Trước khi thoa dưỡng môi nên lau sạch son cũ vì bụi
bẩn thường bị “hút vào”. Ngoài ra, khi chọn dưỡng môi không
nên chọn loại son có chứa phenol hoặc axit phenol, nếu không
sẽ gây hiệu ứng ngược.
Ngoài dùng dưỡng môi, lúc đi ngủ có thể bôi vaseline rồi thoa
thêm một lớp dưỡng môi bên ngoài. Đắp mặt nạ cho môi theo
cách này sẽ giúp đôi môi bóng mượt, mịn màng.
Nếu cảm thấy môi quá khô thì có thể bôi thêm ít dầu ăn. Nếu
môi đã bị nứt nẻ rồi có thể bôi một số loại thuốc do bác sỹ da
liễu chỉ định đồng thời uống thêm vitamin B2 phòng chống vi
khuẩn lây nhiễm.

3. Tẩy da chết cho môi
Tẩy da chết cho môi là một việc cần thiết cho dù đôi môi trông
căng mịn. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn phương pháp. Nhiều
người cho rằng tẩy da chết ở môi cũng giống như ở các bộ
phận khác, “chà xát” lên rồi tẩy – cách làm này chỉ gây phản tác
dụng.
Biện pháp khắc phục: Nếu trong thời gian dài “chà xát” ở một
nơi sẽ làm cho môi không ngừng bị xung huyết, cuối cùng làm
cho màu sắc của môi không đồng đều, chỗ thâm đen có chỗ sáng
bệch. Hơn nữa, nếu dùng sức “chà xát” môi chưa chắc đã tẩy
được da chết hiệu quả mà còn làm sâu thêm nếp nhăn cho môi,
làm cho môi nhanh lão hóa.
Vì vậy, biện pháp tẩy da chết đúng cho môi là dùng hình thức
tẩy theo vòng tròn, bắt đầu từ hai bên xoa đều chầm chậm, nhẹ
nhàng vào đến giữa môi. Nếu có thời gian thì trước khi tẩy da
chết cho môi tốt nhất nên xông hơi cho môi, như thế sẽ làm cho
da chết ở môi mềm đi, tẩy sẽ dễ dàng hơn.

×