Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thông tin cho bệnh nhân nội soi hô hấp Nội Soi Phế Quản Là Gì? Đây là phương docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.36 KB, 5 trang )

Thông tin cho bệnh nhân nội soi hô hấp

Nội Soi Phế Quản Là Gì? Đây là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ
thống cuống phổi nhờ vào một ống soi mềm rất nhỏ (như cây viết chì) qua
mũi và qua thanh quản. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể
biết được các bất thường đang xảy ra bên trong phổi và cuống phổi. Từ đo, có
được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp…

Tại Sao Phải Nội Soi Phế Quản?
Chụp Xquang phổi rất tốt nhưng hình ảnh không rõ bằng nội soi. Chẩn
đoán bằng nội soi có độ chính xác cao hơn nhiều so với chụp hình phổi hay CT.
Qua máy soi bác sĩ còn có thể lấy mẫu thử cho để tìm vi trùng hay tìm tế bào ung
thư. Ở một số trường hợp bác sĩ còn có thể trị hết hay bớt bệnh. Ví dụ: lấy ra các
vật lạ rớt vào phổi (hay gặp ở trẻ em) hay hút sạch đàm nhớt cho bớt khó thở (hay
gặp ở người bệnh năng sau mổ).

Những Ai Phải Soi Phế Quản?
Có nhiều lý do để chỉ định soi phế quản. Mọi trường hợp bệnh phổi hay phế
quản cần có bằng chứng về loại vi khuẩn gây bệnh hay loại mô học của tổn thương
đều cần phải soi phế quản:
- Các trường hợp ho kéo dài không đáp ứng với điều trị.
- Các trường hợp ho ra máu cũng cần soi phế quản.
- Một số dấu hiệu bất thường trên phim phổi có thể phải được làm rõ hơn
khi soi phế quản .
- Cuối cùng các dị vật rớt vào phổi (thường là ở trẻ em) cần soi phế quản để
lấy ra.

Nội Soi Phế Quản Có Nguy Hiểm Không?
Nói chung, đây là một thủ thuật an toàn và rất ít khi có tai biến. Những vấn
đề thường gặp là cảm giác đau họng, ho ra ít máu nếu có sinh thiết. Các trường
hợp khó thở nhiều do tràn khí hay sốt khi soi rất hiếm gặp. Do tính chất an toàn


của thủ thuật, nội soi phế quản có thể thực hiện cả cho các bệnh nhân ngoại trú mà
không cần phải nhập viện.

Nội Soi Phế Quản Cần Phải Chuẩn Bị Như Thế Nào?
Việc chuẩn bị về phía bệnh nhân là rất đơn giản:
- Cần nhịn ăn uống trước khi soi ít nhất 8 giờ.Việc nhịn ăn nhằm ngăn ngừa
khả năng ói và bảo vệ đường thở.
- Nếu bệnh nhân đang phải uống thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi
uống.
- Bệnh nhân không nên đến phòng soi một mình, cần có thân nhân để đưa
về sau khi soi.

Nội Soi Phế Quản Thực Hiện Ra Sao?
Nội soi được tiến hành ở phòng soi (đôi khi ở phòng Xquang) với ít nhất
một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc để
giúp bớt ho. Sau đó, cần phải hít hơi thuốc tê trong khoảng 10 phút và được xịt
thuốc tê vào sâu trong miệng.

Thuốc tê được dùng làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào.
Bệnh nhân soi ở tư thế nằm ngữa, được gắn dây oxy để thở, được theo dõi
về mạch và tình trạng hô hấp qua bộ cảm nhận gắn ở đầu ngón tay.

Máy soi được đưa qua mũi, họng và vào phế quản. Từng lúc, bác sĩ sẽ xịt
thêm thuốc tê để giảm bớt kích thích. Lúc đầu, bệnh nhân có thể có cảm giác
nghẹn thở rất khó chịu và có thể sợ hãi. Tuy nhiên thường thì bác sĩ sẽ chờ vài
giây cho bệnh nhân quen và cảm giác này mất đi. Bệnh nhân nên cố gắng hít thở
qua miệng và không được nói chuyện khi đang soi. Toàn bộ quá trình soi kéo dài
từ 5 đến 10 phút, hoặc nhanh hơn nếu được sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Trong
vài trường hợp bác sĩ cần phải làm sinh thiết để lấy một mẫu mô nhỏ (#0.3 mm) để
xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Việc sinh thiết không làm đau đớn nhưng có thể làm

chảy máu chút ít.

BS. Đoàn Văn Thuyên

×