Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Truyền thuyết về các loài hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.8 KB, 10 trang )

Truyền thuyết Hoa Tu Líp
Bạn đã có dịp được nghe hoa trò chuyện chưa? Còn tôi, thú thật là
vào một sớm đầu xuân tôi đã tình cờ được nghe hoa Tuyết trò
chuyện với hoa Tuy Líp của người Udơbếch rồi. Đúng hơn là hoa
Tuy Líp nói, còn hoa Tuyết thì chỉ lắng tai nghe, thi thoảng mới
ngắt lời bạn bằng một vài câu hỏi.
Nhưng tốt nhất là tôi sẽ kể lần lượt cho các bạn nghe mọi chuyện.
Tôi đã được một người bạn gái tặng cho mấy hạt hoa Tuy Líp tìm
được trên các sườn đá Derapsan. Về mùa Thu tôi đem những cái
hạt ấy trồng trong mảnh vườn bên cạnh bức tường nhà, gần một
khóm hoa Tuyết.
Mùa Xuân, tuyết thường tan vào tháng ba, tiết trời ấm áp một
cách đặc biệt. Tất cả các bông hoa Tuyết cũng như hoa Tuy Líp
đều lần lượt nhú lên qua một lớp tuyết mỏng và hớn hở đón chào
mùa xuân.
Vào một đêm tháng tư, tôi ngồi lại khá muộn trước một công trình
mà tôi chỉ muốn làm cho xong ngay. Khi tôi đặt dấu chấm cuối
cùng rồi ra mở cửa sổ, ngồi xuống chiếc ghế bành nghỉ xả hơi, hít
thở luồng không khí trong lành thì ở phía chân trời đã rực lên ánh
bình minh. Tôi chợt nghe có tiếng reo thanh thanh, thật tươi rói và
dễ chịu, hệt như những chiếc ly pha lê chạm nhẹ vào nhau ở đâu
đó.
- Xin chào - Bông hoa Tuyết khẽ lên tiếng.
Sau đấy là giọng đáp lại hơi khô một chút:
- Chào!
- Hẳn cậu là người ở xứ khác đến khu vườn nhà chúng tớ? - Vẫn
giọng nói thanh thản hỏi?
- Lần đầu tiên tôi được nở hoa ở đây.
- Vậy, chúng ta quen nhau rồi nhé. Tôi là cây hoa Tuyết.
- Còn tôi là hoa Tuy Líp.
- Cậu từ đâu tới đây?


- Từ một miền xa lắm, có tên là Udơbêkixtan.
- ồ, cậu ở xa thật đấy - Hoa Tuyết thỏ thẻ, làm như nó đã quá biết
Udơbêkixtan ở đâu và xa xôi như thế nào - Theo phong tục của
vườn nhà tớ, cậu cần phải kể cho tớ nghe về chuyện của đời cậu.
- Chuyện đời mình thì ngán ngẩm lắm - Hoa Tuy Líp thở dài.
Chúng tôi đã truyền đời truyền kiếp kể cho nhau nghe để không
một ai trong chúng tôi quên rằng, cô bé Tuy Líp đã phải gánh chịu
những bông hoa của chúng tôi phải cháy lên ngọn lửa vĩnh cửu để
tưởng nhớ ai Một ngàn năm trước đây tại một thung lung trong
núi Derapsan có một người sống bằng nghề chăn cừu tên là
Xabiđan. Ông sống rất cực khổ vì đàn cừu ông chăn dắt không
phải là sở hữu của ông mà là của điền chủ Hamít. Xabiđan chỉ có
đôi cánh tay lực lưỡng, một cây sáo tự khoét lấy và bảy cô con gái
mắt đen huyền. Cô út có tên gọi hơi khác thường: Tuy Líp.
Xabiđan rất yêu quí các con gái của mình, xong cũng đã nhiều lần
ông than thở:
- Ôi, giá ta có đứa con trai
- Vì sao ông ta lại thích con trai hơn? - Cây hoa Tuyết hỏi.
- Vì đối với một người cha, con trai giống như đôi cánh. Còn con
gái con gái rồi sẽ đi lấy chồng, sẽ bỏ cha và để lại cho trái tim ông
nỗi đơn độc và buồn rầu.
Một hôm, cô út và là cô gái đẹp nhất của người chăn cừu - nàng
Tuy Líp mười tuổi, mang bữa ăn trưa đến cho cha. Để cho người
cha đang mệt mỏi được khuây khoả, nàng bèn cất tiếng hát những
bài hát nàng tự nghĩ ra và nhảy những điệu múa trông thật uyển
chuyển và đẹp mắt. Đôi gò má nàng cứ hồng hào thêm lên, và cặp
mắt đen láy thì sáng rực như hai vì sao, không một công chúa nào
có thể sánh được.
Đúng giờ khắc ấy, số phận cay nghiệt đã phái điền chủ Hamít cưỡi
một con ngựa hùng dũng đến trước đàn cừu. Vừa trông thấy nàng

Tuy Líp nhảy múa, gã bèn dừng ngựa lại, nấp sau mấy bụi cây nhỏ
theo dõi từng động tác nhảy tuyệt diệu của cô gái kiều diễm.
Nhảy xong Tuy Líp nói với cha:
- Cha ơi, con muốn được múa hát cả đời để cho mọi người được
vui sướng.
- Ôi, con yêu quí của ta - người cha lắc đầu - Con là một cô gái
nghèo hèn, kiếm đâu ra những xiêm áo lụa là và những bộ y phục
múa trong suốt?
Hamít rình chờ cho đến khi cô gái mang bát đĩa về nhà thì xông ra
túm lấy cô đưa cô về dinh cơ nhà mình.
Gã đẩy Tuy Líp vào một căn phòng kín, ở đó đã có hàng trăm cô
gái đẹp đang dệt thảm. Suốt từ lúc mặt trời mọc cho đến tận hoàng
hôn, Tuy Líp dầm mình trong đám bụi nhuế nhoá với công việc dệt
thảm tẻ ngắt và mệt mỏi. Một mùa Hè tối tăm và tuyệt vọng đã
qua. Rồi mùa Thu và mùa Đông cũng chấm hết. Nhưng khi mùa
Xuân vừa đến thì nỗi buồn nhớ núi non, nhớ những con suối chảy
rì rào và tiếng chim ca bỗng dày vò Tuy Líp khôn nguôi, khiến
nàng phải đi đến quyết định: Hoặc là chết hoặc là trở về với tự do.
Một bữa nọ, cô gái lại bên cửa sổ phóng tầm mắt qua lỗ khe nhỏ
nhìn xuống phía dưới. Nàng phát hiện ra ở ngay dưới chân cửa sổ
có vô số những mảnh chai, kính vỡ - đó chính là cái bẫy, nếu tù
nhân nữ nào liều mạng phá cửa sổ bỏ trốn thì sẽ bị cứa đứt chân.
Đúng lúc đó có một con chim bay đến đậu ngay bên bệ cửa sổ - đấy
chính là con bồ câu trắng của người chị cả tên là Phairidôđa.
Làm thế nào để báo tin về nhà đây? Tuy Líp không biết viết, thậm
chí ở nhà cũng chẳng ai biết đọc. Cô vội vã cắt ngay một mớ tóc
đen của mình, dứt một vài sợi quí vẫn thường dùng để dệt thảm rồi
chuyển qua khe hở cho chú bồ cầu tin cẩn. Chim tạm biệt nàng,
bay đi.
Khi nhận được tin em út, Phairidôđa nghĩ nát óc tìm cách cứu em

gái. Cuối cùng nàng đến gặp bà lão Turơxun. Bà lão sống đơn độc
trong túp lều rách nát, ngày ngày kiếm cây cỏ làm thuốc chữa
bệnh. Tương truyền Turơxun có thuốc phục sinh.
Turơxun nghe hết chuyện Phairidôđa kể, bà liếc nhìn mặt trăng
rồi lầm bầm khấn:
- Tự do không phải thứ quà tặng mà phải đánh đổi nó bằng máu.
- Bằng máu của Tuy Líp ư? - Phairidôđa sợ hãi kêu lên.
- Phải, bằng máu của Tuy Líp, bằng máu của tất cả bảy chị em nhà
ngươi. Mà không chỉ có thế, còn bằng chính cả máu của tất cả
những người bạn quí, của những đứa bé nghèo nàn của các ngươi
nữa. Hãy nghe ta nói đây.
Sau hai đêm nữa, đến đêm thứ ba, khi mặt trăng bắt đầu mọc lúc
nửa đêm, Hamít sẽ tổ chức tại dinh cơ nhà lão một bữa đại tiệc.
Như thường lệ, bọn lính gác bao giờ cũng là những kẻ bị chút rượu
say trước nhất, mặc dù sáng hôm sau họ phải trả giá bằng một cái
đầu. Ngay đêm ấy, trước lúc trăng lên, chị em các ngươi và các bạn
gái của Tuy Líp phải lọt được vào dinh cơ, còn chim bồ câu sẽ chỉ
cho các ngươi cửa sổ phòng giam các cô gái.
Hãy đi chân đất đến gần cửa sổ mà mở ra. Ta nói là phải đi chân
đất. Bàn chân các ngươi sẽ bị thương vì mảnh kính. Bây giờ ta sẽ
nói tại sao. Hamít nhanh chóng phát hiện ra bầy nô lệ của gã chạy
trốn và gã sẽ đuổi theo. Căn cứ vào một vài vết máu, gã có thể biết
một cách rõ ràng bầy nô lệ trốn đi đâu, nhưng nếu dấu vết đó lại
quá nhiều thì gã sẽ lúng túng, trong khi đó có người lại đang leo
lên một sườn dốc đứng mà ngựa của gã không leo được.
Phairidôđa làm tất cả những việc mà Turơxun chỉ vẽ. Những tên
lính canh bị chuốc rượu say mềm không còn nhận ra các cô gái
đang lén lút bỏ trốn. Sau khi bị mảnh kính cứa nát bàn chân, các
cô mở cửa sổ ra và khẽ gọi Tuy Líp. Tuy Líp nhảy ào qua cửa sổ,
mặc dù hai bàn chân bị thương đau nhói nàng vẫn không dám kêu

ca. Các bạn gái của nàng cũng chịu những đau đớn như thế.
Các cô gái chạy toán loạn theo sườn núi. Dù hai bàn chân bị
thương, phải chạy một cách khó khăn, các cô vẫn không dám rên
rỉ, vì nếu để lộ, các cô sẽ mất tự do, một món quà mà các cô phải
đổi bằng một giá quá đắt. Các cô cứ men theo sườn núi đá còn phủ
tuyết mà chạy cho đến khi nghe rõ những tiếng vó ngựa dồn dập.
- Hamít đang đuổi theo chúng ta đấy! - Tuy Líp hét lên, giục mọi
người - hãy chạy nhanh lên!
Các cô gái chạy trốn dường như có gió giúp sức cho họ. Tuy vậy
Tuy Líp đã bắt đầu đuối sức, nàng bị rớt lại sau. Ngựa của Hamít
đã ập đến sau lưng nàng. Chẳng lẽ nàng lại trở thành tù nhân của
gã điền chủ không đội trời chung này, và lại không được trông
thấy mặt trời cùng núi rừng nữa hay sao? "Không, thà chết trong
tự do còn hơn là sống đời nô lệ!" Và, thế là Tuy Líp gieo mình
xuống dưới vó ngựa. Cả bốn vó ngựa xéo lên người nàng, nhưng
chính con vật đã bị khuất và bị gẫy một chân. Hamít bị thương lết
về nhà lúc trời còn chưa sáng, hối hả giục lũ gia nhân đuổi bắt
những kẻ trốn chạy.
Tuy Líp người đẫm máu cố gượng đứng lên, nhưng mới đi được
vài bước, nàng đã khựng lại và ngã sấp xuống tuyết.
Sáng hôm sau, Hamít cùng lũ lâu la mò lên đỉnh núi cao tuyết phủ.
Trước mắt chúng hiện ra một cảnh tượng kì lạ: trên bãi tuyết
trắng lạnh có cơ mang những bông hoa đỏ đã bừng nở.
- Chuyện đời tôi như vậy đấy, do đó tại sao tôi lại có tên là Tuy
Líp. Tuy Líp nói xong liền im lặng. Cây hoa Tuyết cũng lặng thinh.
Tôi cảm thấy sống lưng ớn lạnh. Tôi đứng dậy lấy khăn chùm kín
cổ, bước ra vườn. Lạ chưa kìa, những bông tuyết mảnh mai kia đã
kịp rơi xuống và trải khắp khu vườn một lớp trắng mỏng tự khi
nào vậy? Còn một chậu hoa, gần bức tường nhà có một bông Tuy
Líp đỏ rực đã nở hết cỡ. Tôi cúi xuống và phát hiện ra một giọt

nước mắt khá to, trong suốt, dính chặt vào chiếc cánh dưới của
bông hoa Tuy líp
Truyền thuyết Hoa Phong Lan
Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc
tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được
loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một
con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay
chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi
như một ngày hội lớn.
Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ
chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn
làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng
canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm
kho báu của bộ lạc mình.
Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo
ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự
trữ mỗi ngày một nhiều. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn,
còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ
và hái nhặt thảo quả.
Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng.
Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ
này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ
biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom
rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất
hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có
lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra
khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng,
con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì
chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng
bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng

những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ
lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương,
còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.
Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những
đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng
làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời
bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con
của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi
ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về
để xin ý kiến.
Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị
em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn
Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy
nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho
phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.
Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh
hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ
tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em
nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng
vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm,
rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.
Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có
chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa.
Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi
con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan
báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự
phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.
Dincadơvin đau đớn thốt lên:
- Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào
mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thày cúng -

Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim
đẻ trứng vàng?
- Cô cô cô! - Tiếng thày cúng thốt lên, có nghĩa là "Cứ sẵn sàng
đi!"
Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: "Khô!"
Điều đó có nghĩa là: "Chúng tôi đã sẵn sàng!"
- Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây!
Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào.
Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan útke sẽ chạy đi tìm
những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.
Taxan útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về
phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng
trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành
cây.
Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng
không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những
mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết,
vẫn ôm chặt các cành cây.
Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi
thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của
họ đã chết. Ông thày cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:
- Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng
đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những
bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành
cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài
chim mỏ vàng của các con.
Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc
Aruaki đang đua nở trên các cành cây.
Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan
Truyền thuyết HOA PHỤNG TIÊN

Niềm vui duy nhất trong đời của bà thợ cày Mađara là cô con gái
Rôta. Rôta quả là một cô gái hiếm thấy - nước da rám nắng, hay
lam hay làm, tính tình sởi lởi. Mới sáng ra nàng đã gặt được gần
nửa cánh đồng lúa, chiều đến, trên đường trở về, nàng luôn miệng
ca hát.
Việc luôn chân luôn tay, vậy mà cô gái cứ như bông hoa bừng nở,
có dễ kiếm khắp làng cũng không có bông hoa nào sánh được với
nàng. Chính người làm vườn của trang trại cũng rất thích được
ngắm nghía rừng hoa của Rôta đang độ khoe sắc. Mặc dù tên điền
chủ đã mang về nhà đủ loại hạt giống và cây non, nhưng loại hoa
như của Rôta thì y lại không có. Vậy nàng đã kiếm đâu ra? Rôta
vừa mỉm cười vừa đáp:
- Bầy chim non đã mang hạt giống từ miền xa lạ về cho tôi đấy. Tôi
không nói dối ngài đâu.
Về mùa Xuân, khi đàn chim én bay đến sớm, hy vọng tìm nơi ấm
áp trú ngụ, Rôta thường bắt chúng nhốt vào lồng, đưa vào trong
nhà nuôi dưỡng, chăm bẵm và khi mùa lạnh qua đi, nàng lại thả
chúng về trời. Bầy chim thơ dại muốn đền đáp ơn huệ của nàng
Rôta tốt bụng, song nàng chỉ mỉm cười, nói:
- Ta cần thật nhiều loại giống hoa của các miền xa lạ. Chim hãy
mang về cho ta!
Bầy chim đã giữ lời hứa. Rôta lấy làm sung sướng được chia sẻ với
chị em vì sự phong lưu của mình. Người thì nàng cung cấp hạt
giống, kẻ thì nàng cho cây non. Nàng càng tỏ ra hào hiệp với mọi
người bao nhiêu, hoa trong vườn nhà nàng càng đơm hương, khoe
sắc rực rỡ bấy nhiêu. Duy chỉ có Kexta, người đàn bà ở bên cạnh là
nàng không bao giờ cho một hạt giống nào, mặc dù bà ta có hỏi
xin.
- Con ngặt nghèo với làng giềng gần như thế để làm gì? - Mẹ phàn
nàn với Rôta, nhưng nàng lại đáp, giọng dứt khoát:

- Con sẽ không cho mụ rắn độc này dù chỉ là một bông hoa nhỏ.
Kexta không phải là rắn độc mà là chủ nuôi rắn. Ai cũng biết mụ
ta thường nuôi đến bảy con rắn độc trong nhà và lần lượt cho
chúng bú sữa của mình.
Một hôm, sau khi đã bú no, con rắn đầu tiên nói nhỏ vào tai mụ:
- Vì sao hoa của nhà Rôta lúc nào cũng bừng nở, còn hoa nhà bà
thì không?
Kexta nổi cơn tam bành, dẫm nát hết vườn hoa của Rôta, thậm chí
cả hàng rào cao cao bao quanh khu vườn mụ cũng phá đi.
Con rắn thứ hai ỉ eo:
- Nếu bà có nhiều hoa đẹp, bà có thể đem ra chợ bán, bà sẽ thu
được cơ man nào là tiền!
"Ôi, tiền! Tiền! Ta sẽ tích góp được nhiều tiền!" Kexta như một kẻ
điên khùng. Lúc ấy có một người lạ mặt đói rách ghé vào sân nhà
mụ xin ăn, con rắn thứ ba xúi:
- Chớ có phung phí tiền của nhà mình, dù cho hắn chết ngay tại
đây!
Người lạ mặt liền bỏ sang nhà khác xin ăn. Thế rồi con rắn thứ
năm lại phun phì phì vào tai mụ những lời đường mật:
- Mẹ bà đã còng lưng vì bà rồi, vậy bà làm việc để làm gì? Tốt nhất
là bà nên nằm khệnh với chiếc chăn bông, gối nhung kia mà nghỉ
cho khoẻ.
Kexta nằm ườn ra giường. Con rắn thứ sáu lại khích bác bà:
- Láng giềng ở đây rất tốt bụng với nhau. Bà thử xúi họ cãi nhau
xem sao.
Thế là Kexta vùng dậy, chạy ngay sang nhà ở Babenca vốn nhẹ dạ
và hay ba toác, ruột để ngoài da.
- Này, Babenca, ta đã bắt quả tang chồng mi hay trèo qua cửa sổ
sang nhà con Rôta đó.
Mới nghe nói thế, cái lưỡi của Babenca đã liến láu tứ bền. ả xộc

ngay sang nhà kẻ tình địch. Nhưng con rắn thứ bảy mới là đáng
gờm nhất. Nó luôn luôn rủ rỉ bên tai Kexta:
- Phải bằng mọi cách quấy rối cuộc sống của con người. Làm sao
cho cả ngày lẫn đêm họ không thể sống yên.
Và mụ Kexta đã nghĩ ra một quỷ kế. Mụ buộc con chó vào đầu một
sợi dây ngắn và đặt cách con vật không xa lắm một đĩa thức ăn
thơm phức. Con chó ban ngày thì sủa ông ổng, tối đến cứ rống lên
thảm thiết khiến láng giềng không sao chịu nổi.
Bà chủ rắn là một con người như thế, Rôta không thể đem hoa cho
mụ ta được. Còn Rôta, lẽ ra nàng đã lấy chồng, đã sinh con, đẻ cái
và được hưởng một cuộc đời hạnh phúc, nếu không có đợt săn lùng
phù thuỷ do đám chức sắc trong vùng dấy lên. Sự cố này như một
làn sóng rất xa, bắt đầu từ xứ sở mặt trời lặn và kết thúc ở nơi mặt
trời mọc. Lũ sai nha trong làng Rôta đem chiếu chỉ của quan trên
về lập danh sách những người bị coi là phù thuỷ. Nhưng phù thuỷ
ở đâu? Đó là câu hỏi làm lũ sai nha phải đau đầu. Chúng bèn treo
giải thưởng lớn cho người nào có công phát giác phù thuỷ.
Lập tức, bảy con rắn độc đồng thanh mách Kexta:
- Thế là bà có dịp trả thù con Rôta nanh nọc rồi đó. Bà hãy đến
gặp các quan và tâu rằng chính là là phù thuỷ. Bà còn được
thưởng tiền nữa đấy.
Bà chủ rắn chỉ chờ có thế. Mụ te tái chạy đến gặp các vị chức sắc
và không ngớt lời vu cáo Rôta:
- Cớ sao hoa vườn nhà nó lại nở nhiều và tươi tốt như vậy? Nhờ
phép tà đấy! Vì sao lũ chim lại giúp nó? Có phép tà đấy! Vì sao lúc
nào nó cũng hát với hỏng?
Các vị chức sắc cả mừng vì đã tìm được phù thuỷ, chúng bất chấp
cả lệ làng, chẳng tin bất kỳ một lời nói trung thực nào, chỉ tin lời
mụ chủ rắn. Rôta bị chúng đem thiêu đốt trên giàn lửa. Sau đó
chúng tâu lên triều đình rằng an ninh ở làng quê đã trở lại bình

thường.
Mùa xuân tới, bày chim từ khắp các miền xa xôi bay tới đậu trên
cửa sổ nhà Rôta cùng với rất nhiều loại giống hoa. Bầy chim rất
đỗi kinh ngạc khi thấy một bà lão lưng còng ra mở cửa sổ chứ
không phải là Rôta.
Mađara, mẹ của Rôta, đã đem những hạt giống trồng vào một
chậu hoa. Chẳng bao lâu người ta thấy có những bông hoa đỏ như
lửa mọc lên.
- Những bông hoa đáng yêu của ta! Các người khác nào cặp má
hồng hào của Rôta! Các ngươi sẽ là phương thuốc thần hiệu giúp
ta trị vết thương nơi trái tim.
Từ đó, hễ có người nào bị nỗi cay đắng dày vò, bà mẹ Rôta lại đem
giống dầu thơm đó phân phát cho họ. Chẳng bao lâu trên khắp các
cửa sổ các gia đình nghèo đều nở óng ánh những bông hoa đỏ tươi
- đấy chính là Hoa Phụng Tiên

×