Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Báo cáo khoa học nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa trên công nghệ 3g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 91 trang )

`





































MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC HÌNH VẼ 5
MỞ ĐẦU 6
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN












BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH
DI ĐỘNG DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ 3G
MÃ SỐ 99-10-KHKT-RD





Chủ trì đề tài: TS. Phạm Việt Hà
Cộng tác viên: TS. Trần Thiện Chính
KS. Lê Văn Duy








HÀ NỘI, THÁNG 3.2011
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 7
1.1 Khái niệm truyền hình di động 7
1.2 Các công nghệ truyền hình di động 9
1.3 Truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G 16
1.3.1 Chế độ phát đơn hướng 17
1.3.2 Chế độ phát quảng bá 18
1.4 Nội dung của dịch vụ truyền hình di động 21

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ CÔNG
NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN 3G-UMTS 26

2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa sử dụng cho công nghệ truyền hình di động
dựa trên mạng 3G-UMTS 26

2.1.1 IETF 26
2.1.2 ISO/IEC 28
2.1.3 ITU 29
2.1.4 ISMA 30
2.1.5 3GPP 30
2.1.5.1 Nhóm tiêu chuẩn giao thức và mã hóa 30
2.1.5.2 Nhóm tiêu chuẩn phân phối dịch vụ đơn hướng 31
2.1.5.3 Nhóm tiêu chuẩn phân phối dịch vụ quảng bá 32
2.1.5.4 Nhóm tiêu chuẩn yêu cầu trong mạng cung cấp dịch vụ quảng bá 32
2.1.5.5 Nhóm tiêu chuẩn lớp người dùng 33
2.1.5.6 Nhóm tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ 34
2.1.6 ETSI 34
2.1.7 3GPP2 37
2.1.8 OMA 38
2.2 Phân loại các tiêu chuẩn kỹ thuật 39
2.3 Các tiêu chuẩn mã hóa và giải mã 40
2.3.1 Mã hóa và giải mã hình ảnh và âm thanh 40
2.3.2 Giao thức trong dịch vụ truyền hình 41
2.4 Nghiên cứu tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ đơn hướng 43
2.4.1 Cấu trúc chung để cung cấp dịch vụ 3G PSS 43
2.4.2 Thủ tục thiết lập cung cấp dịch vụ 3G PSS 44
2.4.3 Yêu cầu đối với thiết bị di động sử dụng dịch vụ 3G PSS 45
2.5 Nghiên cứu tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ quảng bá 46
2.5.1 Cấu trúc chung hệ thống cung cấp dịch vụ quảng bá – MBMS 46

2.5.2 Thủ tục thiết lập cung cấp dịch vụ quảng bá trong MBMS 48
2.5.3 Yêu cầu đối với truy nhập vô tuyến cho MBMS 51
2.5.4 Bảo mật trong MBMS 56
2.5.5 Dịch vụ trong MBMS 58
CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÁC NHÀ KHAI
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 3
THÁC MẠNG 3G TẠI VIỆT NAM 62
3.1 Các loại dịch vụ đang được cung cấp 62
3.1.1 Viettel 62
3.1.2 MobiFone 63
3.1.3 VinaPhone 64
3.2 Đánh giá nhu cầu thị trường dịch vụ MobileTV tại Việt nam 64
3.3 Đánh giá năng lực mạng lưới và khả năng triển khai dịch vụ MobileTV
của các mạng 3G tại Việt Nam 66

3.3.1 Cấu hình mạng cung cấp dịch vụ của VinaPhone và MobiFone 66
3.3.1.1 Kiến trúc tổng thể hệ thống Mobile TV 67
3.3.1.2 Các thành phần chính trong hệ thống 67
3.3.1.3 Mô hình kết nối hệ thống MobileTV 69
3.3.1.4 Năng lực hệ thống 73
3.3.1.5 Chức năng quản trị và vận hành hệ thống 74
3.3.2 Kết luận về hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di động của các nhà mạng
3G tại Việt Nam: 76


CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG TRÊN MẠNG 3G TẠI
VIỆT NAM 77

4.1 Hướng chuẩn hóa kỹ thuật truyền hình di động trên mạng 3G ở Việt
Nam 77

4.2 Khuyến nghị sử dụng tiêu chuẩn ở Việt Nam 78
4.3 Đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn cho dịch vụ truyền hình di động trên
mạng 3G tại Việt Nam 78

4.3.1 Tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh 79
4.3.2 Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ truyền tải dòng 79
4.3.3 Tiêu chuẩn về phân phối dịch vụ đơn hướng: 80
4.3.4 Tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ quảng bá trong tương lai 80
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
D
D
A
A
N
N
H
H


M
M



C
C


B
B


N
N
G
G


B
B
I
I


U
U


Bảng 1 Số liệu thống kê về các mạng truyền hình di động trên thế giới 8
Bảng 2 So sánh các công nghệ truyền hình di động 15
Bảng 3 Các khuôn dạng mã hóa (Profile) đối với dịch vụ truyền hình di động 41
Bảng 4 Các giao thức với thiết bị di động 42
Bảng 5 Các dịch vụ người sử dụng trong MBMS 59

Bảng 6 Giao thức và tiêu chuẩn kết nối 71
Bảng 7 Encoding profile đề xuất cho mạng 2.5G 72
Bảng 8 Encoding profile đề xuất cho mạng 3G 72
Bảng 9 Encoding profile đề xuất cho mạng HSPDA 73


















Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 5
D

D
A
A
N
N
H
H


M
M


C
C


H
H
Ì
Ì
N
N
H
H


V
V





Hình 1. Mô hình chung hệ thống truyền hình di động 8
Hình 2. Phân loại các công nghệ truyền hình di động 11
Hình 3. So sánh các công nghệ truyền hình di động 14
Hình 4. Chế độ phát quảng bá và đơn hướng 17
Hình 5. Truyền hình di động qua kết nối đơn hướng 18
Hình 6. Kiến trúc mạng CMB 18
Hình 7. Truyền hình di động qua kết nối quảng bá 19
Hình 8. Kiến trúc mạng MBMS 21
Hình 9. Mô hình luồng nội dung trong truyền hình di động 24
Hình 10. Ngăn xếp giao thức các dịch vụ người sử dụng 42
Hình 11. Các thành phần mạng liên quan đến dịch vụ 3G PSS 43
Hình 12. Cấu trúc logic trong việc thiết lập cung cấp dịch vụ 3G PSS 44
Hình 13. Sơ đồ thiết lập phiên cung cấp dịch vụ 3G PSS đến thiết bị di động 45
Hình 14. Kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di động trên mạng 3G 47
Hình 15. Sơ đồ thiết lập phiên cung cấp dịch vụ quảng bá 49
Hình 16. Dòng thời gian các phiên cung cấp dịch vụ đa hướng 51
Hình 17. Dòng thời gian các phiên cung cấp dịch vụ quảng bá 51
Hình 18. Sắp xếp các kênh trong MBMS 52
Hình 19. Quá trình truyền dẫn MCCH 53
Hình 20. Kiến trúc bảo mật MBMS 57
Hình 21. Kiến trúc tổng thể hệ thống MobileTV của VinaPhone và MobiFone 67
Hình 22. Mô hình kết nối hệ thống giữa VinaPhone, MobiFone và nhà sản xuất nội
dung 70

Hình 23. Giao diện mạng 71






Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 6
M
M




Đ
Đ


U
U


Công nghệ truyền hình di động ngày nay được phát triển mạnh mẽ trên
toàn thế giới. Sự hội tụ của truyền hình và di động đang dần trở thành phương
tiện truyền thông đại chúng và tiến tới trở thành ngành công nghiệp giải trí
siêu lợi nhuận cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông. Có nhiều công nghệ
truyền hình di động với các đặc thù khác nhau nên vấn đề đặt ra
đối với nhà

khai thác là cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tìm ra giải pháp phù hợp nhằm thu
được hiệu quả cao nhất.
Tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay, MobiPhone, Vinaphone, Viettel đã
triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình di động dựa trên mạng 3G của họ. Tuy
nhiên, Việt Nam chưa xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ này.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích rất lớn cho việc nghiên cứu,
triển khai xây dựng các tiêu chu
ẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa trên mạng
3G tại Việt Nam cho phù hợp.
Nhằm mục đích nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa
trên mạng 3G và đưa ra đề xuất hướng chuẩn hóa và khuyến nghị sử dụng tiêu
chuẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa trên mạng 3G tại Việt Nam, đề tài
được xây dựng theo nội dung như sau:
 Chương 1: Tổng quan truyền hình di
động.
 Chương 2: Nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ truyền hình
di động trên 3G.
 Chương 3: Năng lực cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác mạng di
động 3G tại Việt Nam.
 Chương 4: Đề xuất và khuyến nghị áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật truyền
hình di động trên mạng 3G tại Việt Nam.
Với lượng thời gian có hạn, nhóm thực hiện đề tài đã n
ỗ lực thu thập tài liệu
và xử lý thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình di động
dựa trên mạng 3G. Tuy nhiên, do công nghệ truyền hình di động trên mạng di
động còn rất mới mẻ nên một số nội dung trong đề tài chưa được chi tiết và
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm thực hiện đề tài hy vọng nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia để đề tài được hoàn thiện và
tiếp tục phát triể
n. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Nhóm thực hiện đề tài
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG
1.1 Khái niệm truyền hình di động
Truyền hình di động (Mobile TV) là công nghệ mã hoá và truyền dẫn các
chương trình truyền hình hoặc video để có thể thu được trên các thiết bị thu di
động như bộ thu truyền hình di động, điện thoại di động, các thiết bị hỗ trợ số
cầm tay (PDA), các thiết bị đa phương tiện vô tuyến,… có khả năng thu tín
hiệu truyền hình di động.
Với truyền hình di động người xem có thể xem một số lượng lớ
n các
chương trình truyền hình trong khi di chuyển. Các chương trình truyền hình có
thể được truyền tải dòng (streaming) hoặc qua sóng UHF, VHF tới máy di
động để xem ở tốc độ giống như khi được phát hoặc các chương trình có thể
được xem với một độ trễ thời gian nhất định hoặc có thể được ghi lại toàn bộ.
Truyền hình di động không chỉ cho phép phát thông tin một chiều truyền
thống như truyền hình di động mặt đất, vệ tinh, vô tuy
ến băng rộng mà còn
cho phép truyền tín hiệu truyền hình tương tác nhờ sử dụng các kênh phản hồi
cung cấp bởi truyền hình di động dựa trên mạng di động. Các chương trình có
thể được phát ở chế độ quảng bá (chế độ broadcast) trong một vùng phủ hoặc
phát tới một người sử dụng theo yêu cầu (chế độ unicast) hoặc có thể phát tới
một nhóm người sử dụng (chế độ multicast). Ki
ểu phát quảng bá có thể sử

dụng phương thức phát sóng vô tuyến trên mặt đất như truyền hình số và
tương tự để phát đến các gia đình hoặc chúng có thể được phát trực tiếp qua
các vệ tinh đến các máy di động, đồng thời các nội dung đó cũng có thể phát
thông qua Internet/Web. Kiểu phát cho nhóm người sử dụng riêng hoặc một
người sử dụng thường có trong hệ thống cung cấp dịch vụ đi
ện thoại trên nền
tảng công nghệ 3G và 3G+. Dịch vụ MobileTV cho phép khách hàng xem
truyền hình trực tiếp (LiveTV) hoặc xem lại các chương trình truyền hình
Quốc tế và trong nước; xem video theo yêu cầu (VOD); các clip ca nhạc, clip
hài, karaoke giải trí,…

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 8

Hình 1. Mô hình chung hệ thống truyền hình di động
Hình 1 cho thấy mô hình cơ bản của một hệ thống truyền hình di động. Các
chương trình truyền hình được thu ở các head end, ví dụ qua vệ tinh, và được
mã hóa nguồn (khuôn dạng chuẩn hình ảnh H.264, MPEG-4 part2, H.263,
chuẩn âm thanh ACC, AMR…). Nguồn hình ảnh sau đó được mã hóa kênh
(mã xoắn, mã turbo ), ghép xen kênh với các chương trình khác rồi đưa đến
bộ điều chế (OFDM với chuẩn mã hóa QPSK, 16QAM ) rồi được khuyếch
đại công suấ
t và đưa tới anten phát thông qua mạng vô tuyến (DVB-H, T-
DMB, S-DMB…) hoặc ghép vào các kênh truyền số liệu thông qua mạng vô
tuyến băng rộng (mạng di động 3G, WiMax, UWB…) . Ở đầu máy thu, máy

cầm tay di động thu được các tín hiệu truyền hình sẽ thực hiện các chức năng
ngược lại với phần phát bao gồm: giải điều chế, giải ghép xen, giải mã kênh và
giải mã nguồn để có thể xem được nội dung các kênh truyền hình trên thiết bị
hiển th
ị di động.

Bảng 1 Số liệu thống kê về các mạng truyền hình di động trên thế giới

Đơn vị: m- triệu; k-nghìn.
Nước Tổng
thuê
bao
Thuê bao
truyền hình
di động
Thời điểm
triển khai
Công
nghệ
Nhà cung
cấp dịch
Hãng cung cấp thiết
bị
Nhật 105m 1,8m 05/04/2008 ISDB-T Tự do NEC, NTT, Sharp, Sony,
DoCoMo
Hàn
Quốc
45m S-DMB
1,85m
05/05/2008 S-DMB

T-DMB
SKT, KTF,
LGF
LG, Samsung, Motorola
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 9
T-DMB
15,4m
Trung
Quốc
616m 1,2m 08/07/2008 CMB
MBMS
Tự do INOFIDEN, Huawei,
Telepath, Technologies,
Lenovo, ZTE,Ktouch
Italy 92m 1,2m 06/06/2008 DVB-H H3G, TIM và
Vodafone
Quantum, Samsung,
Nokia
Phần
Lan
6,6m 5k 06/12/2008 DVB-H Mobile TV Nokia
Áo 10m 13k 08/05/2008 DVB-H MobileKom
Austria,H3,
Orange

Nokia, ZTE
Thuỵ
Điển
8,2m 5k 08/05/2008 DVB-H Swisscom Nokia, Samsung, LG
Hà Lan 20m 10k 08/08/2008 DVB-H KPN Nokia, Samsung, LG
Bắc Mỹ 270m 1m 07/03/2008 MediaF
LO
AT&T,
Verizon
Motorola, LG, Samsung

Bảng 1 cho thấy các con số về sự phát triển của truyền hình di động ở một
số nước trên thế giới. Qua các số liệu thống kê cho thấy, một số nước xây
dựng mô hình nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng là nhà cung cấp
cấp các dịch vụ truyền hình di động bởi các hãng này tận dụng được thế mạnh
trong việc sử dụng cơ sở
hạ tầng mạng giúp vùng phủ sóng truyền hình vươn
khắp cả nước, điển hình như Hàn Quốc và Italia với công nghệ truyền hình số
quảng bá mặt đất T-DMB và DVB-H. Bên cạnh đó, sau hơn 3 năm triển khai
kể từ khi hệ thống cung cấp dịch vụ quảng bá đầu tiên của PCCW mobile
được xây dựng vào tháng 5/2006, số thuê bao truyền hình di dộng dựa trên
mạng tế bào trên toàn thế giới đạt mức 40 triệu thuê bao (1% s
ố thuê bao di
động trên toàn thế giới) với doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2008 và dự đoán đạt
140 triệu thuê bao với doanh thu khoảng 12 tỷ USD vào năm 2011 (số liệu dự
đoán của các đơn vị nghiên cứu thị trường của Inform, Gartner, Jupiter,…).
1.2
Các công nghệ truyền hình di động
Ngày nay có nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng để cung cấp các dịch
vụ truyền hình di động. Điều này có được là do rất nhiều nhóm nhà cung cấp

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 10
dịch vụ khác nhau như các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động, các nhà
khai thác phát thanh và truyền hình truyền thống và các nhà khai thác vô tuyến
băng rộng đang tìm kiếm phương thức để phân phối dịch vụ truyền hình di
động như là các dịch vụ đa phương tiện. Các nhà khai thác di động có mạng
bao phủ diện rộng hầu khắp trên thế giới có điều kiện thuận lợi phát triển cung
cấp các dịch vụ truyền hình di độ
ng. Trong khi đó các nhà khai thác dịch vụ
phát thanh và truyền hình truyền thống cũng mở rộng, phát triển các mạng
truyền hình quảng bá mặt đất để cung cấp các dịch vụ truyền hình di động.
Chính vì điều này một số lượng lớn công nghê truyền hình di động được cung
cấp trên các mạng quảng bá mặt đất như DVB - H, T-DMB hay ISDB - T. Tất
nhiên cũng có một số nhà khai thác lựa chọn xây dựng sử dụng công nghệ vệ
tinh hoàn toàn m
ới để triển khai dịch vụ truyền hình di động như S-DMB,
DVB-S. Các nhà khai thác băng rộng cũng không ngừng gia tăng cung cấp các
dịch vụ dựa trên nền IPTV và có các mạng, công nghệ phân phối dịch vụ
Internet băng rộng kết hợp đồng thời với dịch vụ truyền hình di động. Các nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại băng rộng cũng phát triển công nghệ gửi
streaming media cho phép cung cấp dịch v
ụ truyền hình di động trên hệ thống
cơ sở hạ tầng của họ đến điện thoại di động.
Theo thống kê gần đây nhất hiện nay trên toàn thế giới đã có hơn 120 nhà
khai thác khai trương dịch vụ truyền hình di động, trong số đó có tới 90% dựa

trên các mạng thông tin di động.
Do vậy có nhiều công nghệ truyền hình di động khác nhau, tuy nhiên có thể
phân chia các công nghệ cung cấp dịch vụ truyền hình di độ
ng theo 3 hướng
chính đó là:
- Công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ tế bào, chủ yếu dựa
trên nền mạng 3G (CMB,MBMS, BCMCS) trong đó nội dung được
truyền qua kênh truyền dữ liệu của mạng di động.
- Công nghệ truyền hình di động dựa trên các mạng quảng bá vệ tinh hoặc
mặt đất (DVB-H, T-DMB, DVB-S…) trong đó nội dung được truyền
trên kênh vô tuyến phát riêng.
- Công nghệ truyền hình di động dựa trên mạ
ng băng rộng không dây
(UWB, Wimax, WiBro…) trong đó nội dung được tuyền thông qua
mạng Internet băng rộng không dây.
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 11
Hình 2 cho thấy sự phân loại các công nghệ truyền hình và phương thức
truyền tín hiệu vô tuyến khác nhau
Nền tảng mạng 3G
Unicast
Multicast &
Broadcast
3GPP
3GPP2

3GPP 3GPP2
3G-UMTS CDMA2000 HSUPA EV-DO 1x
BCMCSMBMSEV-DO 1xHSDPA
Các nhà khai
thác di động
Các nhà
quảng bá
Truyền
dẫn vệ tinh
Truyền dẫn
mặt đất
Broadcast
Broadcast
S-DMB
DVB-H
ISDB-S
DAB
ISDB-T
T-DMB
DAB-IP
MediaFLO
UWB
WiBro
WiMAX
Băng rộng
Unicast &
Multicast
Các nhà khai
thác băng rộng


Hình 2. Phân loại các công nghệ truyền hình di động
Qua các phân loại thống kê, ta thấy hiện nay có hai phương pháp chính để
phát tín hiệu truyền hình di động. Phương pháp thứ nhất là phát qua mạng tế
bào với tương tác 2 chiều và phương pháp thứ hai là phát qua mạng quảng bá
dành riêng, 1 chiều hoặc 2 chiều phụ thuộc vào loại hình dịch vụ mà nhà cung
cấp phát triển. Mỗi phương pháp có các ưu nhược điểm riêng:
- Phát tín hiệu truyền hình qua mạng tế
bào có ưu điểm là sử dụng được
cơ sở hạ tầng mạng đã được thiết lập, do đó sẽ giảm chi phí triển khai.
Đồng thời, nhà khai thác đã có sẵn thị trường truy nhập tới các thuê bao
hiện tại, các thuê bao này chỉ cần đăng ký dịch vụ truyền hình di động
mà họ muốn sử dụng. Bên cạnh đó, với khả năng tương tác 2 chiều trực
ti
ếp thông qua mạng di động, các thuê bao có thể lựa chọn được các nội
dung, tương tác trực tiếp so với không có tương tác trực tiếp hoặc sử
dụng kênh tương tác ngược là kênh truyền dữ liệu thông qua mạng di
động như các mạng dịch vụ truyền hình di động kênh phát riêng như
DVB-H (DVB-T2), T-DMB, ISDB-T… Nhược điểm chính khi phát tín
hiệu truyền hình qua các mạng tế bào 3G hoặc 3G+ là vấn đề băng
thông hạn chế, điều này có thể làm gi
ảm chất lượng các dịch vụ thoại
truyền thống. Tốc độ dữ liệu cao của truyền hình di động có thể làm
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 12
giảm khả năng cung cấp của mạng tế bào. Hơn nữa để thu được tín hiệu

truyền hình di động máy đầu cuối cũng cần phải xem xét (các vấn đề
như kích thước màn hình, cường độ tín hiệu thu, công suất pin và khả
năng xử lý là các vấn đề cần xem xét khi thiết kế máy thu). Nhiều nhà
cung cấp dịch vụ 3G đang cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu và dòng
truyền tải video. Các dịch vụ
này phát ở chế độ unicast với dung lượng
truyền dẫn giới hạn và được xây dựng trên nền các công nghệ sử dụng
hệ thống tế bào như GSM, WCDMA hoặc CDMA2000. Các công nghệ
sử dụng để phát truyền hình bao gồm phát unicast (CMB) và phát đồng
thời broadcast, multicast hoặc unicast (MBMS). CMB dựa trên công
nghệ truyền file đa phương tiện đến thiết bị di động thông qua dịch vụ
truyền tải dòng đơn hướng thời gian thự
c. CMB dựa trên công nghệ
truyền dịch vụ chuyển mạch gói trên mạng di động PSS. CMB thường
hoạt động trên luồng dữ liệu với tốc độ 128kbit/s đến thiết bị điện thoại
di động. MBMS dựa trên công nghệ truyền file broadcast và multicast
đa phương tiện. MBMS được thiết lập bởi dự án hiệp hội 3GPP để phát
các dịch vụ truyền hình di động qua mạng GSM và mạng WCDMA.
MBMS hoạt động vớ
i băng thông 5 MHz WCDMA, hỗ trợ 20 kênh dịch
vụ truyền tải dòng quảng bá thời gian thực, song song, mỗi dịch vụ có
tốc độ 128 kbit/s, trên kênh vô tuyến có băng thông 5 MHz. Tạ Việt
Nam, ngay sau khi chính thức triển khai công nghệ 3G vào đầu năm
2009, các mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đã cung cấp
các dịch vụ đa phương tiện dành cho người dùng trong đó có dịch vụ
truyền hình di động. Dịch vụ truyền hình di động cho phép các thuê bao
di động có thể xem các kênh truyề
n hình trực tiếp (Live TV) và các nội
dung thông tin theo yêu cầu (ca nhạc chọn lọc, phim truyện đặc sắc,
video clip…) ngay trên màn hình máy điện thoại di động.

- Các hệ thống truyền hình di động dành riêng được thiết kế để tối ưu
hoá sự phân phát tín hiệu truyền hình di động. Các hệ thống này có thể
phát trên mặt đất (DVB-H, DVB-T2 T-DMS, ISDB-T, DAB-IP,
MediaFLO), phát qua vệ tinh (S-DMB, ISDB-S, DAB) hoặc kết hợp cả
mặt đất và vệ tinh. Những ưu điểm chính c
ủa các hệ thống truyền hình
di động dành riêng là nội dung truyền hình di động được truyền dựa trên
các kênh phát sóng dành riêng nên có thể được phát quảng bá tới nhiều
người sử dụng đồng thời, khả năng di chuyển của thuê bao với tốc độ
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 13
cao, chất lượng hình ảnh tốt, số lượng kênh phong phú hơn so với cung
cấp trên nền tảng mạng di động 3G. Dịch vụ truyền hình di động dựa
trên kênh phát sóng riêng cũng không chịu tác động của như nghẽn
mạng của mạng tế bào. Nhược điểm của các hệ thống này là yêu cầu đầu
tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng mạng và các lựa chọn nội dung bởi ng
ười
sử dụng bị hạn chế thông qua kênh tương tác ngược là kênh truyền dữ
liệu của các mạng di động.

Tại Việt Nam, công ty VTC ra mắt dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn
DVB-H (DVB-T2) từ tháng 1/2007, vào thời điểm đó VTC kỳ vọng phát triển
được ít nhất 80.000 thuê bao trong năm đầu tiên, song sau 8 tháng mới chỉ có
5.000 thuê bao. So với truyền hình di động của mạng 3G là VinaPhone,
MobiFone và Viettel, dịch vụ truyền hình di động của VTC có cướ

c “mềm”
hơn nhiều bởi sử dụng kênh vô tuyến riêng so với sử dụng kênh data của 3G-
UTMS. Tuy nhiên, các thiết bị điện thoại di động cần có hệ thống giải mã
DVB-H mà hiện nay tại Việt Nam chỉ có 3 dòng điện thoại của Nokia có khả
năng thực hiện là N77, N92 và N96 (chủng loại ít, giá cao) nên đã hạn chế sự
phát triển của mạng so với các nước trên thế giới như Hàn Quố
c và Nhật Bản.
Do vậy, sau hơn 2 năm cung cấp dịch vụ truyền hình di động, ngày 3/2/2010,
tổng công ty VTC chính thức khởi động lại dịch vụ này và ra mắt dịch vụ
truyền hình di động MaxTV. Đây là dịch vụ cung cấp truyền hình di động
cung cấp trên các kênh truyền hình trong nước và nước ngoài, trên các thiết bị
cầm tay qua công nghệ DVB-H. Dịch vụ truyền hình di động MaxTV được
đánh giá là hầu như đã khắc phục đượ
c các nhược điểm lớn nhất mà truyền
hình di động vấp phải trong thời gian qua. Trong đó, nổi bật nhất là đã khắc
phục được khó khăn về các thiết bị đầu cuối, thay vì dịch vụ chỉ sử dụng được
trên một số điện thoại di động dòng N của Nokia (N96 và N77) với giá bán rất
cao, thì MaxTV giúp khách hàng xem được truyền hình qua hầu hết các model
điện thoại di động hiện hành. Ngoài ra, các thi
ết bị đầu cuối dạng USB, Settop
box,… hỗ trợ khách hàng xem truyền hình di động mọi lúc mọi nơi. MaxTV
còn sử dụng công nghệ phát sóng quảng bá (kết hợp Interactive), sẽ cung cấp
băng thông lớn, đảm bảo không bị quá tải, dù số lượng người sử dụng tăng
lên.
Công ty VTV Broadcom là doanh nghiệp trực thuộc đài truyền hình Việt
Nam (VTV) chính thức phát sóng thử nghiệm dịch vụ Truyền hình di động
VTV MobileTV tại Hà Nộ
i và TP Hồ Chí Minh từ ngày 27/8/2010. Thời gian
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN

CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 14
thử nghiệm kéo dài đến 31/12/2010. VTV MobileTV phát sóng theo chuẩn
truyền hình di động T-DMB, giúp khán giả có thể xem truyền hình mọi lúc,
mọi nơi bằng các thiết bị cầm tay với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt và
đồng đều ngay cả khi ngồi trên các phương tiện giao thông di chuyển với tốc
độ cao. Dịch vụ truyền hình di động T-DMB nằm trong khuôn khổ hợp tác
trao đổi công nghệ giữa 2 nước Hàn quốc và Việt Nam thông qua các biên bản
ghi nhớ, thỏa thuậ
n hợp tác giữa Bộ TT&TT và KCC, giữa Đài THVN và
ETRI, VTV Broadcom và RAPA Các thiết bị có thể xem được dịch vụ
Truyền hình di động VTV MobileTV rất đa dạng: Điện thoại di động,
Navigation (trên xe hơi), PMP (thiết bị multimedia cầm tay), USB (cho máy
xách tay)…



Hình 3. So sánh các công nghệ truyền hình di động
Hình 3 cho thấy so sánh công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ
3G và các hệ thống truyền hình di động dựa trên mạng dành riêng. Công nghệ
truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G chỉ có thể cung cấp cho một số
lượng người sử dụng nhất định nhưng với khả năng tương tác 2 chiều trực
tiếp, rất nhiều tính năng cho người sử dụng so với các công ngh
ệ truyền hình
di động dựa trên mạng dành riêng. Khi mạng di động chỉ cung cấp các dịch vụ
Unicast thì số lượng người sử dụng đồng thời không cao bởi năng lực cung
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 15
cấp của hệ thống nhưng khi chuyển sang cung cấp các dịch vụ Multicast và
Broadcast thì khả năng cung cấp các dịch vụ cho số lượng người sử dụng đồng
thời tăng lên rõ rệt.
Bảng 2 So sánh các công nghệ truyền hình di động
Đặc tính DVB-H FLO T-DMB CMB/MBMS
(3G)
ISDB-T S-DMB
Phân loại
Quảng bá Quảng bá Quảng bá Đơn hướng
Đa hướng
Quảng bá
Quảng bá Quảng bá
Giao diện
không gian
DVBT,
COFDM
CDMA TDAB,
COFDM
GETRAN
UTRAN
WCDMA
COFDM CDMA
Dung lượng
truyền tải cơ

sở
9 Mb/s trong
kênh 8 Mhz
1 Mb/s trong
kênh 1,54
Mhz
384 Kb/s trong
kênh 5 Mhz
312 Kb/s
trong kênh
430 Hz
6 Mb/s trong
kênh 25 Mhz
Cơ quan tiêu
chuẩn hoá
DVB Qualcomm ETSI và
diễn đàn
DAB
3 GPP ETSI
Công nghệ
tiết kiệm
năng lượng
Cắt lát thời
gian (time
slicing)
CDMA và
lựa chọn mã
Biến đổi
băng thông
và biến đổi

Fourier chọn
lọc
Lựa chọn mã Biến đổi
băng thông
Lựa chọn mã
Băng tần
hoạt động
VHF, UHF
băng L
700 Mhz
(Mỹ), UHF,
băng L
VHF, UHF UMTS 2000 433 Khz
(của Nhật)
Băng S (Hàn
Quốc) và
IMTS 2000
Thời gian
chuyển kênh
trung bình
~ 5 s ~ 1.5 s ~ 1.5 s ~ 1.5 s ~ 5 s
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 16
Thời gian
hoạt động

của pin (850
mAh)
~ 4 h ~ 4 h ~ 2 h ~ 4 h ~ 1.5 h
Luồng
truyền tải
MPEG-2 TS MPEG-4
part2,
H264…
MPEG-2 TS H.263,
H.264,
MPEG-4 SP
MPEG-2 TS MPEG-2
AAC,
MPEG-4
part2,
MPEG-2 TS
Phương thức
điều chế
QPSK, 16
QAM, với
COFDM
QVGA với
OFDM
DQPSK với
FDM
QPSK QPSK hoặc
16 QAM
với COFDM
OFDM


1.3
Truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G
Truyền hình di động sử dụng nền tảng công nghệ 3G và 3G+ bao gồm 2
chuẩn, 3G tiến triển từ công nghệ GSM và 3G tiến triển từ công nghệ CDMA.
Hiện nay, do các mạng di động trong nước có giấy phép phát triển 3G chủ yếu
là công nghệ WCDMA phát triển từ GSM. Vì vậy, nội dung đề tải tập trung
vào công nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ 3G của WCDMA và
các tiêu chuẩn của công nghệ này.
Trong công nghệ truyền hình di động 3G – WCDMA, mạng cung cấp d
ịch
vụ truyền hình di động bao gồm 02 phương thức phân phối nội dung truyền
hình di động tới khách hàng, đó là phát dịch vụ quảng bá và đơn hướng. Các
chế độ phát quảng bá và đơn hướng mô tả như trong hình 4.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 17
Hình 4. Chế độ phát quảng bá và đơn hướng


1.3.1 Chế độ phát đơn hướng
Chế độ phát đơn hướng (unicast) được thiết kế để phân phối nội dung qua
các kết nối điểm – điểm với các dịch vụ phát video hoặc audio theo yêu cầu
của khách hàng. Một kết nối ảo được thiết lập tới người dùng, người dùng lựa
chọn các nội dung mà mình mong mu
ốn, hệ thống thực hiện yêu cầu, phương

thức này hoạt động giống như phân phối các dịch vụ tương tác khác. Với chế
độ phát đơn hướng số người được phục vụ bị hạn chế bởi tài nguyên hệ thống.
Tính mở rộng của chế độ đơn hướng là giới hạn, tại cùng một thời điểm chi
phí phục vụ cho từng ng
ười dùng là rất cao. Truyền hình di động đơn hướng
dựa trên công nghệ truyền streaming chuyển mạch gói qua mạng di động 3G
(3G PSS) hay còn gọi là công nghệ quảng bá đa phương tiện tế bào (CMB).
Hình 5 mô tả trường hợp trong đó một số người sử dụng dịch vụ Mobile TV
đang xem ba kênh khác nhau được truyền tải dòng theo unicast. Trong trường
hợp này, mỗi người sử dụng yêu cầu một kết nối streaming riêng rẽ tới server.
Server và tả
i lưu lượng mạng do đó liên kết trực tiếp với số người sử dụng. Ở
trường hợp này, server streaming phải có mười kết nối streaming, bởi vì có
mười người sử dụng Mobile TV. Rõ ràng là khi số người sử dụng tăng lên, tải
server sẽ tăng và lưu lượng được tạo ra trong các mạng truy nhập vô tuyến và
các mạng lõi sẽ lớn.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 18
Hình 5. Truyền hình di động qua kết nối đơn hướng
Hình 6 mô tả kiến trúc CMB. Để cung cấp dịch vụ streaming media, mạng
cần kết nối đến các nguồn cung cấp nội dung tài nguyên trong máy chủ nội
dung như LiveTV, Video, âm nhạc… được mã hóa.




Hình 6. Kiến trúc mạng CMB
1.3.2 Chế độ phát quảng bá
Trong chế độ phát quảng bá cùng một nội dung được phát quảng bá không
giới hạn người dùng hoặc một nhóm người dùng qua mạng. Kiểu này dành
cho phát kênh truyền hình quảng bá thông dụng. Truyền hình di động phát
triển dựa trên nền công nghệ dịch vụ quảng bá và phát đa hướng đa phương
tiện (MBMS) là dịch vụ quảng bá và phát đa hướng đa phương ti
ện cung cấp
dịch vụ truyền hình di động trên nền các mạng di động 3G. Đây là công nghệ
nâng cấp từ CMB cho phép số lượng khách hàng không giới hạn sử dụng dịch
vụ truyền hình di động đồng thời trong cùng một khu vực. Các mạng 3G hiện
nay có thể di trú MBMS mềm dẻo mà không phải bổ sung các yêu cầu về phổ
tần và hệ thống, ngoại trừ phải nâng cấp phần mềm và kích cỡ hệ th
ống.
MBMS có 2 chế độ cung cấp dịch vụ cho một số lượng lớn người dùng đó
là: đa hướng (multicast) và quảng bá (broadcast). Chế độ multicast là chế độ
truyền dẫn tài nguyên đến tất cả thiết bị trong một nhóm nhiều người dùng.
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 19
Các thiết bị này có thể nằm trong các vùng tế bào khác nhau hoặc đang di
chuyển. Việc truyền theo chế độ multicast không phải phân phối tới tất cả
người dùng mà chỉ gửi tới một nhóm người có chọn lọc. Trong chế độ phát
quảng bá, MBMS phát các gói dữ liệu đa phương tiện tới tất cả các máy thu
trong một vùng định trước.

Hình 7 mô tả trường hợp tương tự khi dịch vụ Mobile TV được cung cấ
p
bởi công nghệ kết nối quảng bá MBMS. Server phân phát chỉ một dòng stream
trên mỗi kênh tới trung tâm dịch vụ broadcast/multicast (BM-SC). Dòng dữ
liệu đối với mỗi kênh trong mạng lõi và mạng vô tuyến được phát lặp khi cần
thiết. Ở trường hợp này, server streaming chỉ cần cung cấp ba kết nối
streaming đồng thời. Hơn nữa, các nguồn tài nguyên vô tuyến trong tế bào chỉ
cần được phân bổ ba kênh truyền dẫn quảng bá song song thay vì sáu kênh
truyền dẫ
n unicast riêng rẽ. Tải server, mạng, và tế bào độc lập với số lượng
người sử dụng.

SGSN
GGSN
SGSN
Mạng lõi

Hình 7. Truyền hình di động qua kết nối quảng bá
Hình 8 mô tả kiến trúc MBMS. Để hỗ trợ MBMS, những sự thay đổi là cần
thiết ở hầu hết các node của mạng chuyển mạch gói. Những sự thay đổi này
được thực hiện bằng cách nâng cấp phần mềm, giao thức điều khiển và nâng
cấp hệ thống thiết bị. MBMS khả dụng với cả mạng truy nhập vô tuy
ến
GSM/EDGE (GERAN) và mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
(UTRAN).
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G




2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 20
Trung tâm dịch vụ broadcast/multicast (BM-SC) được bổ sung vào mạng.
BM-SC thực hiện việc cung cấp và phân phát các dịch vụ quảng bá di động.
BM-SC đóng vai trò là điểm vào đối với các dịch vụ phân phát nội dung muốn
sử dụng BM-SC. BM-SC thiết lập và điều khiển các phần mang truyền tải tới
mạng lõi di động và có thể được sử dụng để định trình và phân phát các kênh
truyền dẫn MBMS. BM-SC cũng cung cấp các thông báo dịch vụ tớ
i các thiết
bị đầu cuối. Các thông báo này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết (như mô
tả dịch vụ multicast, các địa chỉ multicast IP, thời gian truyền dẫn, các mô tả
media…) mà thiết bị đầu cuối cần để có thể tham gia vào một dịch vụ MBMS.
BM-SC có thể được sử dụng để tạo ra các bản tin tính cước đối với dữ liệu đã
được phát từ nhà cung cấp nội dung và quản lý các chức n
ăng bảo mật được
đặc tả bởi 3GPP cho chế độ multicast.
BM-SC cung cấp hai giao diện tới mạng lõi. Qua giao diện Gmb, BM-SC
trao đổi thông tin điều khiển với node hỗ trợ Gateway GPRS (GGSN). Giao
diện Gi truyền tải dữ liệu nội dung tới GGSN. Các nhà cung cấp nội dung
phân phát các nội dung của mình tới BM-SC (nhà cung cấp nội dung không
phát nội dung tới tất cả người sử dụng qua các kênh dành riêng mà chỉ phát
nội dung tới BM-SC). BM-SC s
ẽ phân phát các nội dung này tới người sử
dụng. Giao diện giữa BM-SC và content server có thể được đặt ở trong mạng
di động hoặc ở ngoài mạng.
Tiêu chuẩn MBMS không yêu cầu bắt buộc các chức năng BM-SC được
thực hiện như thế nào. Một số nhà cung cấp có thể cung cấp các chức năng
này ở một node riêng rẽ, các nhà cung cấp khác có thể tích hợp các chức năng
này trong các node mạng dịch vụ và mạng lõi hiệ
n tại. Trong mạng lõi,

MBMS bổ sung các chức năng và các bản tin giao thức cần thiết để tạo và
quản lý các cây phân bố dữ liệu broadcast và multicast.
Một tính năng đặc biệt của MBMS là MBMS cho phép các nhà khai thác
định nghĩa các dịch vụ broadcast và multicast đối với các vùng địa lý cụ thể.
Các vùng địa lý này được cấu hình qua vùng dịch vụ MBMS. Mỗi node trong
mạng lõi sử dụng danh sách các node downstream để xác định node nào nên
được sử dụng để chuyển tiếp dữ li
ệu dịch vụ MBMS. Ở mức GGSN, danh
sách bao gồm mọi node serving GSN (SGSN) mà dữ liệu sẽ được chuyển tiếp.
Ở mức SGSN, danh sách bao gồm mọi node bộ điều khiển mạng vô tuyến
(RNC) của mạng truy nhập vô tuyến mặt đất WCDMA hoặc trong trường hợp
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 21
của mạng truy nhập vô tuyến GSM sẽ bao gồm mọi bộ điều khiển trạm gốc
(BSC) cần thu dữ liệu. Đối với các dịch vụ hoạt động ở chế độ multicast,
mạng lõi quản lý cây phân bổ dữ liệu động bằng cách giám sát những người sử
dụng đăng ký sử dụng dịch vụ. Giống như IP multicast, mỗi node mạng lõi
chuyển tiếp dữ li
ệu MBMS tới các node downstream đang phục vụ những
người sử dụng đã đăng ký sử dụng dịch vụ.
MBMS bổ sung các tính năng sau vào mạng di động so với CMB:
- Tập trung các chức năng điều khiển dịch vụ phân phát
broadcast/multicast, ở MBMS gọi là trung tâm dịch vụ
broadcast/multicast (BM-SC).
- Định tuyến broadcast/multicast các luồng dữ liệu trong mạng lõi.

- Sử dụng sóng mang vô tuyến (bearer) hiệu quả đối vớ
i truyền dẫn vô
tuyến bởi công nghệ điểm-tới-đa điểm trong một tế bào.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ streaming media, các nhà cung cấp nội dung
có thể sử dụng MBMS để cung cấp dịch vụ download, phân phối các file tới
các nhóm đông người sử dụng. Hơn nữa, MBMS có thể cung cấp các dịch vụ
carousel, bao gồm các nội dung được lặp lại định kỳ.


Hình 8. Kiến trúc mạng MBMS
MBMS là công nghệ có những ưu điểm so với các công nghệ như IP
multicast do những thuận lợi về mặt giới hạn của mạng 3G và các thuê bao UE
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 22
cần phải đăng ký để tham gia vào nhóm multicast và chỉ có BM-SC được phép
gửi dữ liệu đến nhóm. Bên cạnh đó, MBMS là một thị trường tiềm năng ngay
cả khi cạnh tranh với các truyền hình quảng bá truyền thống. Tuy nhiên, có
những khó khăn khi triển khai MBMS. MBMS làm cấu trúc mạng 3G trở nên
rất phức tạp và chi phí triển khai cần phải tính toán bù đắp dựa trên yếu tố
kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất trong mạng 3G là công suất phát. Dịch vụ

MBMS lý tưởng là sử dụng một sóng mang điểm-đa điểm phục vụ một số
lượng lớn khách hàng với chi phí cố định. Sóng mang điểm-đa điểm cần phục
vụ cho các UE thậm chí ở biên của cell. Tuy nhiên, công suất phát bị suy giảm
do cần cung cấp cả các dịch vụ 3G khác.

Để giảm các yêu cầu về công suất phát của sóng mang điểm-đa điểm,
MBMS có thể tận dụng các kỹ thuật phân cực macro, trong đó Node-
B truyền sóng mang điểm-đa điểm với công suất nhỏ hơn công suất yêu cầu
tới biên của cell với giả thiết là UE trong khu vực này có thể kết hợp dữ liệu
truyền từ nhiều Node-B lân cận để tái kết hợp thành dữ
liệu truyền đến UE. Để
đảm bảo được việc này thì trong mạng cần đồng bộ các luồng tín hiệu truyền
xác định từ MBMS đến các cell khác nhau để cho phép tái ghép lại tại UE. Tại
phía UE cũng yêu cầu có khả năng nhận và giải mã dữ liệu từ nhiều bộ phát
cũng một lúc thông qua công nghệ lựa chọn kết hợp độc lập với giải mã từ
từng bộ phát hoặc công ngh
ệ kết hợp mềm bằng việc kết hợp giải mã từ từng
bộ phát. Công nghệ phân cực macro yêu cầu sự phức tạp cả về mạng lẫn thiết
bị đầu cuối thu nhưng đảm bảo được các yêu cầu về giảm công suất phát sóng
mang điểm-đa điểm
Bênh cạnh cấu trúc phức tạp của MBMS, vấn đề kinh doanh và sự phổ biế
n
các dịch vụ cần phải xem xét. Đối với các dịch vụ không phổ biến, khi sử
dụng sóng mang điểm-đa điểm MBMS sẽ cần nhiều chi phí hơn so với sử
dụng công nghệ đơn hướng. Do vậy, cần quan tâm đến sự phổ biến và tiện ích
của các loại dịch vụ có khả năng cung cấp bởi hệ thống cung cấp dịch vụ
1.4
Nội dung của dịch vụ truyền hình di động
Các dịch vụ đa phương tiện di động đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát
triển của các mạng di động 3G. Nhiều dịch vụ như video call, VoIP, MMS,
Podcasting, tin báo khẩn, … đã được triển khai và đem lại hiệu quả cao trong
việc kinh doanh của các nhà khai thác. Chính sự xuất hiện của nhiều dịch vụ
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G




2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 23
đa phương tiện này đã mở ra nhiều cơ hội cho các phương tiện tương tác mới
phát triển.
Truyền hình di động đã được dự đoán là ứng dụng nổi bật của thế kỷ 21 và
bước đầu phát triển vào năm 2006 và 2007, thời điểm được xem như là khẳng
định niềm tin này. Hiện nay, trên thế giới có trên 2 tỷ thuê bao di động. Trong
số đó, tổng số thuê bao dịch vụ
truyền hình di động trên toàn cầu từ 150 triệu
năm 2009 sẽ tăng nhanh trong 5 năm tới và đạt con số 462 triệu. Châu Á -
Thái Bình Dương dẫn đầu thế giới về số lượng thuê bao di động và số người
sử dụng dịch vụ truyền hình di động. Số thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình
di động này sẽ tăng từ 24 triệu (năm 2007) lên trên 260 triệu trong 5 năm tới.
Thị trường 3G đ
ang tăng trưởng nhanh và chỉ số doanh thu bình quân của
một thuê bao/tháng (ARPU) từ các dịch vụ thông thường của các nhà khai thác
viễn thông tiếp tục xuống dốc, sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường
truyền hình di động toàn cầu. Khi truyền hình di động hứa hẹn cung cấp
những dịch vụ truyền hình nội dung tự tạo UGC (nội dung được tạo ra bởi
người sử dụng) và cá nhân hóa trên điệ
n thoại di động, đây sẽ là những cơ hội
tuyệt vời cho các nhà cung cấp khai thác nội dung truyền hình truyền thống
trên kênh di động theo cách mới. Với việc chi trả cho quảng cáo trên di động
dự đoán tăng hơn 42% từ 2008 đến 2013, quảng cáo có thể đóng một vai trò
đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận từ truyền hình di động cho các nhà khai
thác khắp thế giới.
Truyền hình trên điện thoại di độ
ng với đặc trưng là màn hình chỉ từ 2-3

inch và giới hạn thời gian xem do công nghệ và thời lượng ngắn, khi người sử
dụng tranh thủ thời gian xem. Nội dung phải được quan tâm, thu hút ngay lập
tức. Nó được tạo riêng cho môi trường điện thoại di động. Nội dung cho
truyền hình di động được phân loại theo các danh mục sau:
a) Nội dung thời hạn
- Broadcast/Multicast thời hạn đến các thiết bị di động
- Truyề
n hình trực tiếp và các kênh đặc biệt dành cho di động
- Thể thao
- Các sự kiện hoà nhạc, diễn thuyết, lễ tưởng niệm, tai họa tự nhiên
- Ca nhạc trực tuyến
- Tin tức (thời sự, giao thông)
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 24
- Webcams cho việc theo dõi từ xa
- Game đa phương tiện
- Tin nhắn khẩn cấp
b) Nội dung không giới hạn
- Video theo yêu cầu (tin tức, thời tiết, hoạt hình, tiêu điểm, tin tức chứng
khoán, …)
- Âm nhạc theo yêu cầu
- Webcasting (các tin tức và sự kiện)
- Web browsing (thông tin, mua sắm)
- Nội dung cá nhân.
- Các game video.

Các nhà khai thác nhận thấy không lâu thu phí truyền hình trực tuyến sẽ trở
thành hiện th
ực, lúc đó nội dung của mạng sẽ cần phải được định hướng, sáng
tạo và có nguồn riêng biệt với các kênh truyền hình thông thường. Như vậy,
các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động 3G tạo các mối liên hệ với các nhà sản
xuất nội dung và mối liên kết này được mô tả như trong Hình 9.



Hình 9. Mô hình luồng nội dung trong truyền hình di động
Trong những năm tới truyền hình di động sẽ hướng tới là trung tâm của
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DỰA TRÊN
CÔNG NGHỆ 3G



2010 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 25
những hoạt động trực tuyến, cộng tác và hoạt động tin nhắn, kéo người sử
dụng khỏi Internet. Di động mang tính cá nhân hoá nhiều hơn, khả dụng hơn ở
mọi lúc, mọi nơi và trực quan cho giải trí, học hành.




×