Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu các giải pháp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.74 MB, 212 trang )

Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
KẾT CẤU CHUNG BÁO CÁO 6
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 7
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG 8
I.1 Tổng quan tình hình quản lý và phát triển tài nguyên nước 8
I.2 Thực trạng quản lý tài nguyên LVS ở Việt Nam 19
I.3 Tổng hợp đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông tại các vùng của Việt Nam22
I.4 Tổng hợp các lưu vực sông Việt Nam 39
I.5 Hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam 84
CHƯƠNG II : CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ TĂNG NGUỒN SINH THỦY, DUY
TRÌ, ĐIỀU HÒA NGUỒN NƯỚC TRONG NĂM TRÊN LƯU VỰC SÔNG 93
II.1 Giải pháp quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn, tầng phủ 94
II.2 Giải pháp bảo vệ đất canh tác, giảm thiểu xói mòn 101
II.3 Giải pháp Nông – Lâm – Thủy nhằm tăng lượng nguồn sinh thủy, 111
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ TỔNG
HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG Ở VIỆT NAM 125
III.1 Phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông 125
III.2 Những cơ sở pháp lý về quản lý tổng hợp tài nguyên nước,ủa Việt Nam:.126
III.3 Mô hình quản lý TNN cấp Trung ương 130
III.4 Hoàn thiện các cơ quan quản lý Tài nguyên nước cấp địa phương 137
III.5 Hoàn thiện và cải tiến tổ chức quản lý lưu vực sông 137
CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG MÃ141
IV.1 Giới thiệu khái quát lưu vực sông Mã 141
IV.2 Mô hình phát triển tổng hợp quản lý cho lưu vực sông Mã 147


CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO 194
PHỤ LỤC BÁO CÁO 196
PHỤ LỤC 1 196

BẢNG BIỂU


Bảng 1: Lượng dòng chảy của một số nước 11

Bảng 2: Trữ lượng nước ngầm toàn cầu 11
Bảng 3: Tài nguyên nước mặt các vùng ở Việt Nam 24
Bảng4: Đặc trưng dòng chảy bình quân năm trên các lưu vực sông Việt Nam 31
Bảng 5 : Trữ lượng nước ngầm trên các lưu vực sông (số liệu dự báo) 35
Bảng 6: Tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình 39
Bảng 7: Đặc trưng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên hệ sông Hồng 40
Bảng 8: Đặc trưng dòng chảy năm trung bình nhiều năm HT sông Thái Bình 42
Bảng 9: Tổng hợp tài nguyên nước LVS Kỳ cùng- Bằng giang và phụ cận 48
Bảng 10: Dòng chảy năm trung bình nhiều năm một số vị trí sông Mã - Chu 50
Bảng 11: Dòng chảy trung bình năm lưu vực sông Cả 53
Bảng 12: Phân bố tài nguyên nước lưu vực sông thuộc Quảng Bình 55
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
2
Bảng 13: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Nhật lệ 56
Bảng 14 Phân bố tài nguyên nước LVS thuộc tỉnh Quảng Trị 58
Bảng 15 : Đặc trưng dòng chảy sông Vu gia – Thu bồn và phụ cận 60
Bảng 16: Đặc trưng dòng chảy các sông Quảng ngãi 63
Bảng 17: Đặc trưng dòng chảy các sông tỉnh Bình Định 63

Bảng 19: Đặc trưng dòng chảy LV sông Ba và các sông tỉnh Phú yên 65
Bảng 20:Phân phối dòng chảy năm thiết kế tại Đồng Trăng 68
Bảng 21: Đặc trưng dòng chảy LV sông tỉnh Khánh hòa 68
Bảng 22 : Đặc trưng dòng chảy các LV sông tỉnh Ninh Thuận 69
Bảng 24 : Đặc trưng dòng chảy các lưu vực sông Sê san, Srêpok 72
Bảng 25: Đặc trưng dòng chảy các sông ven biển Bà rịa - Vũng tàu Đồng nai.75
Bảng 26: Đặc trưng dòng chảy tại trạm thuỷ văn và tuyến công trình 76
Bảng 27: Nhu cầu nước toàn quốc, P= 75%, triệu m
3
91
Bảng 28: Độ che phủ rừng toàn quốc, ha 95
Bảng 29: Hiện trạng thảm phủ thực vật của RPHĐN toàn quốc, ha 96
Bảng 30: Hiệu quả chống xói mòn trên nương lúa (đất bazan, dốc 35%) 102
Bảng 31: Diện tích mặt bằng theo địa giới hành chính thuộc LV sông mã 141
Bảng 32 : Đặc trưng hình thái sông lớn thuộc HT sông Mã 142
Bảng 33: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2007 của LV sông Mã 145
Bảng 34: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp LV sông Mã ở địa bàn Thanh Hoá146
Bảng 35: Đặc điểm các mô hình quản lý rừng phòng hộ LV sông Mã 172
Bảng 36:Tình hình áp dụng các mô hình canh tác đất dốc ở nông hộ 174
Bảng 37: Nhu cầu nước tưới hiện tại 200
Bảng 38: Nhu cầu nước tưới giai đoạn 2010 201
Bảng 39: Nhu cầu nước tưới giai đoạn 2020 202
Bảng 40: Nhu cầu nước cho chăn nuôi hiện tại 203
Bảng 41:Nhu cầu nước cho chăn nuôi giai đoạn 2010 204
Bảng 42: Nhu cầu nước cho chăn nuôi giai đoạn 2020 204
Bảng 43: Nhu cầu nước cho sinh hoạt hiện tại 205
Bảng 44: Nhu cầu nước cho sinh hoạt giai đoạn năm 2010 206
Bảng 45: Nhu cầu nước cho sinh hoạt giai đoạn 2020 207
Bảng 46: Nhu cầu nước cho thủy sản hiện tại 208
Bảng 47: Nhu cầu nước cho thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 209

Bảng 48: Nhu cầu nước cho công nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 210
Bảng 49: Nhu cầu nước cho môi trường hạ du trong tương lai 211


HÌNH VẼ

Hình 1: Các sông thuộc HTS Hồng – Thái Bình 39

Hình 2: Bản đồ hệ thống sông đồng bằng sông Cửu Long 80
Hình 2: Mô hình trồng sắn trên đất dốc 103
Hình 3: Ở những vùng đồi có nhiều đá thì xây dựng hệ thống phòng hộ bằng bờ
đá là thích hợp nhất 104

Hình 4: Xây dựng bờ đá vừa tăng diện tích cây trồng, vừa hạn chế xói mòn 104
Hình 5: Trồng các loại cây họ đậu (cốt khí, keo dậu) 104
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
3
Hình 6: Phía trên hàng cây họ đậu trồng dứa hoặc cỏ (Ghine) 104
Hình7: Thước để đo đường đồng mức là thước chữ A, 105
Hình 8: Người H’Mông thôn Khuổi Sáp xã Xuân Lạc - Chợ Đồn - Bắc Kạn đang
sử dụng thước chữ A xác định đường đồng mức 105

Hình 9: Nếu độ dốc 200 thì bề rộng bậc thang nhỏ, khoảng cách hai đường đồng
mức từ 1-2m; Nếu độ dốc 150 thì bề rộng bậc thang lớn, khoảng cách hai đường
đồng mức 2-3m 105

Hình 10: Lúa trồng trên đất dốc 106
Hình 11: Mô hình ngô đồi trồng có băng cây xanh cản dòng chảy 106

Hình 12: Mô hình canh tác theo đường đồng mức tại Mai Châu, Hoà Bình 108
Hình 13: Canh tác theo đường đồng mức kết hợp che phủ trên ruộng ngô 110
Hình 14: Quan trắc xói mòn 110
Hình 15: Sơ đồ hệ thống cấp nước bằng bơm va 111
Hình 23: Vị trí địa lý Tỉnh Thanh Hóa 143
Hình 24: Sông Mã 145
Hình 25: Kỹ thuật xây dựng ruộng bậc thang để canh tác ngô 176
Hình 26: Xây dựng hàng rào xanh cản dòng chảy 176
Hình 27: Kết quả mô phỏng tại vị trí trạm thủy văn Xã Là ứng P mưa 75% 179
Hình 28: Giao diện phần mềm ArcView sử dụng biên tập bản đồ LVS Mã 188
Hình 29 : Giao diện phần mềm Mapinfo 189
Hình 30: Kết quả mô phỏng tại vị trí trạm thủy văn Xã Là ứng P mưa 90% 196
Hình 31: Kết quả mô phỏng tại vị trí trạm thủy văn Xã Là ứng P mưa 95% 196
Hình 32: Kết quả mô phỏng tại vị trí trạm thủy văn ứng với P mưa 75% 197
Hình 33: Kết quả mô phỏng tại VT trạm thủy văn Cẩm Thủy ứng P mưa 90%197
Hình 34: Kết quả mô phỏng tại trạm thủy văn Cẩm Thủy ứng với P mưa 95%198
Hình 35: Kết quả mô phỏng tại trạm thủy văn Cửa Đạt ứng với P mưa 75% 198
Hình 36: Kết quả mô phỏng tại trạm thủy văn Cửa Đạt ứng với P mưa 90% 199



















Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
4
MỞ ĐẦU
Nước vừa là tài nguyên vừa là nguồn lợi, là sự sống của vạn vật, nước liên quan
đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cho nên quản lý sử dụng bảo vệ và phát
triển tài nguyên nước là vấn đề rất quan trọng .
Nguồn nước, dòng chảy, tổng lượng nước đã thay đổi nhiều do các nguồn nước
từ nước ngoài thay đổi như Trung Quốc và các n
ước láng giềng xây dựng nhiều hồ,
đập làm cho dòng chảy sông Mê Kông bị thay đổi, sông Hồng cũng có xu hướng ít
nước. Ở trong nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi cũng xây dựng nhiều làm cho dòng chảy
các sông ngòi miền Trung, Đông Nam Bộ bị xáo trộn bất thường, việc xả lũ hồ thuỷ
điện khó theo quy trình đã gây thiệt hại và tranh cãi nhiều hiện nay.
Nước của các dòng sông trên tất cả các lưu v
ực sông lớn nhỏ ở Việt Nam đều bị
ô nhiễm nghiêm trọng do các khu công nghiệp, các đô thị và nông thôn thải xả trực
tiếp vào các nguồn nước và không được xử lý làm sạch. Tình trạng ô nhiễm các nguồn
nước càng nghiêm trọng hơn nhiều so với sự thiếu hụt nguồn nước, chúng lây lan
nhanh, ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đời sống xã hội.
Hiện nay tư duy v
ề việc quản lý tài nguyên nước đã thay đổi không còn giống
như cách đây 10 - 20 năm trước:

- Một là : Tài nguyên nước phục vụ đa ngành như sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, thủy điện, dịch vụ, sinh thái môi trường, cho nên
công tác quản lý tài nguyên nước là trách nhiệm của các ngành và mọi người dân .
- Hai là: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của mọi người, m
ọi ngành;
- Ba là: Chúng ta có hệ thống công trình đã được xây dựng trong những năm
qua, có khả năng đáp ứng một cách chủ động điều tiết dòng chảy, nguồn nước phục vụ
cho các nhu cầu kinh tế - xã hội hiện nay.
- Bốn là: Tài nguyên nước ở nước ta hiện nay được quản lý theo nhiều hệ thống
khác nhau, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Có thể nói trong tất cả các hoạ
t động khai
thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đều có các cơ quan Nhà nước phụ trách. Có
nhiều các văn bản về Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định liên quan đến bảo vệ,
quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước đã được ban hành
Quản lý tài nguyên nước ở nước ta giống được tổ chức theo hai cấp là cấp
Trung ương và cấp địa phương. Về quản lý lưu vự
c sông Chính phủ giao cho Bộ Tài
nguyên và Môi trường chỉ đạo.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
5
Tuy việc phân công nhiệm vụ cho các ngành quản lý đã rõ ràng cụ thể nhưng
vẫn còn một số tồn tại và vướng mắc cần thảo luận để thống nhất giải pháp giữa các
ngành, các địa phương về tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý tài nguyên nước lưu
vực sông như : Điều hành liên hồ chứa và an toàn hồ chứa; quy hoạch và thực thi các
giải pháp phòng chống lũ l
ụt, cấp nước liên vùng, liên tỉnh; chỉ đạo các quy hoạch liên
ngành về bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên nước quốc gia; kiểm soát lũ lụt,
phòng tránh thiên tai, cứu hộ cứu nạn; giải quyết các tranh chấp về nguồn nước, xử lý

gây ô nhiễm phạm vi liên tỉnh, liên ngành theo phân cấp; các chính sách phát triển
ngành nước mang lợi ích quốc dân.
Để phát triển bền vững, tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên khác cần
phải được quản lý một cách tổng hợp, b
ảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không
chia cắt theo địa giới hành chính
Trong phương pháp quản lý này, lưu vực sông được lấy làm cơ sở và xem đó là
một hệ thống thống nhất, trong đó có những tác động qua lại giữa các tài nguyên
(nước, đất, rừng, các hệ sinh thái ) và con người. Phương pháp này nhằm quản lý lưu
vực sông như một thực thể với những mục đích bảo v
ệ toàn bộ năng suất của các
nguồn tài nguyên trong một thời gian lâu dài, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường của lưu vực sông. Có thể nói rằng, quản lý tài nguyên và môi trường lưu
vực sông là một lĩnh vực đa ngành, đa mục tiêu, ẩn chứa những quyền lợi khác nhau,
có khi xung đột nhau.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông có tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã
hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực. Quản lý lưu vực sông trước hết nhằm bảo vệ
và phát triển nguồn nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, quản lý lưu vực sông hướng tới việc khai thác sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và công bằng nguồn nước.
Quản lý tài nguyên nước lưu vực sông là qu
ản lý tổng hợp các giải pháp nông –
lâm - thủy trong lưu vực để phát triển bền vững. Đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp
tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông” nhằm đánh giá
những vấn đề còn tồn tại và đề xuất những giải pháp hợp lý. Các giải pháp quản lý
tổng hợp sẽ giúp các Cơ quan Nhà nước và các địa phương quản lý tài nguyên nước
theo ngành, theo lãnh thổ hiệ
u quả nhất, tài nguyên nước lưu vực sông sẽ được bảo vệ,
khai thác, sử dụng và không ngừng phát triển .



Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
6
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất được các giải pháp tổng hợp để duy trì, điều tiết, cân bằng lượng nước
giữa các mùa trong năm;
- Áp dụng xây dựng được mô hình quản lý cho một lưu vực sông cụ thể.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Kế thừa các chuỗi tài liệu thống kê về Tài nguyên và Môi trường, các báo cáo
đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước và môi trường của các cơ quan
chuyên môn, kết qu
ả của các đề tài, dự án đang được thực hiện trong những năm gần
đây.
- Thông qua việc tập hợp số liệu để xác định việc điều tra, khảo sát, phân tích
bổ sung các chỉ tiêu phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Ứng dụng các phương pháp tiên tiến để đánh giá diễn biến và dự báo tương lai
như: ảnh vệ tinh, chập bản đồ, sơ đồ hoá, khái quát hoá thông qua GIS, mô hình toán.
- Khảo sát thự
c địa kết hợp thu thập các tài liệu để đánh giá hiện trạng các thành
phần tài nguyên môi trường trong khu vực nghiên cứu.
- Điều tra thu thập kế thừa các tài liệu chất lượng môi trường nước để đánh giá
hiện trạng và dự báo.
- Thu thập, phân tích phương pháp luận ở một số nước tiên tiến về quản lý điều
hành hiệu quả nguồn nước để chọn lọc và vậ
n dụng.
- Lấy ý kiến chuyên gia, các bên liên quan, các nhà quản lý, hoạch định chính
sách thông qua các hội thảo, tham quan nhằm tranh thủ các ý kiến, quan điểm, học hỏi
kinh nghiệm để xây dựng tốt hơn, sát thực hơn các biện pháp đề xuất theo mục tiêu

của đề tài.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, đề
tài đã tập hợp trên 20 nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm trong l
ĩnh
vực sông thuộc các Viện Nghiên cứu để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu. Các cơ
quan, bộ phận trong và ngoài Viện tham gia chính như sau:
1. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;
2. Trung tâm đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;
3. Phòng thí nghiệm trọng điểm động lực học sông biển (Viện KHTL VN).
4. Trung tâm nghiên cứu sinh thái môi trường rừng - Viện Khoa họ
c Lâm nghiệp Việt
nam (Viện KHLNVN).
KẾT CẤU CHUNG BÁO CÁO
Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài gồm phần mở đầu, 5
chương và phụ lục:
Chương I : Đánh giá tổng quát về tài nguyên nước lưu vực sông
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
7
Chương II : Các giải pháp tổng hợp để tăng nguồn sinh thủy, duy trì , điều hòa
nguồn nước trong năm trên lưu vực sông
Chương III: Hoàn thiện thể chế và chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên
nước lưu vực sông ở Việt nam;
Chương IV: Mô hình phát triển quản lý tổng hợp lưu vực sông Mã
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục báo cáo.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚ

I CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đánh giá tổng quan tài nguyên nước lưu vực sông trên thế giới và Việt
Nam; đã xây dựng được bộ hồ sơ đánh giá tài nguyên nước mặt các lưu vực sông;
thống kê tổng dòng chảy trung bình năm trong năm, hiện trạng và mức độ ô nhiễm
các lưu vực sông ; tổng quan đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển hệ thống tài
nguyên nước về quản lý và công trình trong cả nướ
c .
- Kết quả nghiên cứu phân tích lựa chọn các giải pháp tổng hợp quản lý tài
nguyên nước LVS bao gồm sự phối hợp các hệ thống giải pháp về nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi và quản lý nhằm duy trì tăng nguồn sinh thủy, điều hòa nguồn nước
trong năm, cùng nhắm đến mục tiêu cơ bản là phối hợp phát triển bền vững kinh tế, xã
hội và môi trường trong lưu vực sông, cụ
thể là :
+ Đã lựa chọn giới thiệu các mô hình quản lý, giải pháp, chính sách để bảo vệ
phát triển gần 6 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn trong cả nước nhằm phục hồi môi
trường và nuôi dưỡng nguồn nước cho các lưu vực sông suối.
+ Đánh giá lựa chọn mô hình giải pháp canh tác nông nghiệp, nông lâm nghiệp,
kết hợp nông lâm thủy trên đất dốc, đất đồi núi nhằm tăng nguồn sinh thủy, đ
iều hòa
nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn và phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân
dân .
+ Đề xuất việc đổi mới tổ chức quản lý tài nguyên nước lưu vực sông như đổi
mới về phân cấp quản lý về các mặt giữa các Bộ, ngành, địa phương; Cơ cấu lại tổ
chức, nhiệm vụ phân giao, giải thể, tách nhập để thống nhấ
t tổ chức cơ quan quản lý
nhà nước về tài nguyên nước, lưu vực sông ở cấp Trung ương và địa phương.
- Áp dụng nghiên cứu mô hình sông Mã về đánh giá lựa chọn các giải pháp tổng
hợp quản lý phát triển bền vững lưu vực sông.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông


Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
8
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG
I.1 Tổng quan tình hình quản lý và phát triển tài nguyên nước lưu vực sông trên
thế giới và Việt Nam
I.1.1 Khái niệm và từ ngữ:
Các khái niệm, từ ngữ liên quan đến tài nguyên nước(TNN), lưu vực sông
(LVS) trong báo cáo thống nhất theo Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998 và Nghị
định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về quản lý lưu vực sông, như sau :
“Tài nguyên nước” theo quy định của Luật TNN, bao gồm các nguồn nước
mặ
t, nước mưa, nước dưới đất, nước biển (ven bờ) thuộc lãnh thổ nước CHXHCN
Việt Nam .
"Lưu vực sông" là vùng đất mà từ đó nước mưa, nước dưới đất chảy tự nhiên
vào sông.
"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ đầm, ao; các tầng chứa
nướ
c dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
"Nguồn nước quốc tế" bao gồm các nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy
sang lãnh thổ các nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam
hoặc nằm trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng.
"Lưu vực sông quốc tế" là lưu vực sông có một hay nhiều nguồn nước quốc tế.
"Phát triể
n tài nguyên nước" là mọi hoạt động nhằm nâng cao khả năng khai
thác, sử dụng bền vững và nâng cao giá trị tài nguyên nước.
"Khai thác nguồn nước" là các hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước.
"Sử dụng tổng hợp nguồn nước" là sử dụng hợp lý, phát triển mọi tiềm năng
của một nguồn nước và hạn chế các tác hại do nước gây ra để phụ

c vụ cho nhiều mục
đích.
"Vùng bảo hộ vệ sinh nguồn nước" là vùng phụ cận nguồn nước được quy định
để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng của nguồn nước dùng cho sinh hoạt.
"Ô nhiễm nguồn nước" là sự làm thay đổi các tính chất vật lý, hoá học và thành
phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
"Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước" là sự suy giảm về chấ
t lượng và số lượng
nước của nguồn nước.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
9
"Quy hoạch lưu vực sông" là quy hoạch về bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn
nước, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra trong lưu vực sông.
"Công trình thuỷ lợi" là các công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng,
chống tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường sinh thái.
"Hệ thống công trình thuỷ lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặ
t khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
"Phân lũ, chậm lũ" là việc chủ động chuyển một phần dòng nước lũ theo hướng
chảy khác, tạm chứa lại ở một khu vực để giảm mức nước lũ.
"Nhóm lưu vực sông" là tập hợp các lưu vực sông gần nhau về mặt địa lý.
Danh mục lưu vực sông" là tập hợp các lưu vự
c sông được phân loại dựa trên
các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài các căn cứ khác.
"Danh bạ dữ liệu môi trường - tài nguyên nước lưu vực sông" là cơ sở dữ liệu
tổng hợp các đặc trưng thống kê của một lưu vực sông, bao gồm: Vị trí tình trạng khai
thác, sử dụng nước, xả nước thải, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, các đặ

c trưng về
môi trường.
"Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước
bị ô nhiễm " là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ
triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng nước đã xác định
trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước.
"Kế hoạch điều hoà, phân bổ
tài nguyên nước" là nội dung bao gồm các biện
pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo
đảm điều hoà, phân bổ tài nguyên nước theo mức phân bổ, tỷ lệ đã xác định trong quy
hoạch phân bổ tài nguyên nước để đáp ứng sử dụng của các đối tượng sử dụng nước.
"Dòng chảy tối thiểu" là dòng chảy ở mứ
c thấp nhất cần thiết để duy trì dòng
sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thuỷ sinh và
bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng theo thứ tự ưu tiên đã được
xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
- Khái niệm về quản lý tổng hợp:
Trong phương pháp quản lý này, lưu vực sông được lấy làm cơ sở và xem đ
ó là
một hệ thống thống nhất, trong đó có những tác động qua lại giữa các tài nguyên
(nước, đất, rừng, các hệ sinh thái ) và con người. Phương pháp này nhằm quản lý lưu
vực sông như một thực thể với những mục đích bảo vệ toàn bộ năng suất của các
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
10
nguồn tài nguyên trong một thời gian lâu dài, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường của lưu vực sông.
Có nhiều cách định nghĩa về quản lý tổng hợp lưu vực sông, nhưng có thể hiểu
đây là một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính sách và hoạt động nhằm kiểm

soát nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng như các quá trình liên quan trong một
lưu vực nhất
định.
Như vậy, quản lý tổng hợp lưu vực sông hay quản lý tổng hợp tài nguyên và
môi trường theo lưu vực sông là sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng các
nguồn tài nguyên có trên lưu vực một cách hợp lý, công bằng để đạt được lợi ích kinh
tế và xã hội mà không làm tổn hại đến sự bền vững của hệ sinh thái.
I.1.2 Kinh nghiệm tổ chức quản lý lưu vực sông của một số n
ước
Hiện nay, do nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, nhiều quốc gia đã nỗ lực
nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Trong nỗ lực đó, quản lý tổng hợp được coi như là
một giải pháp và lưu vực được xem như là một đơn vị quản lý đối với các nguồn tài
nguyên đất, nước và các nguồn tài nguyên khác.
I.1.2.1. Phân bố tài nguyên nước trên thế giới
Trên phạm vi lục địa, trữ
lượng nước mặt bao gồm nước băng tuyết ở các địa
cực và các vùng núi cao xứ hàn đới (98,83%), nước hồ (1,15%), nước đầm lầy
(0,015%) và nước sông (0,005%). Về khối lượng nước băng tuyết chiếm tỷ lệ tuyệt đối
lớn (99%) và nếu giả thiết khối băng hà tan thành nước thì mực nước đại dương có thể
dâng lên 66,4 m. Lượng nước băng tuyết bằng tổng lượng dòng ch
ảy sông trong 600
năm.
Tuy nhiên, trong thực tế băng hà nằm ở khu vực giá lạnh vĩnh cửu, nên khả
năng sử dụng chúng còn rất hạn chế. Ngược lại, nước sông và hồ tuy chiếm tỷ lệ diện
tích rất nhỏ (1,2%), song do tham gia vào chu trình tuần hoàn vận động rất tích cực
nên chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của con
người. Sơ bộ ước tính có 2,8 tri
ệu hồ tự nhiên, trong đó 145 hồ có diện tích trên 100
km
2

/1 hồ. Tổng dung tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính gần 5.000 km
3
(1,78%).
Nước đầm lầy ước tính 11.470 km
3
với tổng diện tích 2.682 km
2
. Nước sông luôn vận
động và tuần hoàn, nên nhanh chóng được phục hồi. Nhờ vậy, tuy thể tích chứa của
các sông ước tính chỉ bằng 1.200 km
3
, nhưng lượng dòng chảy sông phong phú hơn
nhiều tới 41.500 km
3
/năm, có nghĩa là dòng sông đã tái hồi trung bình 34,6 lần trong
mỗi năm. Điều này cho phép tăng đáng kể khả năng khai thác dòng sông cho các mục
tiêu sử dụng khác nhau.
ti: Nghiờn cu cỏc gii phỏp tng hp qun lý phỏt trin bn vng ti nguyờn nc lu vc sụng

Vin Khoa hc Thy li Vit Nam Bỏo cỏo tng hp kt qu khoa hc cụng ngh ti
11
c bit ni bt ca dũng chy sụng l s phõn b rt khụng u theo thi gian v
khụng gian theo vựng lónh th, xem lng dũng chy ca mt s nc (bng 1)
Bng 1: Lng dũng chy ca mt s nc
Lng dũng chy bỡnh quõn nm
TT Tờn nc
Din tớch
(103km
2


Tng s
(km
3
)
Bỡnh quõn
din tớch
(103m
3
/km
2
)
Bỡnh quõn
u ngi
(103m
3
/ng
T l
ton cu
(%)
1 Braxin 8.512 9.230 1.084 135 22,2
2 CHLB Nga 17.075 4.003 234 23,5 9,6
3
Trung Quốc
9.597 2.552 268 2,6 6,1
4
Canađa
9.975 2.472 248 102,2 5,9
5
Mỹ
9.347 1.938 207 9,4 4,7

6
An Độ
3.269 1.680 514 2,4 4,4
7
Na Uy
524 405 1.248 102,1 0,98
8
Pháp
551 183 332 3,7 0,4
9
Phần Lan
337 110 326 23,1 0,2
10
Việt Nam
327 300,4 917 5,60 0,7
Toàn cầu
148.817 41.500 279 9,02 100
(Ngun Iso Standards Handụ K 16)
S phõn b dũng chy khụng u theo thi gian v vựng lónh th l c trng
ph bin i vi nhiờự nc, trong ú cú Vit Nam.
V tr lng nc ngm hin nay mi ch ỏnh giỏ mc tng i, vỡ ú l
mt ni dung khỏ phc tp, mt mt do mi quan h qua li hu c gia nc ngm v
nc mt, mt khỏc do kh nng khoan sõu cũn h
n ch v ti liu khoan cũn ớt. Cn
c vo ti liu ca LHQ (UNCSCO) c thc hin trong khuụn kh chng trỡnh:
thp k quc t v thu vn - a cht bt u t nm 1966, cú th s b ỏnh giỏ v
tr lng nc ngm trờn ton cu nh bng 2:
Bng 2: Tr lng nc ngm ton cu
Phạm vi
Khối lợng

(10
3
km
3
)
Độ khoáng hoá (g/l)
Mức độ thức hợp khi
thực hiện
Độ sâu tới 1.000 m 4.000
Chủ yếu nớc nhạt,
lợng muối hoà tan
không quá 1
Đáp ứng yêu cầu đối với
nớc sinh hoạt và nớc
tới
Độ sâu từ 1.000 đến
6.000 m
Khoảng 5.000
Phần lớn là nớc
mặn, với lợng muối
hoà tan tới 30-100,
đôi khi đến 300-400
Có thể dùng cho công
nghiệp hoá học, khi sử
dụng cho sinh hoạt hoặc
tới cần phải làm nhạt
Tổng các loại theo
dự báo
60.000
(Ngun theo LHQ (UNCSCO) )


Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
12
I.1.2.2 Tổng quan quản lý tài nguyên nước lưu vực sông trên thế giới
Quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông trên thế giới rất đa dạng, nhưng tại tất cả
các nước đều có những tổ chức được lập để quản lý nước.
Mỗi nước áp dụng những loại hình tổ chức quản lý lưu vực sông (LVS) khác
nhau như Mỹ, Úc, châu Âu, Trung quốc … Để có được cách nhìn một cách tổng hợ
p
chúng ta lần lượt xem xét một số loại hình tiêu biểu về quản lý LVS trên thế giới.
Tổ chức LVS (RBOs)[24] được thành lập theo các nhu cầu khác nhau trên
khắp thế giới, từ những năm đầu thế kỷ XX.
Hiện nay có khoảng 261 lưu vực sông lớn trên thế giới thuộc diện sông Quốc tế
hoặc sông liên bang. Viện Tài nguyên thế giới của Mỹ thống kê 106 lưu vực sông trên
thế giới trong đó có sông H
ồng Hà và sông Mê Kông của Việt Nam. Năm 2005 trên
mạng quốc tế của tổ chức lưu vực sông thông báo có 133 thành viên ở trên 50 nước
khác nhau.
Có 3 mô hình lưu vực sông quốc gia và quốc tế (mô hình hay loại hình)/ Erik
Mostert/: Mô hình thuỷ văn (the hydrological model); mô hình hành chính (the
administrative model); mô hình phối hợp (the coordinated model)
- Mô hình thuỷ văn: Là cơ cấu tổ chức quản lý dựa trên tiêu chí gianh giới thuỷ
văn và có quy hoạch lưu vực sông rộng lớn, có thể nói quản lý nước ở trong các cơ
quan lư
u vực sông tại Anh, Pháp giống với mô hình thuỷ văn; tuy nhiên họ chỉ có kế
hoạch và tài chính, không có quyền quy định, sở hữu hoặc hoạt động cơ sở hạ tầng. Ở
đây các cơ quan có thẩm quyền có thể được giới hạn trong phối hợp.
- Mô hình hành chính: Là mô hình có nhiều mặt đối lập với mô hình thuỷ văn.

Ở đây quản lý lưu vực sông là một phần của quản lý môi tr
ường, thực hiện bởi các
tỉnh, thành phố và các cơ quan khác không dựa trên ranh giới thuỷ văn. Không có quy
hoạch lưu vực sông. Hệ thống quản lý của Đức và hệ thống sông Meuse giống mô
hình hành chính nhất, có cơ chế điều phối trên quy mô lưu vực sông.
- Mô hình phối hợp (thuỷ văn và hành chính): Là sự điều phối đan xen giữa
thuỷ văn và hành chính. Trong mô hình quản lý nước này không tổ chức các cơ
quan
lưu vực sông độc lập mà có các uỷ ban lưu vực sông với nhiệm vụ phối hợp. Sự phối
hợp của các uỷ ban này thường vạch ra chiến lược quy hoạch lưu vực sông. Trong các
kế hoạch này những mục tiêu chiến lược được đặt ra như giảm lượng phát thái chất X
của phần trăm Y sau năm Z. Lựa chọn và áp dụng các giải pháp đạt được những mục
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
13
tiêu này được giao cho các chủ thể khác nhau mà không dựa trên cơ sở của ranh giới
thuỷ văn.
Việc lựa chọn mô hình tuỳ thuộc vào điều kiện các nước khác nhau ví dụ: Mô
hình phối hợp [24] ở Hà Lan và Bồ Đào Nha. Tại Hà Lan phối hợp được quy định
trong nhiều thủ tục quy hoạch, mặc dù các vùng quy hoạch thường không trùng khớp
với các lưu vực sông, ở Bồ Đào Nha vừa có quy hoạch lưu vự
c sông vừa có hội đồng
lưu vực sông. Trong tương lai mô hình quản lý sông Meuse cũng sẽ theo mô hình phố
hợp. Với mô hình thuỷ văn không thể khả thi đối với các nước có mức độ phân cấp
cao như Đức, Hà Lan, nếu áp dụng mô hình này tức là sự tập trung vào cơ quan quản
lý nước sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc giữa nhà quản lý nước với người sử dụng nước
và tăng cường quan liêu, hơ
n nữa khó khả thi về chính trị.
Đối với những con sông quốc tế thì mô hình thuỷ văn gặp rất khó khăn, nếu nói

là không thể vì liên quan chủ quyền quốc gia không thể chuyển qua cho cơ quan quản
lý lưu vực sông (nông nghiệp, nuôi trồng, đất đai, lập kế hoạch…) Mô hình thuỷ văn
áp dụng cho các nước không có sông quốc tế như vương quốc Anh.
Một số ví dụ tổ chức quản lý lưu v
ực sông cụ thể :
- Mô hình Cơ quan đại diện trong quản lý lưu vực sông của Pháp
Nước Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 lưu vực sông trên cả nước dựa trên
Luật về Nước ban hành năm 1964. Mỗi lưu vực có một Cơ quan đại diện lưu vực
(Agence de Bassin) gồm có một Hội đồng quản trị trong đó một nửa là đại diện các cơ
quan Nhà nước, 1/4 là
đại diện các chính quyền địa phương và 1/4 còn lại là đại diện
các hộ dùng nước (công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước, thuỷ sản ). Các quyết định
của Hội đồng quản trị phải được Cơ quan đại diện lưu vực sông phê chuẩn. Cơ quan
đại diện lưu vực sông thường bao gồm từ 60 đến 110 uỷ viên, trong đó số đại diện của
Nhà nước, chính quyền địa ph
ương và các hộ dùng nước là tương đương.Cơ quan đại
diện lưu vực có quyền tự chủ về tài chính, với nguồn thu là hai loại phí: Phí tài nguyên
nước và phí ô nhiễm nước. Tiền thu được trích ra 10% cho các nghiên cứu và bộ máy
quản lý, 90% được dùng vào việc chống ô nhiễm tài nguyên nước cùng với các địa
phương.
-Quản lý lưu vực sông ở Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc có 7 Uỷ ban cho các lưu vực sông liên tỉnh do Chính phủ
thành lập và trự
c thuộc hành chính Bộ Tài nguyên nước (Bộ TNN). Sau 1988, các
chức năng về thuỷ điện, hàng hải và kiểm soát ô nhiễm đã chuyển sang các Bộ khác,
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
14
các tổ chức QLLVS, là đại diện cơ sở của Bộ TNN .Luật nước 1988 quy định rằng các

bộ phận và các cơ quan thực thi pháp luật về nước là các cơ quan quản lý nhà nước về
tài nguyên nước trong các cấp chính quyền, còn các tổ chức QLLVS được xếp vào tổ
chức cung ứng dịch vụ công ích, mà không có chức năng hành chính. Luật nước 2002
lại quy định tổ chức QLLVS các quyền thực thi các chức năng tư pháp trong qu
ản lý
điều hành TNN mà trước đây còn hạn chế. Ví dụ Ủy ban Quản lý lưu vực sông Hoàng
Hà , là con sông có lưu vực khoảng 795.000 km
2
, số dân 98 triệu người. Uỷ ban sông
Hoàng Hà (YRCC) là một cơ quan của Bộ TNN Trung Quốc được thành lập nhằm
quản lý lưu vực sông Hoàng Hà và các sông nội địa thuộc một số tỉnh và khu vực phía
tây bắc Trung Quốc (Tân Cương, Nội Mông, Cam Túc, Thanh Hải). YRCC có chức
năng như một bộ nhỏ với phạm vi hoạt động và quyền lực rất rộng và một bộ máy tổ
chức đồ sộ (29.000 ngườ
i), YRCC vừa là một cơ quan xây dựng và triển khai các
chính sách, chiến lược, lại vừa là một cơ quan trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư.
- Quản lý lưu vực sông Murray-Darling của Australia
Sông Murray-Darling là sông dài thứ tư trên thế giới (3780 km) với diện tích
lưu vực khoảng 1 triệu km2. Lưu vực sông bao gồm 75% bang New South Wales,
56% bang Victoria, 15% bang Queensland, 8% bang Nam Australia và toàn bộ thủ đô
Australia. Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm : Hội đồng cấ
p bộ trưởng của cấp liên
bang và các bang trong lưu vực Murray – Darling; Uỷ ban lưu vực Murray – Darling
trực thuộc Hội đồng và các nhóm đại diện cho các cộng đồng. Cơ cấu này tạo nên một
diễn đàn để hoạch định các chính sách và chiến lược trong việc chia sẻ nguồn nước và
quản lý những vấn đề nghiêm trọng về môi trường trong lưu vực.
-Quản lý lưu vực sông Lerma-Chapala của Mexico
Sông Lerma-Chapala có chiều dài 750 km, có tổ
ng diện tích 54.000 km2, bao
gồm 5 tiểu bang với tổng dân số là 15 triệu người, tổng GDP chiếm 9% tổng GDP của

cả nước. Lưu vực này có hồ Chapala là một hồ tự nhiên diện tích 1110 km2, dung tích
8 tỷ m3. Hội đồng lưu vực sông Lerma-Chapala được thành lập năm 1993 Hội đồng
lưu vực sông là một diễn đàn mà tại đó chính quyền cũng như đại diện các hộ sử dụng
nước chia s
ẻ trách nhiệm phân phối tài nguyên nước, thúc đẩy quản lý toàn diện tài
nguyên nước tại cấp lưu vực. Hội đồng hoạt động dựa trên nguyên tắc phối hợp và
đồng thuận.
Qua các nghiên cứu chúng tôi có nhận xét về các tổ chức lưu vực sông trên
thế giới như sau :
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
15
1- Về loại hình tổ chức : Quản lý lưu vực sông rất khác nhau, không theo một
mẫu cụ thể nào, có thể chia nhóm các loại hình tổ chức quản lý LVS như sau:
+ Các uỷ hội hoặc cơ quan lưu vực (basin commissions or authorities)
Các uỷ hội thông thường được thành lập theo các thông báo của chính phủ hoặc
theo luật và có thể có hoặc không có thư ký thường trực. Họ thường giải quyết vấn đề
công cộng và khi cần thi
ết quyết định phân phối nguồn nước có thể giữa các sử dụng,
các vùng hoặc các nước ven sông. Họ cũng có thể phối hợp chống lũ lụt, hạn hán, đưa
các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm và cán bộ thực hiện kế hoạch dài hạn về phối hợp và
hoạt động tại cấp lưu vực. Ở Châu Âu (EU) các uỷ hội quốc tế phối hợp thực hi
ện điều
ước nước khung trong các nước ven sông của EU, tại các nước Liên Bang (Brazil, Úc),
các uỷ hội được thành lập do chính phủ trung ương và các bang, tỉnh hoặc vùng để
phối hợp chính sách và hoạt động trong cùng lưu vực sông.
+ Uỷ ban cố vấn (advisory committee): Là tổ chức chính thức hoặc bán chính
thức, được chính phủ giao chiến lược, kế hoạch cho các tổ chức này, nhưng đây là cơ
quan thừa hành, bị hạn chế thẩ

m quyền pháp lý.
+ Ban chỉ đạo hoặc các Cơ quan đại diện (basin directorates or agencies).
Ban chỉ đạo hoặc đại diện thực hiện các quyết định quy hoạch và có các điều
kiện được ấn định. Họ có thể đặt ra và thông qua các quy định, hoặc thực hiện các
nguyên tắc trong khuôn khổ pháp luật và giữ vai trò quyết định trong tài phán xử
trong những tranh chấp pháp định. Họ thường thực hiện các nhiệm vụ kế ho
ạch, tập
hợp thuế nước, cho vay tài chính hoặc ủng hộ đầu tư để công trình dự án đạt hiệu quả,
đáp ứng về chính sách nước, nghiên cứu, số liệu thống kê hoặc sản phẩm, thông tin cổ
phần và sự kiện xã hội.
+ Hiệp hội lưu vực hoặc hội đồng (basin associations or councils)
Hội đồng là nhóm chính thức hoặc không chính thức bao gồm các công chức
Nhà nước, quốc hội, phi Chính ph
ủ, và người dân cùng nhau thảo luận những vấn đề
quản lý nước, đưa ra các tham vấn (tư vấn) cho Chính phủ. Các hiệp hội lưu vực hoặc
hội đồng thường tồn tại bên cạnh chính quyền chính thức và đại diện cho các bên khác
nhau của người sử dụng, tổ chức phi chính phủ hoặc nhóm cộng đồng địa phương.
+ Phường hội hoặc Công ty (corporations or companies)
Các Công ty này thường được Chính phủ cho phép trong lĩnh v
ực trong xây dựng cơ
sở hạ tầng và quản lý nó trong giai đoạn đặc biệt. Nói chung họ cung cấp các dịch vụ
về nước cho sử dụng, như hàng hải, kiểm soát lũ, tưới, sản phẩm thuỷ điện. Họ không
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
16
phải là tổ chức quản lý lưu vực, nói chung họ có vai trò như những hộ sử dụng nước
hơn là các tổ chức lưu vực.
+ Liên hiệp (Federation) thường có trong khuôn khổ cộng tác của các tổ chức,
bộ phận trong một chính phủ hoặc liên chính phủ để quản lý lưu vực sông quốc tế.

2- Về quy mô tổ chức : Các tổ chức thực hiện việc quản lý như
ủy hội, ủy ban
thường có các cơ quan chuyên môn giúp việc ở các cấp và tại địa phương. Các hiệp
hội hoạt động dưới dạng tư vấn, cố vấn, các diễn đàn thông qua hội họp đưa ra các
kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền .
3- Về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn : Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ được
đặt ra với các tổ chức, c
ơ quan quản lý lưu vực khi thành lập và xuất phát từ các yêu
cầu đòi hỏi quản lý của lưu vực sông. Thông thường các tổ chức quản lý tài nguyên
nước lưu vực sông thực hiện các chức năng như : quản lý quy hoạch LVS, xả thải,
chống ô nhiễm nguồn nước, phân phối nước, cấp phép cho các hộ dung nước, bảo vệ
nguồn sinh thủy đất và rừng, giải quyết tranh chấp về
nước và có thể quản lý công
trình liên tỉnh, phòng chống tác hại của nước, lũ lụt thiên tai. Có tổ chức thực hiện
nhiều chức năng, nhưng cũng có tổ chức chỉ thực hiện một vài chức năng. Phần lớn
các tổ chức LVS có chức năng giám sát các hoạt động liên quan đến quy hoạch, bảo
vệ, khai thác nguồn nước trong lưu vực. Quyền hạn tùy thuộc vào quy định của pháp
luật mỗi nước. Nói chung nhiệm vụ thường nhiều, nhưng quyền hạn do luật pháp bảo
hộ còn ít và hạn chế, chủ yếu đóng vai trò tư vấn cho chính quyền các cấp, trừ ở Trung
quốc các Ủy ban được giao nhiều quyền hạn hơn.
4- Về cơ chế tài chính : các tổ chức quản lý LVS đều cần có nguồn kinh phí để hoạt
động lâu dài. Nguồn tài chính dựa vào sự tài trợ của ngân sách nhà n
ước, các nhà tài
trợ quốc tế, các hộ dùng nước hưởng lợi hoặc từ thu thuế tài nguyên, các lệ phí dùng
nước. Ngoài ra còn có các nguồn lấy từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức tự thực hiện.
Tóm lại : Quản lý lưu vực sông là giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu quản lý
tổng hợp tài nguyên nước. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại hình tổ chức quả
n lý
lưu vực sông với cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hình thức hoạt động rất khác
nhau, mỗi một loại hình tổ chức đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Các

mô hình quản lý của các nước có giá trị tham khảo rất lớn đối với việc xây dựng mô
hình quản lý cho lưu vực sông ở Việt Nam.
I.1.3 Các nghiên cứu khoa họ
c ở Việt Nam liên quan đến Tài nguyên nước :
Trước những năm 80 của thế kỷ XX các nghiên cứu tập trung vào các giải pháp
công trình khai thác nguồn nước như công nghệ xây dựng hồ chứa, đập dâng, các trạm
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
17
bơm, cống lấy nước và các hệ thống tưới tiêu phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Từ
những năm 80 trở lại đây, vấn đề quản lý tổng hợp TNN và LVS đã được các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm, một số nghiên cứu tiêu biểu gần đây như:
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.04 “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài
nguyên và môi trường lưu vực sông Đà” do Tiến sỹ Nguyễn Quang Trung - Vi
ện Khoa
học Thủy lợi làm chủ nhiệm thực hiện từ tháng 10/2001 đến 10/2004. Đề tài xây dựng
bộ hồ sơ lưu vực, thiết lập được phương pháp luận và đề xuất mô hình quản lý tổng
hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà có tính khả thi cao.
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.05 “ Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề
xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên n
ước vùng Tây nguyên” do Tiến sỹ
Đoàn Văn Cánh - Trường Đại học Mỏ - Địa chất chủ trì, thực hiện từ thứng 10/2001
đến tháng 9/2004. Kết quả chính của đề tài đã đánh giá được tiềm năng nước mặt,
nước ngầm vùng Tây nguyên và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên
nước để phát triển nông nghiệp.
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.25 “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý
tài nguyên và b
ảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Côn” do PGS.TSKH.
Nguyễn Văn Cư - Viện Địa lý chủ trì, thực hiện từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2005.

Đề tài đã xây dựng được giải pháp tổng thể nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường lưu vực sông Ba sông Côn và mô hình lưu vực sông hướng tới sự phát
triển bền vững.
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.31 “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo diễn
bi
ến tài nguyên và môi trường nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Vàm
Cỏ” do GS.TS. Đào Xuân Học - Trường Đại học Thủy lợi làm chủ nhiệm, thực hiện từ
tháng 1/2005 đến tháng 12/2005. Đề tài đã thiết lập được mô hình thủy lực của lưu vực
và các vùng phụ cận chi tiết đến hệ thống kênh cấp 3 bằng phần mềm MIKE 11 để
đánh giá và dự báo tài nguyên và môi trường nước l
ưu vực sông Vàm Cỏ.
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.08 “ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và
đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do Giáo sư Lâm Minh Triết - Viện Môi trường
và Tài nguyên làm chủ nhiệm, thực hiện từ tháng 9/2001 đến tháng 12/2003. Đề tài đã
sử dụng một số phương pháp đánh giá kinh tế tài nguyên và môi trường và một số
công c
ụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường để đề xuất áp dụng cho vùng kinh
tế trọng điểm phía nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.29 “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ
để ổn định lòng dẫn hạ du hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phục vụ phát triển kinh
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
18
tế xã hội vùng Đông Nam bộ“ do PGS.TS. Hoàng Văn Huân - Viện Khoa học Thủy
lợi Miền Nam làm chủ nhiệm, thực hiện từ tháng 4/2004 đến tháng 12/2005. Đề tài đã
ứng dụng mô hình MIKE 21C để dự báo sạt lở cho các khu vực trọng điểm vùng hạ du
hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và đề xuất các giải pháp ổn định lòng dẫn hạ du hệ
thống sông này.

- Đề tài cấp nhà nước KC.08.27 “ Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử d
ụng
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai lưu vực sông Lô - sông
Chảy” do Tiến sỹ Lã Thanh Hà - Viện Khí tượng Thủy văn làm chủ nhiệm, thực hiện
từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2005. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng và diễn biến
khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên lưu vực sông Lô – sông Chảy; Chất
lượng môi trường và các dạng tai biến thiên nhiên trên lưu vực; đề xuất các giải pháp
khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo v
ệ môi trường trên lưu vực.
- Đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu phương án
phục hồi thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An – Tư Hiền và đầm phá Tam
Giang Cầu Hai” do GS.TS. Trần Đình Hợi làm chủ nhiệm, Trung tâm Nghiên cứu
phát triển vùng là cơ quan chủ trì. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề về dòng chảy lũ,
động lực biển, địa động lực hệ đầm phá nhằ
m đánh giá các biến động về điều kiện tự
nhiên môi trường kinh tế xã hội, môi trường sinh thái do hậu quả của trận lũ tháng
11/1999 để lại nhằm trả lời câu hỏi để hay không để cửa Hoà Duân được mở trong lũ
1999. Đưa ra giải pháp ổn định cửa biển, ổn định bờ biển và các phương án nhằm phục
hồi thích nghi cho khu vực ven biển Thuận An - Tư Hiền và
Đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai.
- Đề tài “Sử dụng các mô hình thuỷ động lực họ MIKE tính toán lũ đồng bằng
sông Hương phục vụ phát triển kinh tế xã hội” do TS. Lê Văn Nghị là chủ nhiệm thực
hiện năm 2004-2005 đã sử dụng các công cụ mô hình thuộc họ MIKE của Viện thuỷ
lực Đan Mạch (DHI) thiết lập mô hình thuỷ văn thuỷ lực trên hệ thống sông để bước
đầu nghiên cứu các đặc trưng của dòng chảy lũ với các phương án hoàn nguyên lũ
1999 và lũ 2004 cho kết quả khá tốt, trên cơ sở đó nghiên cứu các kịch bản thoát lũ
qua cửa biển bằng mô hình vỡ đập (Dam Break). Đề tài cũng tiến hành đánh giá sơ bộ
thiệt hại do lũ gây ra trên đồng bằng sông Hương với các kịch bản thoát lũ qua cửa
biển.

- Dự án “Qui hoạch sử dụ
ng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương” do
Viện Quy hoạch thuỷ lợi thực hiện thực hiện năm 2005 đã nghiên cứu đến các phương
án sửa dụng các công trình thuỷ lợi thuỷ điện tham gia cắt lũ và cấp nước hạ du.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
19
- Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC 08.18/06-10 “ Quản lý tổng hợp lưu vực
và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng nai” do PGS.TS Đỗ Tiến Lanh
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam làm chủ nhiệm , giai đoạn 2007- 2010 đã đề xuất
các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý TNN và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước lưu vực
sông Đồng nai.
- Đề tài cấp nhà nước KC.08.25/06-10 “Nghiên cứu
đánh giá tác động của các
công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nưức
mặt lưu vực sông Hương” do PGS.TS Nguyễn Quang Trung - Viện Khoa học Thủy lợi
Việt Nam làm chủ nhiệm thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 10/2010. Đề tài xây
dựng bộ hồ sơ lưu vực, thiết lập được phương pháp luận và đề xuất mô hình quản lý
tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Hương có tính khả
thi cao.

I.2 Thực trạng quản lý tài nguyên LVS ở Việt Nam
Trong 55 năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp phát
triển và quản lý tài nguyên nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan
trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước.
+ Thời kỳ 1955 - 1979.
Ngay từ ngày 6/4/1955, miền Bắc mới được giải phóng, Chính phủ đã ban hành
nghị đị

nh số 507 TTg thành lập ngành Thuỷ lợi trong Bộ Giao thông Công chính.
Ngày 9/9/1955, Quốc hộ khoá 1 đã ra quyết định thành lập Bộ Thuỷ lợi và kiến
trúc để giúp Chính phủ tổ chức chỉ đạo khôi phục các công trình thuỷ lợi.
Ngày 29/4/1958, Uỷ ban thường vụ quốc hội khoá 1 ra quyết định thành lập Bộ
Thuỷ lợi.
Ngày 28/9/1959, Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khoá 2 đã ra chỉ thị số
164-CT/TW về xúc tiến kế hoạch trị thu
ỷ và khai thác hệ thống sông Hồng. Bộ thuỷ
lợi đã lập Ban chỉ đạo nghiên cứu quy hoạch trị thủy và khai thác hệ thống sông Hồng
do Bộ trưởng bộ thuỷ lợi làm trưởng ban, Cục trưởng cục khảo sát thết kế thuỷ lợi và
một số cán bộ chủ chốt của Bộ làm uỷ viên. Cơ quan giúp việc của Ban là phòng sông
Hồng thuộc Bộ. Ngay trong năm 1960, Ban đã chỉ
đạo tổ chức khảo sát tổng hợp lưu
vực sông Hồng và tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ, công nhân chuyên môn kỹ thuật
địa hình, địa chất, thuỷ văn để phát triển nguồn lực cho việc thành lập hơn 100 trạm
thuỷ văn phục vụ công tác quy hoạch sông Hồng.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
20
Đến ngày 16/1/1961, Chính phủ đã ban ngành nghị định số 02 thành lập Uỷ ban
trị thuỷ và khai thác hệ thống sông Hồng do Phó thủ tướng làm chủ nhiệm, Bộ trưởng
Bộ thuỷ lợi làm phó chủ nhiệm thường trực, nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương
làm uỷ viên. Cơ quan giúp việc chuyên trách của Uỷ ban là văn phòng Uỷ ban sông
Hồng đặt tại Bộ thuỷ lợi.
Sau khi miền Nam giải phóng, Văn phòng sông Hồng được
đổi thành Viện Quy
hoạch và quản lý nước có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc lập Quy hoạch Thuỷ lợi,
vừa có chức năng quản lý TNN trong phạm vi cả nước.
+ Thời kỳ 1979 - 1995.

Thời kỳ này đánh dấu giai đoạn quản lý tài nguyên nước bắt đầu được chú
trọng. Ngày 06/03/1979 Chính phủ đã ban hành Nghị định 88-CP quy định về tổ chức
và hoạt động củ
a Bộ thuỷ lợi đã chính thức xác lập "Bộ Thuỷ lợi" là cơ quan của Hội
đồng Chính phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về TNN, phân phối sử
dụng và bảo vệ môi trường nước.
+ Thời kỳ từ 10/1995 đến 8/2002.
Khi Cục QLN và KTCTTL bắt đầu triển khai hoạt động thì Chính phủ ban hành
nghị định 73/CP ngày 01/11/1995 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và t
ổ chức bộ
máy của Bộ NN&PTNN trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Nông nghiệp và CN thực phẩm,
lâm nghiệp và thuỷ lợi. Ngày 28/05/1996 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
354/TTg quy định cục QLN và CTTL là cơ quan trực thuộc Bộ NN và PTNT, giúp Bộ
trưởng Bộ NN và PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về TNN.
Tuy lực lượng vừa thiếu, vừa mới nhưng Cục QLN và CTTL đã tập trung sức
thực hiện một bước chuyển quan trọng về quản lý TNN, đã tiếp tục chủ trì soạn thảo
các văn bản quy phạm quy luật về nước. Luật TNN được Quốc hội khoá X tại kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998 [1] và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999. Sau đó
ngày 30/12/1999 Chính phủ đã ký NĐ 179/1999/NĐ-CP quy định việc thi hành luật
TNN và ngày 15/06/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Hội đồ
ng
Quốc gia về TNN. Rất nhiều nghiên cứu và hội thảo của các dự án và tăng cường năng
lực quản lý TNN quốc gia được triển khai trong thời gian này.
+ Thời kỳ từ 8/2002 đến nay.
Ngày 05/08/2002, Quốc hội khoá 11 kỳ họp thứ nhất đã ra Nghị Quyết số
02/2002/QH11 về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007 trong đó có Bộ Tài
nguyên và Môi trường (TN-MT). Ngày 11/11/2002, Chính phủ đã ra Nghị
Định
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông


Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
21
91/2002/NĐ-CP quy định Bộ TN-MT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về TNN và lập Cục Quản lý Tài nguyên nước. Tuy nhiên, một số
chức năng quản lý Nhà nước về phòng chống lụt bão, thiên tai vẫn thuộc Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tại Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của
Chính phủ về quản lý lưu vực sông [9] giao Bộ TN-MT chủ trì, các Bộ ngành khác
phối hợp.
Ngoài hai B
ộ Tài nguyên và Môi trường và Nông nghiệp&PTNT thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định số 99/2001/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước tư vấn giúp
Chính phủ về lĩnh vực tài nguyên nước.
Hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại các tỉnh cũng tương ứng giao
cho các Sở TN-MT, NN-PTNT và các cấp tương ứng.
- Hiện tr
ạng cơ cấu tổ chức quản lý về lưu vực sông
Việt Nam hiện đang tồn tại hai loại hình tổ chức lưu vực sông chính đó là:
(1)-Các tổ chức lưu vực sông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành
lập (hoặc uỷ quyền cho các tỉnh thành lập để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội mới
của đất nước) để thực hiện quản lý lưu vực theo đ
iều 64 Luật Tài nguyên nước, bao
gồm:
+ Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình (năm 2001); Ban quản
lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai (năm 2001); Ban quản lý quy hoạch lưu vực
sông Cửu Long (năm 2001); Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
(năm 2005); 02 Tiểu ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông Đáy và sông Cầu (năm
2006), hai Tiểu ban này trực thuộc Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái
Bình; hội đồng lư
u vực sông Srê pôk (2006)

+ Hội đồng quản lý lưu vực sông Cả thành lập năm 2005 của Uỷ ban Nhân dân
tỉnh Nghệ An;
(2) - Các tổ chức lưu vực sông được thành lập để thực hiện các đề án bảo vệ
môi trường đã được Chính phủ phê duyệt như : Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu (2006) ; Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (2008).
Các U
ỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực sông do Bộ TN-MT chủ trì.
Ngoài hai loại hình tổ chức lưu vực sông nói trên còn có Uỷ ban sông Mê Kông
Việt Nam là tổ chức quản lý lưu vực sông quốc tế.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
22
Tính đến nay cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động 10 tổ chức quản lý lưu
vực sông, trong đó bao gồm 04 Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông, 02 Tiểu Bản
Quản lý quy hoạch lưu vực, 02 Hội đồng Quản lý lưu vực sông; 02 Uỷ ban Bảo vệ môi
trường lưu vực sông.
Cơ cấu tổ chức của các Tổ chức quản lý lưu vực sông này cơ bản không khác
nhau nhiều, thành phần cơ bản của các tổ chức này bao gồm: Chủ tịch, các Phó chủ
tịch và các Uỷ viên và được bộ phận văn phòng và các văn phòng đại diện giúp việc.
Tuỳ theo mức độ quan trọng của từng lưu vực sông mà thành phần tham gia vào tổ
chức lưu vực sông khác nhau.
+ Những kết quả đạt được
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức quản lý lưu vực sông cũ
ng đã phát huy
vai trò của mình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, ít nhiều đã tạo được sự
thống nhất và phối hợp hành động trong các vấn đề có tính chất liên ngành, liên tỉnh,
đã góp ý và thông qua một số các nội dung quan trọng trong quản lý lưu vực.
+Những hạn chế
Qua thực tế hoạt động của các tổ chức lưu vực sông đã bộc lộ nhiều vấn đề b

ất
cập trong cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ cần phải giải quyết trong thời
gian tới. Các Văn phòng Ban hàng năm rất hạn chế, không đủ cho các hoạt động
nghiên cứu, triển khai, giám sát thực hiện hiệu quả hoạt động chưa cao.
Từ ngày 01/12/2008, Chính phủ có Nghị định NĐ 120/2008/NĐ-CP ngày
01/12/2008 quy định thống nhất quản lý lưu vực sông trong phạm vi c
ả nước.

I.3 Tổng hợp đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông tại các vùng của Việt Nam
I.3.1 Đặc điểm và ảnh hưởng của khí hậu đến tài nguyên nước của Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam với diện tích 332.000km
2
trải dài theo phương tuyến ở vị trí
cuối Đông Nam của lục địa Âu - Á trong vùng nhiệt đới của bán cầu Bắc (giới hạn
trong các vĩ độ 23
o
22' Bắc và kinh độ 102
o
10' Đông). Phần lớn lãnh thổ được đồi núi
hiểm trở bao phủ, với địa hình nhiều đứt gẫy cùng những sườn dốc tạo thành mạng
lưới sông suối khá dày.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa phong phú đã tạo thuận lợi cho sự
hình thành dòng chảy với mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày. Mật độ trung bình sông
suối có dòng chảy trung bình thường xuyên đạt 0,6 km/km
2
. Mật độ sông phân hoá
khá lớn giữa các vùng, từ dưới 0,3 km/km
2
đến 4 km/km
2

.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
23
Các vùng có lượng mưa lớn thường có mật độ sông rất dày: Từ 1,5-2 km/km
2
.
Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam châu thổ sông Hồng có mật
độ sông 2 - 4 km/km
2
. Những vùng núi trung bình và núi thấp, với lượng mưa tương
đối lớn, có mật độ sông 1,0 - 1,5 km/km
2
. Còn lại đại bộ phận các vùng có mật độ
sông trung bình 0,5 - 1km/km
2
. Đặc biệt một số vùng có mật độ sông 0,3 - 0,5
km/km
2
.
Tổng số các sông trên lãnh thổ với dòng chảy thường xuyên và có chiều dài từ
10 km trở lên là 2.345 sông, trong đó 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000
km
2
trở lên (các sông Mê Kông, Hồng, Đồng Nai, Mã, Cả, Ba, Bằng - Kỳ Cùng, Thái
Bình, Thu Bồn).
Số sông có diện tích lưu vực 1.000 - 10.000 km
2
là 82 sông, phần lớn là sông

nhánh của các sông lớn, chỉ có 17 sông có diện tích lưu vực trên 1.000 km
2
là sông
độc lập trực tiếp chảy ra biển Đông. Còn lại có 2.51 sông với diện tích lưu vực dưới
1000 km
2
(chiếm 9% tổng số sông), trong đó số lưu vực có diện tích nhỏ hơn 100km
2

là 1.556 (chiếm 66% tổng số sông).
I.3.2 Tổng quan tài nguyên nước của Việt Nam
I.3.2.1. Tài nguyên nước mưa
Sông ngòi Việt Nam được nuôi bởi một nguồn nước mưa dồi dào. Theo bản đồ
phân bố lượng mưa của toàn thế giới, Việt Nam có lượng mưa từ 800 đến 3.200
mm/năm, lượng mưa trung bình 1.960 mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình
toàn lục địa. Số liệu về mưa có thể sử dụ
ng cho tính toán tài nguyên nước trong toàn
quốc là do khoảng 950 trạm đo mưa cung cấp, trong đó 211 trạm có từ 20 đến 60 năm
số liệu (chỉ có 10 trạm có trên 60 năm số liệu).
Khí hậu Việt Nam phân hoá theo mùa mà lưu gió mùa là nhân tố quan trọng
quyết định, trong đó hoàn lưu gió mùa nóng ẩm trong mùa hạ có vai trò quan trọng
nhất tạo ra mùa mưa với lượng mưa chiếm 65-70%, có nơi chiếm tới 80-90% lượng
mưa cả năm. Mùa mưa đồng th
ời là mùa lũ. Ở Bắc Bộ, mùa lũ thường diễn ra từ tháng
6-7 đến tháng 9-10; ở sườn Đông Trường Sơn từ tháng 9-10 đến tháng 11-12 và các
nơi còn lại từ tháng 7-8 đến tháng 10-11. Lượng dòng chảy mùa lũ, tuỳ theo vùng và
tuỳ theo sông, chiếm 60-90% lượng dòng chảy năm. Lượng mưa một ngày lớn nhất
lấy trung bình nhiều năm trên cả nước biến đổi trong khoảng 90-200 mm. Lượng mưa
một ngày lớn nhất
đã đo được ở Thanh Hóa năm 1962 là 731 mm, ở Đô Lương năm

1978 là 778mm, ở Nho Quan năm 1978 là 690 mm. Tính không ổn định của chế độ
mưa trên toàn lãnh thổ kéo theo chế độ thuỷ văn không ổn định.
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
24
Địa hình đứt gẫy phức tạp là nguyên nhân của phân bố mưa không đều trên lãnh
thổ .Ở Việt Nam, phần lớn lượng mưa do gió mùa Tây Nam mang lại. Đồng bằng Bắc
Bộ có lượng mưa 1.600 - 1.800 mm/năm, đồng bằng Nam Bộ có lượng mưa 1.200 -
2.800 mm/năm. Miền Trung có lượng mưa lớn ở nhiều nơi.
Vào đầu mùa lũ, các trận mưa chưa lớn, diện mưa chưa rộng nên lũ nhỏ
. Chỉ
vào giữa mùa mưa, do nhiều yếu tố hình thái và thời tiết phối hợp tác động, những trận
mưa lớn dài ngày xảy ra trên diện rộng, thì mới sinh ra lũ lớn nhất trong năm. Trên lưu
vực sông Hồng và sông Thái Bình có đến 50 - 80% trường hợp lũ lớn xuất hiện vào
các tháng 7 - 8 và trên lưu vực sông Mê Kông lũ lớn nhất thường xuất hiện vào cuối
tháng 9, đầu tháng 10, thời gian duy trì có thể từ 30 ngày đến gầ
n 120 ngày với tổng
lượng lũ từ 350 đến 550 tỷ m
3
.
I.3.2.2 Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt của lãnh thổ tồn tại trên mặt đất trong các nguồn khác
nhau như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ chứa nhân tạo, ao, đầm, kênh, rạch. Dòng chảy
các sông được coi là thành phần chính của tài nguyên nước mặt.
Số liệu thuỷ văn được sử dụng gồm các số liệu từ 153 trạm đo lưu lượng nước,
40 trạm đo bùn cát, 30 trạm đo thuỷ hoá. Riêng v
ề số trạm đo lưu lượng nước thì trạm
khống chế diện tích từ 1.000km
2

trở lên có 62 trạm. Trong đó có 13 trạm có trên 10
năm số liệu.
Dòng chảy trung bình hàng năm của các sông ở Việt Nam được tính toán với số
liệu tích trữ được là 808 tỷ m
3
/năm. Hai hệ thống sông lớn nhất là sông Mê Kông và
sông Hồng. Tài nguyên nước mặt các vùng ở Việt Nam bao gồm nước mặt nội địa và
nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. Phần dòng chảy các sông từ nguồn nước mưa trên
lãnh thỏ Việt Nam là 305 tỷ m
3
/năm chỉ chiếm 37% toàn bộ dòng chảy các sông.
Bảng 3: Tài nguyên nước mặt các vùng ở Việt Nam
Tổng lượng nước (tỷ m
3
/năm) Vùng Diện tích
(km
2
)
Trong nước Ngoài vào Toàn bộ
1. Bắc bộ 115.752 96,69 52,85 149,54
2. Bắc trung bộ 51.980 63,55 9,85 73,40
3. Duyên hải Nam trung bộ 34.118 48,20 48,20
4. Tây nguyên 54.468 41,60 41,60
5. Đông Nam Bộ 34.962 24,00 2,50 26,50
6.Đồng bằng sông Cửu long 39.556 24,60 438,00 465,00
Cả nước 330.906 304,84 503,30 808,14
Lượng dòng chảy biến đổi hàng năm, hệ số biến đổi có thể đạt từ 1,5 đến 3 lần
đối với các sông lớn và từ 10 đến 30 lần đối với các sông nhỏ. Giá trị dòng chảy cao
Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông


Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài
25
nhất đạt trên 100 l/s.km
2
và giá trị nhỏ nhất vào khoảng 5 l/s.km
2
. Những vùng có
lượng dòng chảy lớn hơn 40 l/s.km
2
là Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh, Pudedinh,
Mường Tè, Móng Cái … Những vùng có lượng dòng chảy nhỏ hơn 20 l/s.km
2

thượng nguồn sông Gâm, sông Thái Bình, sông Bằng - Kỳ Cùng, cao nguyên Sơn La,
Buôn Mê Thuột …
Có những thời kỳ mà dòng chảy trung bình năm liên tục cao (thời kỳ nhiều
nước) và có những thời kỳ mà gía trị đó là thấp (thời kỳ ít nước). Đặc trưng này quan
trọng đối với công tác quản lý, phát triển và tài nguyên nước cũng như điều tiết nước.
Thời kỳ nhiều nước đã từng kéo dài 20 năm (1930 - 1951) và thời k
ỳ ít nước kéo dài
16 năm (1952 - 1967) đối với sông Hồng; trong khi đó, các giá trị tương ứng là 17 năm
(1937 - 1953) và 24 năm (1954 - 1977) đối với sông Cửu Long.
Lượng nước mặt thiếu hụt được tính toán bằng cách lấy lượng mưa trung bình
lưu vực trừ đi lượng dòng chảy trung bình. Lượng thiếu hụt chung chiếm từ 22 đến
61% lượng mưa, trung bình 50%, đạt khoảng 1.000 mm/năm. Lượng thiếu hụt đó gần
gấ
p 2 lần lượng thiếu hụt do bốc hơi trên toàn cầu.
a. Phân bố dòng chảy theo mùa.
Sự phân bố dòng chảy trong năm thay đổi khá nhiều phụ thuộc vào tình hình
mưa. Một cách khái quát, ở Việt Nam có ba dạng phân phối chính dòng chảy lũ như

sau:
Dạng 1: Lũ xuất hiện vào giữa năm, đó là các sông ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
Dạng 2: Lũ xuất hiện vào cuối năm, ở các sông ven biển Đông Tr
ường Sơn.
Dạng 3: Lũ xuất hiện vào gần cuối năm và phân phối dòng chảy tương đối điều hoà,
đó là các sông ở Tây Nguyên.
Dòng chảy mùa lũ
Lượng nước mùa lũ có quan hệ chặt chẽ với lượng mưa và thường bằng 50-
80% lượng mưa năm nhiều nước, mùa lũ có lượng nước lớn gấp 3 - 4 lần lượng nước
của mùa lũ năm ít nước. Trong mấ
y tháng mùa lũ, dòng chảy sông ngòi có lượng nước
bằng 70-80% lượng nước của cả năm. Sự tập trung này là một trở ngại cho việc khai
thác nguồn nước, nhất là ở phía Đông Trường Sơn mùa lũ ngắn, còn mùa kiệt lại kéo
dài đến 9 tháng.
Ở Việt Nam lũ chủ yếu do mưa, những trân mưa có thể tách biệt riêng rẽ hay kế
tiếp, chập lên nhau trên hầu hết các sông ngòi, trừ sông Cửu Long. Mưa mùa hạ xu
ất
hiện do những khối không khí mang ẩm lớn, khi có những nhiễu động mạnh, trong đó
bão đóng vai trò quan trọng. Bão gây nên mưa lớn trên diện rộng. Sự xuất hiện lũ lớn
hàng năm là rất khác nhau trên các sông với lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ. Do tính

×