Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - LAO HẠCH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.35 KB, 5 trang )




THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
LAO HẠCH
(Cảnh Lâm Ba Kết Hạch - Lâm Ba Tuyến Kết Hạch - Tràng Nhạc
- Loa Lịch - Lymphadénie Tuberculoise - Lymphadenitis Tuberculosis)





A. Đại cương
Lao hạch là một loại bệnh do độc khí (khuẩn lao) xâm nhập và kết lại
ở các hạch bạch huyết ở cổ.
B - Triệu Chứng
Cổ có một hoặc nhiều cục cứng, không nóng lạnh hoặc khó chịu gì cả,
sắc da bình thường. Nếu sức đề kháng của người bệnh quá thấp, hạch bạch
huyết có thể lớn dần lên, mọc dài từ sau cổ lan đến trước cổ giống như cái
dây nhạc thường đeo ở cổ con ngựa (vì vậy gọi là Tràng Nhạc). Hạch nổi to,
ấn đau, rồi có thể hóa mủ, vỡ ra, tạo thành vết sẹo khó lành miệng.
C - Nguyên Nhân
- Do vi khuẩn lao xâm nhập vào hạch bạch huyết ở cổ.
- Do Can khí uất kết, khí uất hóa thành hoả nung nấu dịch thành đờm
làm cho kinh lạc bị ngưng trệ gây ra bệnh.
- Do Phế, Thận suy tổn, hư hoả bên trong bùng lên, tân dịch ở Phế
không được tuấn bổ, làm cho đờm hoả ngưng kết gây ra bệnh.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ôn dương, thông kết.
Dùng huyệt Bá Lao + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Trữu Liêu (Đtr.12) + Cục
bộ chỗ có hạch. Mỗi huyệt cứu 5 - 7 tráng. Dùng bấc đèn (tâm bấc) cứu trực


tiếp hoặc cứu cách tỏi.
2- Dùng tỏi, cắt bỏ 2 đầu, khoét lỗ giữa, vò ngải nhung to bằng lỗ tỏi
đã khoét, đặt ngải nhung vào, đặt trên hạch. Cứu mỗi chỗ 7 tráng. Mỗi
miếng tỏi dùng để cứu 3 chỗ. Cứu mỗi ngày cho đến khi hạch xẹp thì thôi
(Thiên Kim Phương).
3- Chương Môn (C.13) + Lâm Khấp + Chi Câu + Dương Phụ (Đ.38),
mỗi huyệt cứu 100 tráng, Kiên Tĩnh cứu số tráng tùy theo tuổi (mỗi tuổi cứu
1 tráng). Ôn cứu 4 chung quanh hạch, mỗi chỗ 7 tráng (Tư Sinh Kinh).
4- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Khúc Trì (Đtr.11) + Đại Nghênh (Vi.5) (Châm
Cứu Tụ Anh).
5- Cứu Kiên Ngung (Đtr.15) 7 - 9 tráng, Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên
Trì (Tb.1) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) mỗi huyệt 27 tráng, Tam Gian 37 tráng
(Loại Kinh Đồ Dực).
6- Kiên Tĩnh + Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tĩnh + Tam Dương Lạc +
Âm Lăng Tuyền (Châm Cứu Đại Thành).
7- Thiếu Hải (Tm.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) (Ngọc Long Ca).
8- Kiên Tiêm (Kiên Ngung - Đtr.15) + Trữu Tiêm + Nhân Nghênh
(Vi.9) đều 7 tráng, Kiên Ngoại Du (Ttr.14) 27 tráng + Thiên Tỉnh (Ttu.10)
27 tráng + K Trúc Mã 37 tráng (Châm Cứu Yếu Lãm).
9- Cứu Kiên Ngung (Đtr.15) + Khúc Trì (Đtr.11) (Cảnh Nhạc Toàn
Thư).
10- Thực chứng: Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Chi Câu (Ttu.6) + Ế Phong
(Ttu.17) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Phong Long (Vi.40), đều tả.
Hư chứng: Bá Lao + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Dương Phụ (Đ.38) [đều
cứu] + Thái Xung (C.3) + Khâu Khư (Đ.40) {đều tả] + Tỳ Du (Bq.20) +
Thận Du (Bq.23) [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
11- Nhóm 1- Cứu trực tiếp huyệt Trữu Tiêm hoặc cứu cho ửng đỏ
huyệt Bá Lao.
Nhóm 2 - Châm Kiên Tỉnh (Ttu.10) + Xích Trạch (P.5).
Nhóm 3 - Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Thủ Ngũ Lý (Đtr.13) + Thiếu Hải

(Tm.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Môn (Bq.12) + Thân Trụ (Đc.12) +
Tâm Du (Bq.15) + Kiên Tỉnh (Ttu.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thiên Tỉnh
(Tiết.1) + Dương Phụ (Đ.38) + Liệt Khuyết (P.7) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng
Hợp Trị Liệu Học).
12- Thủ Kim Môn (Châm Cứu Học HongKong).
13- Chích lể các huyệt Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Đốc Du
(Bq.16) + Đởm Du (Bq.19)+ Phế Du (Bq.13) + Quyết Âm Du (14) + Tâm
Du (Bq.15) (Giang Tô Trung Y Tạp Chí số 42/1985).
- Chú ý:
1 - Không được châm trực tiếp chỗ hạch đang phá miệng.
2 - Châm cứu có hiệu quả đối với bệnh Lao Hạch nhưng khi hạch đã
vỡ mủ, pHải phối hợp dùng thêm thuốc và cách trị ngoại khoa.

×