Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - KHỚP QUANH VAI VIÊM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.41 KB, 4 trang )




THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
KHỚP QUANH VAI VIÊM
(Kiên Quan Tiết Chu Vi Viêm - Périarthrite Scapulo - Humérale -
Periarthritis Of The Shoulder)





A. Đại cương
Là loại bệnh viêm ở khớp và các cơ quanh khớp vai. Nữ bị nhiều hơn
nam.
Thường gặp ở lứa tuổi khoảng 50, vì vậy còn gọi là “Ngũ Thập Kiên”.
B. Nguyên nhân
Có thể do:
- Vai bị bong gân (trặc, trật) nhẹ.
- Bị lạnh.
- Do bao hoạt dịch và các mô mềm (tổ chức) mềm, quanh khớp vai bị
suy thoái và viêm mạn tính.
C. Triệu chứng
Chỗ vai đau lan rộng (đến cổ và cánh tay) kèm theo những chỗ ấn
đau. Ban ngày đau ít, càng về đêm càng đau nhiều, có khi làm cho không
ngủ được. Sáng sớm thức dậy hơi hoạt động, đau nhức có thể giảm đi. Các
động tác cử động của tay bị hạn chế: Khó đưa lên xuống hoặc duỗi ra
Điểm đặc biệt là giai đoạn đầu thì đau nhiều hơn còn giai đoạn sau thì các cơ
năng bị rối loạn nhiều hơn.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ điều khí huyết, thư cân, thông lạc.


Dùng các huyệt gần chỗ đau: Thiên Tông (Ttr.11) + Kiên Ngung
(Đtr.15) + Kiên Liêu (Ttu.14) + Kiên Ngoại Lăng, có thể châm theo nhiều
hướng. Hợp với Khúc Trì (Đtr.11), Hợp Cốc (Đtr.4), kích thích mạnh vừa.
Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 10 - 15 lần là 1 liệu trình.
2- Dưỡng Lão (Ttr.6) + Thiên Trụ (Bq.10) (Thiên Kim Phương ).
3- Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Liêu (Ttu.15) .
4- Kiên Liêu (Ttu.14) + Phong Trì (Đ.20) + Trung Chử (Ttu.3) + Đại
Trữ (Bq.11) (Châm Cứu Đại Thành).
5- Kiên Trinh (Ttr.9) thấu Cực Tuyền (Tm.1) + Dưỡng Lão (Ttr.6)
thấu Nội Quan (Tb.6) + Kiên Tam Châm + Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa
Sơn (Bq.57), kích thích mạnh vừa (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ
Sách).
Nhóm 1: Điều Khẩu (Vi.38) + Thừa Sơn (Bq.57) (hoặc Điều Khẩu
(Vi.38) thấu Thừa Sơn) + Thiên Tông (Ttr.11).
Nhóm 2: Kiên Ngung (Đtr.15) + Nhu Du (Ttr.10) + Dương Lăng
Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) .
Bắt đầu châm huyệt ở chi dưới bên đau: Điều Khẩu (Vi.38) (1) hoặc
Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (2) Trong khi vê kim, bảo người bệnh cử động
vai đau, càng mạnh càng tốt. Rút kim ra rồi mới châm cục bộ, Mỗi ngày
hoặc cách ngày châm 1 lần (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
6- Kiên Du (Châm Cứu Học HongKong).

×