DƯỢC HỌC
CAM TOẠI
Xuất xứ:
Bản Kinh
Tên Việt Nam:
Củ cây Niền niệt, niệt gió
Tên Hán Việt khác:
Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao,
Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chí
điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang
cấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou.
Họ khoa học:
Euphorbiaceae.
Mô tả:
Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi
hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa
tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím.
Địa lý:
Ít thấy ở Việt Nam, còn phải nhập
Thu hái, sơ chế: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho
khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài
khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng
trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn,
chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất
bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng
trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt.
Bào chế:
+ Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước
thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho
đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính
Luận).
+ Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản
Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt
mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho
tới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề
ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch,
xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín.
Tác dụng:
Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác
dụng giải độc tán kết.
Tính vị:
Vị đắng, tính lạnh, có độc (Trung Dược Học).
Quy kinh:
Vào kinh Phế, Tỳ, Thận (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoài
để trị thấp nhiệt sưng độc-
Liều dùng:
Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ
nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ:
Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Người
có thai kỵ dùng (Trung Dược Học).
+ Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt
(Bản Thảo Kinh Sơ).
Cách dùng:
Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụng
cũng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Thương hàn biến chứng thủy kết hung, dùng Cam toại bỏ vào thang
“Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Mặt mình sưng húp dùng Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực
“Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoài
nướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợi
tiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương).
+ Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng, mạch Phục, bệnh
nhân đi cầu là dễ chịu: Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăng
nước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửa
thăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại Bán
Hạ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Đại tiểu tiện không thông dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn
dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam
Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật,
chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương).
+ Phù thủng, thở gấp dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao
lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôi
uống (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Bí đái tức tối khó chịu: bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’
thì thông (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
+ Phù thủng bụng căng đầy: dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắc
khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uốngtừng hớp (Phổ Tế Phương).
+ Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết, dùng Cam
thảo 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bột
lần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nước
khi nào nổi lên là được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bình
vị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Thận thủy lưu chú làm đùi gối co quắp, tứ chi sưng đau, dùng bài
trên gia thêm Mộc hương 4 chỉ, mỗi lần dùng 2 chỉ lùi chín uống nhai với
rượu nóng khi nào đái ra nước vàng thì có hiệu quả (Ngự Dược Viên
Phương).
+ Trẻ em cam thủy dùng Cam toại (sao), Thanh quật bì, 2 vị bằng
nhau tán bột, 3 tuổi dùng 1 chỉ uống với “Mạch nha thang”, khi nào đi ngoài
được là thôi. Củ đồ chua mặn trong 3,5 ngày gọi là “Thủy bảo tán” (Tổng Vi
Luận Phương).
+ Phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện không thông dùng “Thập táp hoàn”
gồm Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, các vị bằng nhau tán bột, lấy Táo
nhục làm viên bằng hạt ngô đồng, lần uống 40 viên với ‘Xâm Thần Nhiệt
Thang’ khi nào đi ra nước vàng là thôi, nếu chưa thì trưa hôm sau uống tiếp
(Tam Nhân Phương).
+ Có thai phù húp thở gấp, bụng dưới đầy, tiểu không thông, đã dùng
‘Trư Kinh Tán’ nhưng không bớt, dùng Cam toại 2 lượng, gĩa nát, trộn mật
viên bằng hạt ngô đồng lần uống 50 viên, hễ đi ra ngoài được là tốt nhưng
phải uống ‘Trư Linh Tán’, nếu không đi được, lại uống tiếp (Tiểu Phẩm
Phương).
+ Cước khí sưng đau, phong khí đập vào thận khí, hạ bộ ngứa dùng
Cam loại nửa lượng. Mộc miết tử nhân 4 cái tán bột, thăn thịt heo 1 cái bỏ
màng da xắt lát để dùng, lần 4 chỉ thuốc bỏ vào trong thịt bao với giấu ướt
nướng chín ăn lúc đói với nước cơm, sau khi uống thì duỗi 2 chân răng, đi
đại tiện xong phải ăn cháo trắng 2-3 ngày là có hiệu quả (Bản Sự Phương).
+ Sán khí sa dịch hoàn, dùng Cam toại, Hồi hương 2 vị bằng nhau tán
bột uống lần 2 chỉ (Nho Môn Sự Thân).
+ Đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát
nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất, dùng Đại hoàng 3 lượng,
Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng
uống thì huyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
+ Nghẹn, nấc cụt, dùng Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam
mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5
phân với rượu (Quái Bệnh Phương).
+ Tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng dùng
Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ
sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi
ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương).
+ Tiêu khát hay khát nước dùng Cam toại (sao cám) nửa lượng,
Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên
với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị phong đàm làm mê tâm khiếu, động kinh, đàn bà phong tà ở tâm
huyết, dùng Cam toại 2 lượng tán bột, bỏ thuốc vào tim heo bao giấy lại
nước chín bảo vào 1 chỉ Thần sa chia làm 4 viên, lần uống một viên với
nước sắc ‘Tâm Tiển Thang’, đại tiện ra những vật độc là có hiệu quả, không
nên uống tiếp (Toại Tâm Đơn - Tế Sinh Phương).
+ Mã tỳ phong dùng Cam toại bao với miến sắc 1 chỉ rưỡi, Thần sa
(thủy phi) 2 chỉ rưỡi khinh phấn 1/4 muỗng cà phê. Lần uống nửa muỗng cà
phê, 1 chút nước tương, nhỏ 1 giọt trên thuốc cho thấm xuống rồi bỏ nước
tương đi, rót nước vào đó gọi là “Vô giá tán” (Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị tê mất cảm giác đau nhức, dùng Cam toại 2 lượng, Tỳ ma nhân
tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống
Cam thảo thang (Vạn Linh Cao - Trích Huyền Phương).
+ Tai điếc đột ngột, dùng Cam toại nửa tấc ta, bọc lông lại nhét vào
trong hai lỗ tai, trong miệng nhai Cam thảo thì tai tự nhiên thông (Vĩnh Loại
Kiềm Phương).
+ Trị Can Tỳ sưng lớn, cổ trướng, đại tiểu tiện ít, mạch trầm sác có
lực “” gồm: Cam toại 1 lượng, Nguyên hoa 1 lượng, Đại kích 1 lượng,
Khiên ngưu tử 4 lượng, Binh lang 5 chỉ, Khinh phấn 1 chỉ, Mộc hương 5 chỉ,
Thanh bì 5 chỉ, Tất cả tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống
1 chỉ, ngày 1 lần lúc đói với nước nóng (Chu Xa Hoàn). Cần chú ý bệnh tình
phản ứng sau khi uống thuốc để dùng tiếp hoặc ngưng (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thủy kết hung hiếp, đầy tức ngực, bón, mạch chứng đều thuộc
nhiệt, các loại động kinh có đàm nhớt ủng thịnh: Cam toại 5 phân, Đại
hoàng 3 chỉ, Mang tiêu 3 chỉ, sắc uống (Đại Hãm Hung Thang - Kim Quỹ
Yếu Lược)
+ Trị sưng độc do thấp nhiệt các loại bỉ khối: Bột Cam toại trộn nước
dán nơi sưng đồng thời sắc nước Cam thảo uống, dùng để triï các loại sưng
độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị điên cuồng có thể dùng Cam toại 5 phân, Châu sa 3 phân, tán
bột uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cam toại chữa thủy kết có sức mạnh, chất nước ở trong người ta
ngừng trệ lại ở chỗ nào thì cũng có thể sinh ra bệnh. Cam toại có tính thấu
đến những chỗ nước ngưng kết đó, làm cho tiêu tán ra, công dụng chỉ có thể
(Bách Hợp).
+ Vị Cam toại này, gần đây người ta dùng trong việc trị bệnh Huyết
hấp trùng thời kỳ cuối, Xơ gan cổ trướng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).