Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tết đến – vệ sinh tủ lạnh để bảo vệ đường tiêu hóa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.25 KB, 8 trang )

Tết đến – vệ sinh tủ lạnh để bảo vệ
đường tiêu hóa















Ảnh: Inmagine
Những tín hiệu của mùa xuân đã tràn ngập, hoa đào và
hoa mai khoe sắc thắm trên mọi nẻo đường. Rất nhiều
người trong chúng ta đã chuẩn bị mọi thứ để quay về
quê nhà sau những ngày bận rộn với công việc. Và
nhiều người cũng đã chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để đón
Tết.
Hãy ghi thêm việc “vệ sinh tủ lạnh” vào danh sách những
công việc bạn phải làm để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa
và sức khỏe chung của cả gia đình. Những vi khuẩn nguy
hiểm ẩn nấp bên trong tủ lạnh có thể là những điều đáng sợ.
Bạn sẽ không thể nào ngửi được mùi hôi của những đồ ăn
cần phải vứt đi do chúng có lớp băng đóng bên ngoài. Thực
phẩm được để quá lâu trong tủ lạnh hay được bảo quản


không đúng nhiệt độ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ô
nhiễm là lý do gây nên bệnh tật.
Hầu hết mọi người không thể hiểu được sự nguy hiểm của
việc bảo quản thực phẩm không đúng. Chỉ có khoảng 40%
mọi người nhận thức rằng ăn những thực phẩm được bảo
quản không hơn 4.5
o
C sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa.
Ngộ độc thực phẩm và bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường
xảy ra. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Hoa
Kỳ, năm 2009 có tới 76 triệu ca bị rối loạn tiêu hóa.
Khi bạn hoài nghi, tốt nhất hãy vứt nó đi

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận biết thực phẩm
đã hư chỉ qua mùi và bề ngoài của chúng. Vì thế đừng đặt
sức khỏe của bạn vào tình thế phải chịu sự thử thách. Các
chuyên gia khuyên bạn rằng: “Nếu bạn không chắc chắn về
chất lượng thực phẩm thì tốt nhất là bạn không nên sử
dụng”.
Nếu thực phẩm có màu hoặc mùi lạ thì bạn đừng bao giờ
nếm thử nó. Những loại mốc meo mà bạn có thể nhìn thấy
trên bề mặt của thực phẩm chỉ là bề nổi, trong thực phẩm
hư, có thể có những chất cực độc mà bạn không thể nào
quan sát được bằng mắt thường.
Đối với một số thực phẩm như phôi mai dạng cứng, xúc
xích, hoặc một số loại trái cây bạn có thể cắt bỏ đi bề mặt
bị hư. Nhưng điều này cũng không chắc chắn rằng bạn đã
loại bỏ được những vi khuẩn đã thâm nhập vào diện rộng
xung quanh phần bị hư mà bạn đã cắt bỏ. Vì thế, cho dù đó
là trái cây hay bất cứ thực phẩm nào đã bị thối và lên mốc

thì bạn cũng nên vứt bỏ.
Đã bao lâu rồi bạn chưa chùi rửa những lọ gia vị?
Hầu hết tất cả các loại gia vị còn có thể sử dụng tốt trong
vòng 2 tháng nếu bạn để chúng trên ngăn cửa tủ lạnh. Phần
cửa của tủ lạnh thường được thiết kế để đựng các lọ gia vị
bởi chúng chứa nhiều axít nên sẽ khó nhiễm virus hơn các
loại thực phẩm khác. Nhưng chất lượng và mùi vị của gia
vị cũng sẽ giảm dần theo thời gian.
Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa
Trách nhiệm bảo quản thực phẩm của bạn bắt đầu ngày khi
bạn thanh toán hóa đơn tại siêu thị, vì thế bạn nên kiểm tra
kỹ càng chất lượng và hạn sử dụng của sản phẩm trước khi
bạn quyết định chọn mua. Hãy lưu trữ thực phẩm và sử
dụng thực phẩm đúng theo hướng dẫn trên nhãn hoặc bao
bì.
Hãy bảo đảm nhiệt độ của tủ lạnh nhà bạn không cao quá
4
o
C và ngăn đông đá không cao hơn 0
o
C. Cách tốt nhất để
bạn kiểm tra nhiệt độ của một cái tủ lạnh là dùng một cái
nhiệt kế để vào chính giữa ngăn tủ để đo, không nên để trên
cửa tủ. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ tủ thường xuyên, đặc biệt
là vào mùa hè. Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh tăng lên thì bạn
phải điều chỉnh lại.
Giữ môi trường trong tủ lạnh sạch sẽ cũng là việc không
kém quan trọng. Hãy lau sạch các loại thức ăn trong tủ
ngay khi chúng bị rơi vãi. Mỗi tuần một lần, bạn hãy cào
sạch lớp đá bị đông bám trên thành tủ và lau sạch những

miếng đệm cao su (ron) xung quanh cửa tủ.

Ảnh: Inmagine

Nên và không nên trong bảo quản thực phẩm
- Bọc thực phẩm lại 2 lần bằng miếng nhựa chuyên dụng
trước khi cho vào tủ đông.
- Để nguyên trứng trong vỉ và để trong ngăn chính, không
nên để ở phía cửa tủ.
- Đừng rửa rau hay hoa quả trước khi bỏ vào tủ. Hãy cho
chúng vào túi nhựa có đục lỗ để có thể sử dụng được trong
vài ngày. Bạn không cần bỏ chuối vào tủ lạnh, nếu có bạn
cũng nên cho chúng vào túi bảo quản vì mùi của chuối sẽ
lan ra khắp tủ và ảnh hưởng đến những thực phẩm khác nếu
bạn không bảo quản chúng.
- Hãy để không khí lưu thông trong tủ lạnh hoặc tủ đông,
đừng để chặt kín hết tất cả các chỗ trống. Nếu không khí
không lưu thông tốt, bạn sẽ rất khó để kiểm soát nhiệt độ
trong tủ.
- Không để thức ăn còn ấm, nóng vào tủ. Chỉ nên để những
thức ăn nhắc trên bếp xuống vào tủ lạnh sau 2 tiếng và có
thể sử dụng được từ 3 – 5 ngày.
- Để hành, khoai tây và các loại củ khác vào một ngăn lạnh
và khô ráo. Đừng để chúng ở những chỗ ướt át hoặc bị
chèn ép bởi các loại thực phẩm khác.
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Ghi nhớ cả hạn sử
dụng của chúng sau khi đã được khui hộp.
- Bảo quản thịt ở ngăn trên cùng của tủ lạnh và phải bọc lại
bằng túi nhựa để tránh cho thịt rò rỉ sang những thực phẩm
khác.


Bảo quản bao lâu?




×