SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 20.6.2008
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phót
Câu 1: (1,5 điểm)
1.1 Trình bày nội dung của các phương châm hội thoại.
1.2 Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Ông nói gà, bà nói vịt.
c. Dây cà ra dây muống.
d. Nói như đấm vào tai.
Câu 2: (1,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Bằng Việt - Bếp lửa, Ngữ văn 9 - Tập 1, Tr.145)
2.1 Câu cuối trong đoạn thơ là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích
ngắn gọn.
2.2 Xét câu cuối trong đoạn thơ :
- Về cấu tạo, thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
- Về mục đích nói, thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập và phép liên
kết nối (gạch chân xác định) để trình bày cách hiểu của em về ý kiến sau:
“ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được
sự sống cho tâm hồn người.”
(Nguyễn Đình Thi -Tiếng nói của văn nghệ, Ngữ văn 9-Tập 2, Tr.15)
Câu 4: (4 điểm)
4.1 Hãy ghi lại theo trí nhớ bốn câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều - Nguyễn Du) và khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh
Hải).
4.2 Em hãy phân tích hai đoạn thơ trên, từ đó tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ.
HẾT
SBD thí sinh: Chữ kí GT 1:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 20.6.2008
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phót
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (1,5 điểm)
1.1 Trình bày nội dung của các phương châm hội thoại: Học sinh có thể nêu
nội dung ngắn gọn nhưng chính xác. (1 điểm)
- Phương châm về lượng: Nói có nội dung, nội dung lời nói đáp ứng yêu cầu
của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất: Chỉ nói những điều mình tin là đúng hay có bằng chứng
xác thực.
- Phương châm quan hệ: Cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Cần nói tế nhị và tôn trọng người khác khi giao tiếp.
* Cho điểm:
+ Đúng 5 phương châm: 1 điểm
+ Sai 1 phương châm: trừ 0,25 điểm
+ Chỉ nêu tên, không trình bày nội dung: không tính điểm
1.2 Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ: (0,5 điểm)
a. Nói có sách, mách có chứng.
- Liên quan phương châm về chất.
b. Ông nói gà, bà nói vịt.
- Liên quan phương châm quan hệ.
c. Dây cà ra dây muống.
- Liên quan phương châm cách thức.
d. Nói như đấm vào tai.
- Liên quan phương châm lịch sự.
* Cho điểm:
+ Xác định đúng 4 thành ngữ: 0,5 điểm
+ Xác định đúng từ 2-3 thành ngữ: 0,25 điểm
Câu 2: (1,5 điểm)
2.1- Câu cuối trong đoạn thơ là lời độc thoại. (0,25 điểm)
- Giải thích: Đây là lời người cháu nói với chính mình (trong tưởng tượng),
được phát ra thành lời và phía trước câu nói có dấu gạch đầu dòng. (0,25 điểm)
2.2 Xét câu cuối trong đoạn thơ :
- Về cấu tạo, thuộc kiểu câu đơn (0,25 điểm); vì có 1 kết cấu C-V (0,25 điểm).
2
- Về mục đích nói, thuộc kiểu câu nghi vấn (0,25 điểm); vì được dùng để
hỏi (0,25 điểm).
Câu 3: (3 điểm)
■ Yêu cầu về kĩ năng: (1,5 điểm)
- Học sinh viết đoạn văn, biết cách giải thích một vấn đề lý luận văn học.
(0,5 điểm)
- Đoạn văn có đủ các yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, phép liên kết nối (gạch
chân xác định). (0,75 điểm)
- Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. (0,25 điểm)
■ Yêu cầu về kiến thức: (1,5 điểm)
- Học sinh có thể trình bày cách hiểu về ý kiến của Nguyễn Đình Thi theo nhiều
hướng, miễn là bám sát văn bản, có lí lẽ và dẫn chứng.
- Sau đây là một số gợi ý:
+ Hiện thực cuộc sống là nơi khởi nguồn, là gốc rễ của văn nghệ; (0,75 điểm)
+ Văn nghệ có tác động trở lại đối với đời sống xã hội; đặc biệt góp phần to
lớn, hiệu quả trong việc xây dựng và bồi dưỡng đời sống tâm hồn của con
người, giúp cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, ý nghĩa hơn. (0,75 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
4.1 Ghi lại theo trí nhớ hai đoạn thơ : (1 điểm)
- Đoạn 1: “ Ngày xuân bông hoa”( Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du ) (0,5 điểm)
- Đoạn 2: “ Mọc giữa tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) (0,5 điểm)
* Cho điểm: Xét mỗi đoạn :
+ Sai từ 2- 4 lỗi: trừ 0,25 điểm;
+ Sai từ 5 lỗi trở lên: không cho điểm.
4.2 Phân tích hai đoạn thơ, tìm điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: (3 điểm)
■ Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết bài văn có kết cấu 3 phần : Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kĩ năng nghị luận về đoạn thơ.
- Văn phong phù hợp, bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
■ Yêu cầu về kiến thức:
- Đề bài có hai yêu cầu:
+ Phân tích hai đoạn thơ đã ghi.
+ Tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ.
* Lưu ý : Cho điểm trên cơ sở kết hợp với yêu cầu kĩ năng.
- Sau đây là một số gợi ý :
a. Phân tích hai đoạn thơ : (2 điểm)
* Đoạn 1: “ Ngày xuân bông hoa”( Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du ) : (1 điểm)
+ Ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, sinh động, gợi tả, gợi cảm; bút pháp điểm
xuyết, chấm phá.
3
+ Hai câu đầu vừa nói thời gian (trôi nhanh), vừa gợi không gian (cao rộng);
hai câu sau tả cảnh mùa xuân với vẻ đẹp tinh khôi, đầy sức sống (cỏ non),
thoáng đãng, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (cành lê
trắng điểm một vài bông hoa).
+ Sự cảm nhận tinh tế trước thời gian và cảnh vật.
* Đoạn 2: “ Mọc giữa tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) : (1 điểm)
+ Hình ảnh, ngôn ngữ, chi tiết giàu sức gợi; biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ sinh động .
+ Đoạn thơ vẽ ra không gian (cao rộng) và bức tranh mùa xuân thiên nhiên
hài hòa, tươi vui, đầy sức sống, giàu màu sắc và thanh âm (dòng sông xanh,
bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời).
+ Cảm xúc say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên, đất trời (ơi, chi mà, đưa tay hứng).
b. Điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: (1 điểm)
Tuy được viết trong các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng hai nhà
thơ, qua hai đoạn trích vẫn có điểm gặp gỡ:
+ Nội dung: Hai đoạn thơ đều là những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu
hương sắc; đều chứa đựng cảm xúc dạt dào, tình yêu thiên nhiên tha thiết của
thi nhân; truyền cho chúng ta lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật: Hai tác giả đều lựa chọn hình thức thơ - một loại hình nghệ
thuật mang tính thẩm mĩ cao để thể hiện nội dung trên; hai bức tranh mùa xuân
đều được vẽ bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. (0,5 điểm)
Hết
- Giám khảo chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm sáng tạo.
- Điểm toàn bài không làm tròn.
4