Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Thuyết trình đa dạng bộ lông vũ và các kiểu mỏ đối với sự thích nghi của chúng ở các loài chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 32 trang )


CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Bài thuyết trình:
ĐA DẠNG BỘ LÔNG VŨ VÀ CÁC KIỂU MỎ ĐỐI VỚI SỰ
THÍCH NGHI CỦA CHÚNG Ở CÁC LOÀI CHIM
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Thanh Hải
Trương Thị Thanh Hằng
Trần Thị Lâm
Vũ Thị Yến

I . Sự đa dạng của bộ lông vũ đối với sự thích
nghi của chúng:
1. Đa dạng trong cấu trúc.
2. Đa dạng trong kích thước.
3. Đa dạng về hình dáng.
4. Đa dạng về màu sắc và hoa văn.
5. Đa dạng về các hình thức thay lông và cách chăm sóc
bộ lông.
II. Sự đa dạng kiểu mỏ và thích nghi của
chúng ở các loài chim
1. Mỏ chim ăn động vật.
2. Mỏ chim ăn thực vật.
3. Mỏ chim ăn tạp.

1.Đa dạng về cấu trúc
Có thể chia thành 2 loại lông chính đó là: lông bao và lông
đệm.
1.1 Lông bao:
-Vị trí:


Lông bao bao phủ thân
-Cấu tạo :
Thân lông và phiến lông
-Vai trò: Lông cánh để
tạo lực nâng khi bay,
lông đuội vai trò như
bánh lái và đôi khi để
khoe mẽ.

1.2 Lông đệm.
-Vị trí: Nằm dưới lông bao.
-Cấu tạo: Là những lông rất nhỏ, phiến lông chỉ tập trung
trên phần đầu và phần phiến lông không có móc.

-Phân loại :
Lông măng.
Lông tơ.
Lông bông.
Lông chỉ.

Chức năng:
Giúp thích nghi với chức năng bay.
Giúp giữ ấm.
Giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Bảo vệ khỏi gió,độ ẩm và mặt trời…

Ngoài ra, bộ lông của chim cánh cụt hoàng đế có khả
năng giữ không khí.

2.Đa dạng về kích thước bộ lông

2.1 Đa dạng về kích thước của một lông

Sự đa dạng kích thước trên cùng một cơ thể chim

Với các loài chim khác nhau thì kích thước các loại lông
này cũng thay đổi theo kích cỡ của cơ thể từng loài
chim.

2.2. Đa dạng về số lượng lông.
Số lượng lông chim khác nhau phụ thuộc vào loài,kích
thước,giới tính,tuổi tác,sức khỏe,mùa và điều kiện môi
trường sống.
Hầu hết các loài chim biết hót có từ giữa 1500 đến 3000
lông. Chim ruồi có số lượng lông ít nhất là 940 và chim
thiên nga có số lông nhiều nhất là khoảng 25216.

3. Đa dạng về hình dáng bộ lông vũ.
Các vùng lông phát triển chủ yếu tạo nên hình dáng đặc
trưng ở chim thường là vùng đầu và vùng đuôi.
3.1 Vùng đầu:

3.2.Vùng đuôi:
Chim chèo bẻo đuôi cờ;
Chim chích chèo lửa đuôi dài; Chim cu sen

4. Đa dạng về màu sắc và hoa văn.
4.1. Đa dạng về màu sắc.
Đa dạng do sắc tố:
Melanins: Cho màu đen đến màu nâu,xám.
Carotenoid: Cho bộ lông có màu đỏ vàng.

carotenoid tương tác với melanins cho màu xanh oliu
Porphyrin: sản xuất 1 loạt các màu như hồng, nâu,đỏ,xanh
lá cây.


Đa dạng về màu sắc do sự khúc xạ ánh sáng nhờ cấu trúc
vi mô của lông
Cơ chế: là do keratin-1 loại protein có trên lông.


4.2. Đa dạng về hoa văn trên bộ lông vũ
Các màu sắc phân bố trên bộ lông vũ phân bố thành từng
khối màu và đường nét tạo thành những hoa văn đa
dạng, phong phú đặc trưng cho từng loại. Có nhiều kiểu
hoa văn khác nhau

Không chỉ ở các loài khác nhau mà ngay trong cùng 1
loài,màu sắc bộ lông cũng khác nhau.
+Theo giới tính:
+Theo mùa:
+Theo độ tuổi:

Bộ lông có nhiều màu sắc khác nhau phản ánh sự thích
nghi với môi trường sống và các tập tính sinh học khác
nhau của các loài chim:
+ Để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản:

+Để ngụy trang

5. Đa dạng các hình thức thay lông và chăm sóc bộ

lông ở chim.
5.1 Đa dạng hình thức thay lông.
+ Thay lông cùng lúc: hình thức này gặp ở một số ít loài
chim cuộc sống không phải phụ thuộc hoàn toàn vào bay
lượn như vịt, ngỗng tất cả các loại lông bay rụng cùng
một lúc hay như ở chim cánh cụt.
+ Thay lông từ từ: hình thức này gặp phổ biến ở các loài
chim. Lông cánh và lông đuôi rụng từng đôi, một lông
bên trái một lông bên phải


Vai trò của sự thay lông:
+ Với chim non thay lông là phương thức để cơ thể lớn lên.
+ Với chim trưởng thành: là phương thức để duy trì bộ lông
đảm bảo cho quá trình bay lượn
+ Ở một số loài thay lông là phương thức giúp loài đó có
được bộ lông khoe mẽ sặc sỡ để thu hút bạn tình.
+ Ở chim cái rụng lông phần bụng tạo ra vết ấp để đảm
bảo cung cấp đủ nhiệt lượng trong quá trình ấp trứng.

5.2. Đa dạng về cách thức chăm sóc bộ lông :
-Dùng mỏ để chải đi các hạt nhỏ bên ngoải đông thời bôi
lên đó một loại sáp tiết ra từ tuyến phao câu.
-Một số loài chim còn có hành động chà kiến hay các loại
côn trùng khác lên bộ lông của chúng.
Một số loài còn có hành động tắm cát để loại bỏ kí sinh
trùng trên bộ lông.

II. ĐA DẠNG KIỂU MỎ VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA CHÚNG
Ở CÁC LOÀI CHIM.

1. Mỏ chim ăn động vật.
1.1. Mỏ chim ăn động vật trên cạn.
1.1.1. Mỏ chim ăn động vật có xương sống.

Nguồn thức ăn : Các loài động vật như rắn, chuột, ếch

Đại diện : Cắt, Diều hâu, Cú vọ, Đại bàng, Dù dì…

Cấu tạo mỏ thích nghi: Mỏ của chúng rất to khỏe,thường
quặp,thêm vào đó có cái móc ở mỏ trên rất sắc

1.1.2. Mỏ chim ăn xác động vật.

Nguồn thức ăn: Xác chết các loài động vật.

Đại diện: Kền kền.

Cấu tạo mỏ thích nghi: Mỏ hơi cong và tương đối yếu so
với các loài chim săn mồi khác.Nó yếu là do chỉ thích
nghi với việc xé lớp thịt yếu của xác chết đã bị phân hủy
một phần

1.2. Mỏ chim ăn động vật thủy sinh.

Cùng là ăn động vật thủy sinh, tuy nhiên với mỗi lối bắt
mồi khác nhau mà chim có những kiểu mỏ khác
nhau.Nhưng chủ yếu mỏ của các loài chim ăn động vật
thủy sinh thường to hoặc dài để phù hợp với việc mò
thức ăn dưới nước.
Ví dụ:

Chim mòng biển:


Mỏ chim choắt đặc biệt
dài,mảnh,to ở phía gốc
mỏ và thuôn nhọn dần về
phía đầu.

Mỏ :vịt, ngan, ngỗng,
thiên nga, :Mỏ dẹt, dài,
bành rộng, phía mép có
nếp da


Chim Hồng hạc có mỏ
đặc biệt không giống
chim nào.Đầu mỏ quặp
xuống,mỏ dưới dày và to
với phần giữa mỏ phình
to cong lên trên.

Bồ nông: Mỏ dài, to, phía
mỏ dưới có màng da
giống như túi đựng.Túi
của bồ nông đơn giản chỉ
là một cái muỗng

×