Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

1.Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.64 KB, 5 trang )

Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ
bản
Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ
này. Để học tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được
những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy
thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ sở vững chắc
trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở
phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.

Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ
nghĩa cho danh từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…

Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ
hoặc cả câu. Thí dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai

Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ
loại này nên bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng
rất rất rất nhiều và đa số người học tiếng Anh không phải đều biết
dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai loại: mạo từ xác
định và mạo từ bất định.
1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE

A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)

AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)

Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u


Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây

Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhưng là phụ
âm câm nên chữ đó vẫn được coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ:
“Hour” có âm H câm đọc như “Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định
phải là: AN HOUR

Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE,
được dùng với một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm
như: thì, bị động cách, thể nghi vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có
thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ.

Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng phải đi
kèm một mệnh đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý
nghĩa.

Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ
NẾU, TRỪ KHI. Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tường
lai, hiện tại hoặc quá khứ, có thể có thật hoặc có thể không có thật.


Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO
đằng trước gọi là BARE INFINITIVE, có TO đằng trước thì có khi gọi là
TO INFINITIVE. Nếu bạn có trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua
ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ), bạn sẽ thấy có 3 cột, đó là: Động
từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ đó, dạng
QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ hiểu
về cột thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của
từng động từ trước, sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ
để đặt câu. Trong tiếng Việt, động từ không bao giờ thay đổi hình thức

của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy theo thời gian, tùy theo
cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tương ứng. Tuy nhiên, tất cả
đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng
bước một.

Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN,
COULD, MAY, MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL,
WOULD. Động từ khiếm khuyết luôn đứng trước động từ nguyên mẫu
không có TO để diễn tả một dạng ý nghĩa nhất định, như: KHẢ NĂNG,
CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc TÍNH CHẮC CHẮN.

Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có
danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ số ít, danh từ số nhiều.
Cách xác định danh từ đếm được hay không trong tiếng Việt là ta hãy
thêm số trước nó và xem nó nghe có đúng không. Ví dụ: “một người”:
đúng nhưng “một tiền”: sai. Vậy “người” là danh từ đếm được và “tiền”
là danh từ không đếm được. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách
này, trừ một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.

Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một
câu thường có đủ 3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ:
TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ ngữ, “ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ).

Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông
thường, khi chủ ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con
chó.

Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là
đối tượng chịu ảnh hướng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí
dụ: Tôi bị chó cắn.


Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian,
phương hướng, kiểu cách. Thí dụ: trên, dưới, trong ngoài…Đôi khi giới
từ đi sau động từ để tạo nên một nghĩa mới và trong trường hợp như
vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy tắc chung nào cả.

Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không
phải lập lại danh từ nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai
hết, đó là hai đại từ nhân xưng I và YOU. Đại từ có các loại: đại từ
nhân xưng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở hữu và đại từ chỉ định.
Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tương ứng trong tiếng
Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.

Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO,
WHERE, WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đưa
thêm thông tin. Mệnh đề này có dạng tương ứng trong tiếng Việt nhưng
không phải lúc nào cũng dùng được, trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh
đề này dùng thường xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một người đàn ông mà
mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái đều
muốn được lấy làm chồng” đưa thêm thông tin về người đàn ông.

Subject = Chủ ngữ : Thường đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ
hoặc cả một cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.

Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong
tiếng Anh, một hành động được xảy ra ở lúc nào sẽ được đặt câu với thì
tương ứng. Hình thức của động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ
mà còn thay đổi tùy theo thời gian hành động xảy ra. Đây là khái niệm
xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì:
1. Thì hiện tại đơn

2. Thì hiện tại tiếp diễn
3. Thì hiện tại hoàn thành
4. Thì quá khứ đơn
5. Thì quá khứ tiếp diễn
6. Thì quá khứ hoàn thành
7. Thì tương lai đơn
8. Thì tương lai tiếp diễn
9. Thì tương lai hoàn thành
Trong phần khác, từng thì sẽ được giải thích chi tiết.

Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng,
hoặc quá trình. Có 2 loại: nội động từ và ngoại động từ
1. Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau
2. Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo
sau
Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một
tân ngữ bên ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngược lại cho
nội động từ.

×