Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.16 KB, 41 trang )

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …


Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút
đầu tư của các khu công nghiệp Hà Nội
Vũ Thành Hưởng
Diễn đàn Phát triển Việt Nam và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sau 15 năm kể từ ngày ra đời của KCN Tân Thuận, KCN đầu tiên của Việt
Nam, đến hết năm 2005 cả nước đã có 130 KCN. Các KCN của Việt Nam đã
thu hút được 2.202 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 17,5
tỷ USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong
nước, với tổng số vốn đăng ký 137 nghìn tỷ đồng (Trần Ngọc Hưng, 2006),
chưa kể 1.059 triệu USD và 31.300 tỷ đồng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng các
KCN. Trong năm 2005, giá trị sản xuất trong các KCN đạt 14 tỷ USD, chiếm
28% sản xuất công nghiệp cả nước; 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu, chiếm 18,6%
giá trị xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho 740.000 lao động (Lê Xuân
Trinh, 2006). Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN
rất nhanh, bình quân giai đoạn 1995-2000 là 33,2% và giai đoạn 2001-2005
là 32%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng sản lượng công nghiệp. Với
các kết quả đạt được, các KCN đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, đưa đất nước hội nhập nhanh và có hiệu
quả với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, việc thành lập và phát triển
các KCN đang là mục tiêu của hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đến cuối năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 KCN với tổng diện
tích 974,64 ha. Trong đó có 3 KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào
hoạt động. Tại thời điểm này, các KCN Hà Nội đã thu hút được 105 dự án
với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,254 tỷ USD và trên 120 tỷ VND và đã cho
thuê trên 400 ha đất công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có 18 cụm công
nghiệp (một dạng KCN có qui mô nhỏ được đặt dưới sự quản lý của chính
quyền địa phương) được thành lập, nhưng mới có 9 CCN đi vào hoạt động


151
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
với tổng diện tích gần 90 ha. Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng và phát triển
các KCN trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh những thành tựu cũng đã bộc lộ cả
những mặt hạn chế về: môi trường đầu tư trong các KCN, công tác quy hoạch
phát triển KCN, CNN; địa điểm, quy mô KCN; mô hình quản lý; vấn đề quản
lý sau đầu tư, và đặc biệt là vấn đề tạo quĩ đất cho việc mở rộng và phát triển
các KCN.
Phần trình bày tiếp ngay sau đây sẽ đi vào xem xét thực trạng các KCN và
CCN của Hà Nội. Phần 2 sẽ đánh giá tính hấp dẫn các KCN Hà Nội so với
các địa phương khác của Việt Nam. Và cuối cùng, phần 3 sẽ đưa ra một số
khuyến nghị chính sách. Tất cả các thông tin và số liệu đều được tính đến
thời điểm hết năm 2005, trừ một số trường hợp cá biệt sẽ có chú thích đi
kèm.
1. Thực trạng các khu, cụm công nghiệp Hà Nội
Các khu công nghiệp
Trên địa bàn thành phố có 6 KCN được cấp giấy phép hoạt động theo qui chế
KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của
Chính phủ, bao gồm: KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Thăng Long,
KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Sài Đồng A (Daewoo – Hanel) và KCN Nam
Thăng Long. Các KCN này được mô tả vắn tắt như sau:
a. KCN Sài Đồng B:
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là công ty Điện tử Hanel, bằng nguồn vốn trong
nước. KCN có vị trí nằm trên trục đường QL 5, thuộc địa bàn quận Long
Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, tổng diện tích 97 ha, trong đó
đất xây dựng KCN là 79 ha. Hiện nay, trong KCN có 24 dự án đầu tư với
tổng vốn đăng ký là 397,5 triệu USD và 121,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lấp đầy là
100% giai đoạn 1. Hiện chủ đầu tư đang đẩy nhanh việc chuẩn bị các thủ tục
cần thiết để thực hiện phần diện tích còn lại khoảng 18 ha (giai đoạn 2).
Chúng ta xem Bảng 1 dưới đây để rõ hơn thực trạng này:

152
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

b. KCN Nội Bài
KCN Nội Bài được thành lập với diện tích là 100 ha thuộc địa bàn huyện Sóc
Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Chủ đầu tư của KCN này là công
ty liên doanh giữa công ty Renong (Malaysia) và công ty Xây dựng Công
nghiệp của Việt Nam. Cuối năm 1999, thành phố Hà Nội đã chính thức bàn
giao sử dụng con đường 131 nối trực tiếp từ quốc lộ 2 trên đường cao tốc
Thăng Long đến KCN (xem Bản đồ 1) tạo ưu thế để KCN này phát huy lợi
thế về giao thông, so với đường cũ tiết kiệm được từ 15 – 20 phút. Mặt khác,
KCN này nằm trong vùng kinh tế được hưởng chế độ miễn giảm thuế thu
nhập theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết về Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến hết năm 2005, KCN có 23 dự án đầu tư
với tổng vốn đăng ký 122 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy giai đoạn 1 (50 ha) đạt
100%. Giai đoạn 2 của KCN cũng đã được triển khai với 50 ha.
c. KCN Thăng Long
Là liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và công ty Cơ khí Đông
Anh. KCN có tổng diện tích là 121 ha, nằm trên tuyến đường cao tốc từ trung
tâm Hà Nội đi Sân Bay Nội Bài thuộc địa bàn huyện Đông Anh, cách trung
tâm thành phố khoảng 15 km. Đến 31 tháng 12 năm 2005, KCN có 51 dự án
đầu tư với tổng vốn đăng ký là 728,4 triệu USD, đạt tỷ lệ lấy đầy là 100%
giai đoạn 1 và 80% giai đoạn 2. Hiện chủ đầu tư đang lên kế hoạch để triển
khai thực hiện giai đoạn 3 của KCN và xin thành lập thêm 1 KCN nữa tại Hà
Nội.
153
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Bản đồ 1: Phân bố các KCN Hà Nội

Nguồn: Tác giả

154
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

d. KCN Hà Nội - Đài Tư
KCN được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1385/GP ngày 13/8/1995 của
Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay thuộc Bộ KHĐT), với tổng diện
tích là 40 ha tại quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, chủ
đầu tư cơ sở hạ tầng KCN này là Công ty Cổ phần hữu hạn phát triển Hà Nội
- Đài Tư (100% vốn Đài Loan) với số vốn đăng ký là 12 triệu USD. Do vậy,
mục tiêu ban đầu của KCN Hà Nội - Đài Tư là thu hút các nhà đầu tư Đài
Loan. Tuy nhiên, đến nay chỉ thu hút được bốn doanh nghiệp Đài Loan
nhưng chưa có dự án nào được triển khai. Sau nhiều năm không hoạt động và
nhiều lần bị UBND thành phố và Bộ KHĐT đề nghị Thủ tướng Chính phủ rút
giấy phép đầu tư do không chịu đi vào sản xuất, đến nay chủ đầu tư đã ký
hợp đồng thuê công ty Nam Đức (Việt Nam) giúp đỡ trong việc xúc tiến đầu
tư và triển khai thực hiện dự án. Theo báo cáo, Công ty đang hoàn thiện các
thủ tục pháp lý và lên kế hoạch để kêu gọi các nhà đầu tư vào thuê đất trong
KCN.
e. KCN Nam Thăng Long
Với diện tích 119.53 ha, có vị trí khá thuận lợi, gần trung tâm thành phố.
Hiện nay, KCN đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mới chỉ thu
hút 4 dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai với diện tích 3 ha và chiếm
gần 10% diện tích của giai đoạn 1. Do hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc và
chưa thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và thành phố về chủ trương
thu hút đầu tư vào KCN.
f. KCN Sài Đồng A
Dự án xây dựng tổng hợp Công nghiệp – Đô thị Sài Đồng A được nhà nước
Việt Nam cấp giấy phép đầu tư số 1595/GP ngày 17 tháng 6 năm 1996 với
chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là liên doanh giữa tập đoàn Daewoo Hàn
Quốc và công ty Điện tử Hà Nội (Hanel). Tổng diện tích KCN là 407 ha

được qui hoạch làm 3 chức năng: KCN 197 ha; khu nhà ở 100 ha và 110 ha
làm công viên, vườn hoa. Tuy nhiên, sau 9 năm chủ đầu tư mới cắm mốc giới
trên thực địa, đất sản xuất bị bỏ hoang gây bức xúc lớn trong các doanh
nghiệp và người dân Thủ đô. Cuối cùng, ngày 20/6/2006, Bộ KHĐT đã ra
quyết định số 608/QĐ-BKH chấm dứt hoạt động của Công ty liên doanh
155
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Daewoo-Hanel tại dự án KCN Sài Đồng A và rất có thể khu đất này sẽ được
chuyển mục đích sang xây dựng khu đô thị.
Như vậy có thể thấy, trong số 6 KCN Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt thì chỉ có 3 KCN đầu tiên (theo thứ tự a, b, c) đã đi vào hoạt động
và hầu hết đều đã lấp đầy hoặc gần lấp đầy, và đang xem xét mở rộng. Hai
KCN tiếp theo đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hút đầu tư và KCN cuối
cùng đã bị rút giấy phép và chuyển mục đích sử dụng sang lĩnh vực khác.
Bảng 1: Các khu công nghiệp Hà Nội

TT Khu công
nghiệp
Diện
tích
(ha)
Số
dự án
đầu tư
Vốn
đầu tư
Tỷ lệ
lấp đầy
1 Sài Đồng B 97,11 24
397,5 tr. USD

120,5 tỷ VND
100% g/đoạn 1
2 Nội Bài 100,00 23 122,0 tr. USD 100% g/đoạn 1
3 Thăng Long 198,00 51 728,4 tr. USD
100% g/đoạn 1
80% g/đoạn 2
4
Hà Nội –
Đài Tư
40,00 4 6,2 tr. USD
5
NamThăng
Long
119,53 4 135,0 tỷ VND
6 Sài Đồng A 420,00 0 0

Tổng cộng 974,64 105
1.254,0 tr. USD
255,5 tỷ VND

Nguồn: BQL KCN và Chế xuất Hà Nội (2006)
Hình 1 dưới đây cũng cho thấy, đến cuối năm 2005, tỷ lệ lấp đầy của các
KCN Hà Nội chỉ đạt 40%, thấp hơn rất nhiều các địa phương khác trong cả
nước, như: Tp. HCM (80%), Bắc Ninh (60%), Đà Nẵng (56%), Bình Dương
(50%), và BR-VT (45%). Kết quả này là do ở thời điểm nghiên cứu có đến
3/6 KCN chưa thực sự đi vào hoạt động, như đã nêu ở trên. Trong khi nếu xét
các KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động, Hà Nội lại có tỷ lệ
cao. Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng nhận thấy qui mô KCN của Hà Nội là
khá nhỏ so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là các địa phương
phía Nam.

156
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Hình 1: Diện tích các KCN Hà Nội và một số địa phương trong cả nước

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005
Với 105 dự án ĐTNN và 1,25 tỷ USD vốn đầu tư, các KCN Hà Nội đã chiếm
khoảng 40% về số dự án ĐTNN và 60% vốn đầu tư toàn vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương,
Hà Tây, Bắc Ninh, và Vĩnh Phúc); tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn
đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đạt trên 50%. Trong năm
2005, các doanh nghiệp trong 3 KCN đang hoạt động ở Hà Nội đã tạo ra giá
trị sản xuất trên 1.203 triệu USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt trên 834 triệu
USD và đóng góp cho ngân sách nhà nước 25,5 triệu USD, tạo việc làm cho
trên 27.000 lao động. Điều đáng khích lệ là các KCN Hà Nội tuy chỉ chiếm
14,8% tổng số dự án và 13,5% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN trên địa bàn nhưng lại chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% kim
ngạch xuất khẩu và 35% việc làm (BQL các KCN và chế xuất Hà Nội, 2005).
Tốc độ tăng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội bình
quân giai đoạn 2001-2005 là 64%/năm, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu chung của Hà Nội. Suất đầu tư bình quân mỗi dự án là 9,7
triệu USD, cao hơn mức bình quân của cả nước. Điều này cho thấy tiềm năng
phát triển và vai trò của quan trọng của các KCN Hà Nội.
157
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Nhiều doanh nghiệp ĐTNN trong các KCN Hà Nội có lượng vốn đầu tư lớn,
công nghệ sản xuất hiện đại. Trong số 11 doanh nghiệp được Bộ Khoa học và
Công nghệ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao có 2
doanh nghiệp ở Hà Nội là Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel (KCN Sài
Đồng B) và công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long), tổng

vốn đầu tư của cả 2 doanh nghiệp này đã lên tới gần 400 triệu USD.
Các cụm công nghiệp Hà Nội
Những điểm khác biệt cơ bản giữa KCN và CCN đó là: Trong khi các KCN
được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo Nghị định 36/CP với
qui hoạch của cả nước, thì các CCN do UBND cấp tỉnh hoặc huyện thành
lập, thậm chí được thành lập tự phát. Hoạt động và quản lý của các CCN
cũng không thuộc diện điều tiết của Nghị định 36/CP hay một khung pháp lý
thống nhất nào nên một số tỉnh có qui hoạch phát triển các CNN nhưng nhiều
tỉnh không có. Trong khi các KCN thường có qui mô lớn hơn, với diện tích
bình quân là 187 ha và có tường rào phân cách, thì các CNN có qui mô nhỏ
hơn, với diện tích khoảng 100 ha hoặc ít hơn và tường rào phân cách cũng có
thể có hoặc không. Cơ quan quản lý các KCN là BQL các KCN và chế xuất
địa phương, các KCN hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của các công ty
phát triển hạ tầng KCN là các doanh nghiệp độc lập hoặc đơn vị hành chính
có thu, hạ tầng được trang bị hoàn chỉnh bao gồm các hệ thống: đường xá,
điện, nước, cây xanh và xử lý chất thải. Quản lý các CNN có thể là BQL các
KCN và chế xuất địa phương hoặc sở KHĐT hoặc sở Công nghiệp hoặc
UBND cấp huyện hoặc không có cơ quan quản lý. Điều hành hoạt động CNN
là các công ty phát triển hạ tầng hoặc có thể không do ai quản lý, các tiêu chí
về cơ sở hạ tầng cũng không có những yêu cầu cụ thể.
Trước tình hình các doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 15/10/1998 Thủ tướng Chính phủ đã
đồng ý để Hà Nội xây dựng thí điểm hai CCN Phú Thị và Vĩnh Tuy để di
chuyển dần một số nhà máy, xí nghiệp trong nội thành ra ngoại thành, cho phép
UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng. Đến hết năm 2005, trên địa bàn Hà Nội
đã hình thành 18 dự án đầu tư xây dựng CCN vừa và nhỏ, trong đó 9 CCN đã
đi vào hoạt động với diện tích xây dựng gần 176 ha, với diện tích đất đã cho
thuê là gần 90 ha. Đã có 177 doanh nghiệp đầu tư vào các CCN với số vốn
đăng ký là 3.256 tỷ đồng. Theo BQL KCN và chế xuất Hà Nội, các lĩnh vực

158
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

đầu tư chính trong các KCN là: Điện – Điện tử, công nghệ thông tin, cơ kim
khí, dệt may – da giầy, chế biến thực phẩm, với mức đầu tư bình quân một
doanh nghiệp khoảng 5 – 6 tỷ đồng và thu hút 5.400 lao động. Trong năm 2005
doanh thu của các doanh nghiệp trong các CNN Hà Nội đạt khoảng 1.202 tỷ
đồng và đóng góp vào ngân sách 52 tỷ đồng (BQL KCN và chế xuất Hà Nội,
2006). Dự kiến đến năm 2008, toàn bộ 18 dự án CCN sẽ đi vào hoạt động.
Bảng 2: Các cụm công nghiệp Hà Nội
(Chỉ tính các CNN đang hoạt động và hoạt thiện cơ sở hạ tầng, tính đến 31/12/2005)
Tình hình thu hút đầu tư

TT

Cụm công nghiệp
Diện
tích
xây
dựng
(ha)
Số
doanh
nghiệp
Diện tích
(m
2
)
Vốn
đăng ký

(tỷ VND)
Tỷ lệ
lấp
đầy
(%)
1
KCN tập trung vừa và
nhỏ Vĩnh Tuy
12,12 18 82.682 114,65 100
2
KCN tập trung vừa và
nhỏ Phú Thị
14,80 19 104.272 142,60 100
3
KCN tập trung vừa và
nhỏ Từ Liêm
21,13 32 132.550 401,46 100
4
Cụm tiểu thủ công
nghiệp và công
nghiệp nhỏ Cầu Giấy
8,29 40.215 948,42 100
5
CCN vừa và nhỏ
Đông Anh (GĐ1)
18,00 9 110.310 238,80 100
6
CCN vừa và nhỏ Hai
Bà Trưng
9,03 33 39.999 260,00 100

7 CCN Ngọc Hồi (GĐ 1) 56,00 28 292.832 987,78 100
8
CCN thực phẩm
Hapro
31,18 5 55.567 57,10 29.25
9 CCN Phú Thị 5,40 11 41.363 105,27 100
Tổng số 175,95 177 899.790 3.256,08
Nguồn: BQL các KCN và Chế xuất Hà Nội (2006)
Các CCN Hà Nội thường có quy mô nhỏ, diện tích từ 5 đến 50 ha. Với đặc
điểm như vậy, các CCN ở Hà Nội chịu sự quản lý hoàn toàn của UBND
Thành phố qua Sở Kế hoạch và Đầu tư; BQL các KCN và chế xuất Hà Nội
và các sở, ngành liên quan; thậm chí chịu cả sự quản lý của BQL dự án Khu
159
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
– CCN cấp quận, huyện nơi có CCN. Do đặc điểm này, các doanh nghiệp
hoạt động trong các CCN cũng chịu sự quản lý của rất nhiều sở, ngành;
ngược lại so với qui chế “một cửa – tại chỗ” đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong các KCN theo nghị định 36/CP.
Chủ đầu tư hạ tầng của các CCN ở Hà Nội hiện nay rất phức tạp, với 4 hình
thức khác nhau, cụ thể như sau:
• CCN trực thuộc BQL CCN quận, huyện (do Thành phố thành lập)
nơi có CCN.
• CCN do BQL dự án quận, huyện làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, xây
dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào đồng thời quản lý
luôn cả CCN.
• Thành phố giao đất cho BQL dự án quận, huyện xây dựng hạ tầng
ngoài hàng rào, đất trong hàng rào do doanh nghiệp phát triển hạ
tầng xây dựng.
• Nếu doanh nghiệp nhà nước đang quản lý đất đã được chuyển mục
đích sử dụng đất sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đó được Thành

phố giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng CCN bằng nguồn vốn
huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách.
Tuy nhiên, việc vận hành hoạt động của các CCN theo 2 mô hình đầu đã xuất
hiện nhiều bất cập do các BQL dự án trực tiếp quản lý các CCN cũng là đơn
vị hành chính nên chưa được kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho các doanh
nghiệp và người lao động làm việc trong CCN, trách nhiệm của BQL đối với
việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí cho xây dựng CCN
chưa cao.
Một số tồn tại, hạn chế của các KCN, CCN Hà Nội
Sự phát triển của các KCN, CCN dẫn đến một số tác động tiêu cực sau đây:
Thứ nhất, hiện tượng di dân tự do ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội của
thành phố. Hiện nay các KCN và CCN Hà Nội đã thu hút hơn 32.000 lao
động, phần nhiều trong số này là lao động ngoại tỉnh, chủ yếu là các tỉnh phía
Bắc như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình và một số từ các tỉnh miền Trung.
Họ là lao động đến Hà Nội theo hình thức tự do hoặc theo sự giới thiệu của
160
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

một số công ty lao động tư nhân thành lập mang tính tự phát. Đa số người lao
động có trình độ thấp, thuê nhà ở của dân địa phương. Ngoài ra, một số tội
phạm cũng tham gia vào lực lượng này làm cho tình hình an ninh, trật tự xã
hội thêm phức tạp, khó quản lý. Việc người lao động di cư một cách ồ ạt
cũng dẫn đến các nhiều tác động không mong muốn như sự quá tải về hạ tầng
xã hội như trường học, bệnh viện, đường xá… cũng như các dịch vụ cho
người lao động và gia đình họ tại địa phương nơi có KCN.
Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng các KCN, CNN dẫn tới ô nhiễm môi
trường. Việc thiếu vốn đầu tư cộng với việc tiết kiệm chi phí đầu tư cho bảo
vệ môi trường, thêm vào đó là sự quản lý thiếu chặt chẽ, nên nhiều chủ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng đã bỏ qua các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong số
các KCN Hà Nội hiện nay, ngoài KCN Thăng Long có hệ thống xử lý nước

thải riêng, các KCN còn lại đều chưa có. Đối với các CCN, tình trạng này
còn đáng lo ngại hơn. Công tác xử lý nước nước thải, chất thải của các CCN
gần như không được quan tâm đúng mức. Nhiều CCN nằm xen kẽ với các
khu dân cư đông đúc gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh.
Bên cạnh các vấn đề kể trên, công tác quản lý hoạt động của các KCN, CNN
cũng bộc lộ nhiều yếu kém, cụ thể là:
• Chất lượng qui hoạch các KCN chưa cao, thiếu sự liên kết trong
phát triển KCN trong Thành phố và các tỉnh lân cận dẫn đến sự cạnh
tranh không lành mạnh trong thu hút vốn đầu tư vào KCN.
• Tiến trình đền bù giải toả đất công nghiệp còn chậm.
• Cơ sở hạ tầng KCN phát triển thiếu đồng bộ, hạ tầng các CCN chất
lượng còn thấp.
• Tình trạng thiếu đất cho phát triển KCN ở Hà Nội đang ngày càng
thể hiện rõ nét. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù hầu hết diện tích các
KCN, CCN đi vào hoạt động đều đã được lấp đầy và hiệu quả các
KCN đã rõ, nhưng do quĩ đất cho phát triển KCN, CNN bị giới hạn
nên rất khó có thể phát triển thêm.
• Tiến độ xây dựng CCN còn chậm do năng lực của BQL dự án còn
yếu, chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ
chế, chính sách hỗ trợ của thành phố chưa được thể chế hóa.
• Việc xét duyệt và đôn đốc các doanh nghiệp vào KCN triển khai
chậm
161
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
• Quản lý xây dựng trong các CCN chưa tốt, nhiều doanh nghiệp tự ý
xây dựng khác hẳn so với bản thiết kế được cho phép của cơ quan
quản lý.
2. Sự hấp dẫn của các KCN Hà Nội trong mối liên
hệ với các địa phương khác của Việt Nam
Phần này phân tích tính hấp dẫn của các KCN Hà Nội dựa trên đánh giá của

các nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN. Các tiêu chí được sử dụng để
đánh giá (được tóm tắt trong Hình 2 dưới đây) dựa trên các tiêu chí đánh giá
của “Báo cáo Tính hấp dẫn về Môi trường Đầu tư theo Vùng” của Indonesia
với sự tài trợ của USAID và Quĩ Châu Á (Asia Foundation) năm 2005
33
.
Điều tra của VDF được thực hiện với qui mô nhỏ trong khoảng thời gian từ
tháng 8 đến tháng 12 năm 2005 trên phạm vi 11 tỉnh, thành phố
34
. Đối tượng
điều tra, phỏng vấn là lãnh đạo các BQL KCN và chế xuất địa phương, các
công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong
các khu công nghiệp, bao gồm: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, và trưởng
phòng kinh doanh. Các phiếu điều tra được gửi cho các doanh nghiệp đang
hoạt động trong các KCN theo mẫu câu hỏi có sẵn với nội dung đề nghị đánh
giá mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về các điều kiện hạ tầng và môi
trường đầu tư trong KCN. Kết quả trả lời được cho theo thang điểm từ 1 (rất
tồi) đến 5 (rất tốt). Phiếu điều tra cũng bao gồm các câu hỏi về: giá thuê đất,
phí hạ tầng KCN, các chi phí về tài chính, thời gian vận chuyển hàng hóa đến
cảng hàng không và cảng biển. Các kết quả điều tra thường được thực hiện
cùng với các cuộc phỏng vấn sâu với hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp.
Các kết quả chính được đưa ra bao gồm:

33
Dự án được tiến hành hàng năm, đánh giá tính hấp dẫn đầu tư của 228 vùng và
thành phố của Indonesia kể từ năm 2001. Điều tra chủ yếu dựa trên quan điểm về
nhận thức của doanh nghiệp.
34
Các tỉnh, thành phố điều tra bao gồm (các số ghi trong ngoặc đơn tương ứng thể
hiện số lượng các Ban QL KCN và chế xuất địa phương, số công ty phát triển hạ tầng

KCN, và số doanh nghiệp hoạt động trong các KCN địa phương đã được điều tra): Hà
Nội (1,2,8), Hải Phòng (1,0,0), Hải Dương (1,2,3), Bắc Ninh (1,0,3), Hưng Yên
(1,1,3), Thái Bình (1,0,0), Đà Nẵng (1,1,1), BR-VT (1,1,2), Tp. HCM (1,0,1), Đồng
Nai (0,0,3), Bình Dương (1,0,3). Tổng số đối tượng điều tra là 44.

162
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Hình 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của KCN













Thuế và các ưu đãi
khác của chính quyền
địa phương
Thái độ của công chức
địa phương
Cung cấp điện
Cấp nước
Cơ sở hạ tầng trong

KCN
Khả năng xử lý nước,
rác thải
Giá thuê đất
Quyết
định
chọn địa
điểm của
nhà đầu

Vị trí địa lý
Khả năng của các
ngành công nghiệp
phụ trợ
Cơ sở hạ tầng ngoài
KCN
Khả năng tuyển dụng
lao động qua đào tạo
Giá nhân công
Chất lượng dịch vụ bên
ngoài KCN
Tính hấp
dẫn của
KCN

Môi trường
bên ngoài
Môi trường bên
trong
Giá thuê đất

Đối với nhiều doanh nghiệp, giá thuê đất được coi là tiêu chí quan trọng hàng
đầu khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhất là những doanh nghiệp có hàm lượng
lao động cao, nhu cầu về mặt bằng lớn. Trên thực tế, giá thuê đất của từng
KCN trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước là rất khác nhau. Trong từng
KCN cũng có những mức giá cho thuê khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện
thanh toán, vị trí thuê
đất trong KCN, diện tích thuê đất trong KCN… Giá
thuê đất các KCN Hà Nội được thể hiện trong Bảng 3 dưới đây:
163
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Bảng 3: Giá thuê đất tại các KCN Hà Nội
1. KCN Sài Đồng B (Còn 40 năm)
Diện tích thuê đất
(m
2
)
Trả 1 năm
1 lần
(USD/m
2
/năm)
Trả 5 năm 1
lần
(USD/m
2
/năm)
Trả 1 lần cho suốt
thời gian dự án
(USD/m
2

)
1. Dưới 5000 2.6 2.4 55 (1,15 USD/m
2
)
2. Từ 5000 đến
10.000
2.55 2.2 52 (1,08 USD/m
2
)
3. Trên 10.000 2.2 2.15 48 (1,03 USD/m
2
)
2. KCN Nội Bài (còn 39 năm)
Trả 2 lần trong 30 năm 50 USD: 30 năm = 1.66 USD/m
2
/năm
Trả 1 lần cho toàn bộ 45 năm 1.33 USD/m
2
/năm
Phí quản lý 1.26 USD/m
2
/năm
Tổng cộng 2,92 hoặc 2.59 USD/m
2
/năm
3. KCN Thăng Long (Còn 41 năm)
Trả 1 lần trong 47 năm 75 USD: 47 năm = 1.60 USD/m
2
/năm
Phí quản lý 1.26 USD/m

2
/năm
Tổng cộng 2.86 USD/m
2
/năm
4. KCN Đài Tư (còn 39 năm)
Trả 1 lần cho 39 năm 78 USD: 39 năm = 2
USD/m
2
/năm
5. KCN Nam Thăng Long
Do còn nhiều vấn đề phát sinh nên chưa quyết định giá
Nguồn: BQL các KCN và chế xuất Hà Nội (2003); số liệu KCN Đài Tư do VDF điều tra
(2005)
Do có khá nhiều mức giá khác nhau với mỗi KCN, nên nếu tính riêng giá
thuê đất có thể lấy mức trung bình cho Hà Nội là 1,5 USD/m
2
/năm. So với
các tỉnh khác, không chỉ giá thuê đất mà phí hạ tầng các doanh nghiệp phải
trả hàng năm tại các KCN của Hà Nội là khá cao (hình 3). Giá thuê đất của
Hà Nội chỉ đứng thứ 2, chỉ sau Tp. HCM (1,85 USD) và cao hơn tất cả các
164
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

tỉnh, thành phố còn lại, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, cá biệt như giá thuê đất
ở các KCN Thái Bình chỉ có 0,13 USD/m
2
/năm.
Một số KCN đưa ra mức giá triết khấu cho các doanh nghiệp thuê diện tích
lớn, nghĩa là các doanh nghiệp thuê diện tích đất càng lớn thì giá thuê đất/m

2

sẽ càng nhỏ. Điều này là phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
xây dựng hạ tầng KCN nhưng là không hiệu quả xét trên phương diện xã hội
vì nó khuyến khích các doanh nghiệp thuê những miếng đất lớn không cần
thiết để được hưởng giá thuê thấp hơn, làm cho việc sử dụng đất thiếu hiệu
quả, lãng phí.
Hình 3: Giá thuê đất bình quân các KCN Hà Nội và một số địa phương

USD/m
2
/năm


Nguồn: Điều tra của VDF, 2005


Vị trí địa lý

Xét riêng về điều kiện vận chuyển, thời gian vận chuyển hàng hóa đến sân
bay quốc tế Nội Bài từ các KCN Hà Nội như sau: KCN Nội Bài: 10 phút;
KCN Thăng Long: 20 phút và KCN Sài Đồng B là 50 phút (theo trả lời của
các doanh nghiệp trong các KCN). Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, Nội Bài là
165
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
sân bay quốc tế duy nhất. Do vậy với các nhà đầu tư thì Hà Nội và các địa
phương lân cận là sự chọn thông minh giúp họ giảm thời gian và chi phí vận
chuyển bằng hàng không. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà đầu tư nước
ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước đều tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu bằng đường hàng không: Từ các ngành sản xuất có hàm lượng công

nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính thời vụ như
may mặc, giầy dép… Ông Tổng giám đốc KCN Thăng Long còn khẳng định
rằng hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là
bằng đường không, bao gồm cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa.
Một điển hình khác là một lãnh đạo của một công ty may (100% vốn Trung
Quốc chuyên sản xuất áo vét và các loại quần áo khác cho thị trường Hoa Kỳ
và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ
đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài.
Do vậy, có thể khẳng định khả năng tiếp cận cảng hàng không là một lợi thế
quan trọng của Hà Nội, Tp. HCM, và kém lợi thế hơn một chút là Đà Nẵng.
Từ Hà Nội, thời gian vận chuyển bình quân cho 1 container 20 feet đến cảng
biển Đình Vũ, Hải Phòng (khoảng 120 km) là 150 phút; tới cảng Cái Lân,
tỉnh Quảng Ninh (khoảng 170 km) là 270 phút. Trên thực tế, thời gian và
khoảng cách vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào vị trí cụ thể của nhà máy,
thời điểm vận chuyển trong ngày, và cả điều kiện về chất lượng đường xá.
Trong điều tra của chúng tôi, các nhà đầu tư hoạt động trong các KCN Hà
Nội cho biết thời gian bình quân và khoảng cách đến cảng Hải Phòng từ các
KCN như sau: KCN Sài Đồng B: 120 phút/100 km; Thăng Long: 150
phút/120 km; và Nội Bài: 180 phút/130 km. Rõ ràng xét khả năng vận
chuyển đường biển có thể thấy Hà Nội không hề có lợi thế so với các tỉnh
nằm dọc theo quốc lộ 5, đường 18 ở phía Bắc, hay các tỉnh, thành phố nằm
trong khu vực kinh tế năng động phía Nam.
166
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Bản đồ 2: Vị trí các KCN Hà Nội và hướng đi đến cảng Đình Vũ

Nguồn: Tác giả
167
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Chất lượng các dịch vụ
Điều tra của VDF với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN của Hà
Nội và các địa phương trong cả nước về mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp
với các dịch vụ và các điều kiện hoạt động trong KCN. Kết quả được đánh
giá thể hiện sự hài lòng của các doanh nghiệp với các tiêu chí cụ thể, được
tính theo thang điểm từ 1 đến 5, với mức ý nghĩa: 1= Rất kém; 2 = kém; 3 =
trung bình; 4 = khá; 5 = rất tốt. Như vậy, với điểm số càng cao, chứng tỏ mức
độ thỏa mãn của doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ mà KCN cung cấp
càng cao, và ngược lại. Phương pháp này cũng được sử dụng để điều tra với
các đối tượng điều tra khác. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4 dưới
đây. Các chỉ tiêu cụ thể về hạ tầng trong các KCN Hà Nội so với các địa
phương khác được mô tả trong Hình 4 và 5.
Bảng 4: Các điều kiện sản xuất và dịch vụ hạ tầng
theo đánh giá của các doanh nghiệp
Vùng, địa phương

TT
Chỉ tiêu

Hà Nội
Phía Bắc
(trừ HN)
Miền
Trung
Các tỉnh
phía
Nam
Bình
quân cả
nước

1 Cấp điện 3.25 4.00 3.00 3.56 3.59
2 Cấp nước 4.00 3.44 3.00 3.33 3.56
3 Xử lý nước, chất thải 3.88 3.67 4.00 3.22 3.59
4 Cơ sở hạ tầng trong KCN 4.38 3.78 4.00 3.33 3.81
5 Cơ sở hạ tầng ngoài KCN 3.38 3.44 4.00 2.78 3.22
6
Khả năng tuyển dụng lao
động qua đào tạo
3.13 3.33 4.00 2.67 3.07
7 Giá nhân công 3.63 3.67 5.00 3.22 3.56
8
Khả năng của các ngành
công nghiệp phụ trợ
2.50 3.00 3.00 2.78 2.78
9
Thuế và các ưu đãi khác của
chính quyền địa phương
3.25 4.11 5.00 3.44 3.67
10
Thái độ của công chức địa
phương
3.25 3.78 4.00 3.67 3.59
Nguồn: Kết quả điều tra của VDF, 2005

168
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Theo kết quả điều tra, đánh giá của các nhà đầu tư về các điều kiện dịch vụ
hạ tầng có thể tóm tắt như sau:
Về chất lượng điện, thật đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đánh giá chất

lượng cung cấp điện trong các KCN Hà Nội chỉ đạt 3,25 điểm, thấp hơn
nhiều so với mức chung bình của các tỉnh còn lại phía Bắc là 4,0 điểm, phía
Nam là 3,56 và thậm chí mức bình quân của cả nước là 3,59. Trong điều tra
này, Hà Nội được đánh giá trên Đồng Nai, Đà Nẵng, nhưng thấp hơn tất cả
các tỉnh/thành phố còn lại. Điều này có thể lý giải một phần là do thời điểm
điều tra một số doanh nghiệp phía Bắc (tháng 8/2005) trùng vào thời điểm có
sự thiếu hụt lớn về cấp điện ở phía Bắc do nhà máy Thủy điện Hòa Bình bị
thiếu nước để hoạt động. Thậm chí, trong lúc đang phỏng vấn Tổng giám đốc
một doanh nghiệp Nhật Bản tại KCN Nội Bài thì tự nhiên bị cắt điện, ông
Tổng giám đốc này đã phải thốt lên rằng “Lại tắt điện nữa rồi, cấp điện ở Hà
Nội kém quá”. Xét tương quan về khả năng đảm bảo cung cấp điện quốc gia
hiện nay, các tỉnh phía Nam là tốt hơn so với phía Bắc. Nếu có biến động về
thời tiết, tình huống của năm 2005 sẽ lặp lại và không thể giải quyết trong
tương lai gần.
Ngược lại với điện, chất lượng cấp nước trong các KCN Hà Nội được đánh
giá khá cao, với mức 4,0 điểm, tương đương với Hưng Yên, và cao nhất so
với các địa phương còn lại. Kết quả này ở các tỉnh phía Bắc còn lại là 3,44,
phía Nam 3,33 và tính chung cả nước là 3,48.
Chất lượng các dịch vụ xử lý nước thải, chất thải của các KCN Hà Nội cũng
được đánh giá tốt, đạt mức bình quân 3,88 điểm, trong khi kết quả này ở khu
vực phía Bắc là 3,67 và cả nước nói chung là 3,59 điểm. Xét về tiêu chí này,
Hà Nội chỉ đứng sau Hải Dương, Đà Nẵng nhưng tốt hơn các tỉnh còn lại.
169
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Hình 4: Chất lượng cung cấp điện, nước và xử lý nước thải
theo đánh giá của các nhà đầu tư



Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Hạ tầng trong các KCN của Hà Nội được các doanh nghiệp đánh giá khá cao,
đạt 4,38 điểm, cao nhất cả nước; trong khi chỉ tiêu này bình quân đối với các
địa phương khác phía Bắc là 3,78, phía Nam là 3,33. Một số địa phương phía
170
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Bắc cũng được đánh giá khá cao là: Bắc Ninh: 4,3, Hải Dương: 4,0. Tuy
nhiên, do các địa phương khác có mức điểm thấp nên làm kết quả chung của
khu vực bị kéo xuống.
Ngược lại, hạ tầng ngoài KCN lại bị các doanh nghiệp đánh giá khá thấp, với
kết quả 3,38, thấp hơn so với mức chung của khu vực phía Bắc là 3,44 nhưng
vẫn cao hơn phía Nam 2,78 và cả nước 3,22 do chất lượng hạ tầng ngoài
KCN nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp. Tình trạng
ùn ứ vẫn còn xảy ra, như ở KCN Sài Đồng B.
Hình 5: Hạ tầng trong và ngoài KCN theo đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005
Các kết quả trả lời của nhà đầu tư về chất lượng cơ sở hạ tầng trong nhiều
trường hợp có thể cũng mang tính chủ quan. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư có kỳ
vọng ban đầu cao, anh ta đánh giá chất lượng các dịch vụ hạ tầng là thấp,
trong khi với nhà đầu tư khác có kỳ vọng thấp hơn có thể lại cho rằng chất
171
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
lượng dịch vụ đó là tốt. Để phần nào cải thiện vấn đề này, tác giả đưa ra các ý
kiến bình luận bổ sung và các đánh giá riêng của mình đối với các tỉnh và
thành phố (bảng 5). Mặc dù phương pháp này cũng ít nhiều chịu tác động bởi
các yếu tố chủ quan khác, nhưng hy vọng các nghiên cứu trên nhiều tỉnh,
thành phố với các câu hỏi và vấn đề tương tự nhau sẽ đưa ra các thông tin bổ
sung về các vấn đề liên quan của mỗi địa phương.
Theo đánh giá của tác giả, chất lượng điện được cung cấp trong các KCN của

Hà Nội là khá tốt, đạt mức điểm 4,5, chỉ thấp hơn so với các tỉnh BR-VT và
Tp. HCM và tương đương hoặc cao hơn so với các địa phương khác, đặc biệt
là các KCN phía Bắc. Mặc dù các nhà đầu tư đánh giá chất lượng cung cấp
điện Hà Nội là thấp, nhưng điều này có thể chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khô
hạn mùa hè năm 2005 như đã nêu ở trên, điều này đã không lặp lại trong năm
2006. Với vị thế là thủ đô của cả nước nên mặc nhiên việc cung cấp điện cho
Hà Nội luôn được ưu tiên so với các địa phương khác. Do vậy, dù rằng khả
năng xảy ra thiếu điện ở phía Bắc vẫn có thể xảy ra do điều kiện thời tiết
không phù hợp, nhưng cách nhìn bi quan của năm 2005 không thể là quan
điểm chi phối trong đánh giá chung.
Một lý do khác làm cho kết quả chỉ tiêu này của Hà Nội bị đánh giá thấp là
do kỳ vọng về chất lượng điện của các doanh nghiệp Hà Nội cao hơn nhiều
so với các địa phương khác. Đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều là
những công ty đa quốc gia, sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi rất nghiêm
ngặt về chất lượng nguồn điện được cung cấp, bao gồm cả sự ổn định và tính
liên tục của nguồn điện
35
. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong các KCN
của các địa phương khác thường chỉ sử dụng công nghệ có trình độ trung
bình nên chất lượng điện cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt
động sản xuất cũng như thu nhập.

35
Giám đốc một công ty sản xuất khuôn mẫu hoạt động trong một KCN của Hà Nội
cho biết: “Thỉnh thoảng Điện lực cắt điện không thông báo trước gây hỏng hóc máy
móc thiết bị, tạo nhiều phế phẩm. Mỗi lần như vậy công ty của chúng tôi bị thiệt hại
hàng nghìn USD ”.

172
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …


Bảng 5: Chất lượng các dịch vụ hạ tầng theo đánh giá của tác giả

Tỉnh, thành phố

BR-
VT
Tp.
HCM
Thái
Bình

Nội
Bình
Dương
Hải
Dương
Hải
Phòng
Bắc
Ninh
Hưng
Yên
Đà
Nẵng
Tính
chung
1. Cấp điện
5.0 4.0 4.5 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.3
2. Cấp

nước
4.0 4.0 3.0 4.0 3.0 4.0 3.0 4.0 3.0 3.6
3. Xử lý
nước, chất
thải
2.0 4.0 2.0 3.0 4.0 4.0 4.0 3.0 3.0 2.0 3.1
4. Cơ sở hạ
tầng trong
KCN
5.0 4.0 4.0 5.0 4.0 4.0 4.0 3.0 3.0 4.0 4.0
5. Cơ sở hạ
tầng ngoài
KCN
5.0 4.0 3.0 4.0 4.0 3.0 5.0 4.0 4.0 4.0

4.0
Về cấp nước trong các KCN Hà Nội, chúng tôi đánh giá chỉ đạt mức 3 điểm,
tương đương với Hải Dương, Bắc Ninh và Đà Nẵng nhưng thấp hơn các tỉnh
còn lại do chất lượng nước cung cấp chưa ổn định, chất lượng nước chưa tốt.
Nhiều trường hợp, thời điểm, KCN không đủ nước cung cấp cho nhu cầu sản
xuất của các doanh nghiệp trong KCN.
Tiêu chí về khả năng xử lý nước thải và chất thải trong các KCN Hà Nội
được đánh giá ở mức trung bình so với các địa phương khác, 3 điểm. Kết quả
này được nhận định do Hà Nội chỉ có duy nhất KCN Thăng Long có hệ thống
xử lý nước thải chung, ngoài ra không có KCN nào khác có hệ thống này.
Trong khi đó, Hải Dương là một tỉnh phía Bắc với mật độ dân số thấp hơn
nhiều so với Hà Nội nhưng về phương diện này lại được đánh giá cao hơn
nhiều vì có các KCN có hệ thống xử lý nước thải được đánh giá là rất tốt
như: KCN Đại An, Nam Sách; các KCN này cũng có hệ thống xử lý nước
thải riêng, chất lượng nước thải sau khi xử lý đều đạt loại A (Tiêu chuẩn Việt

173
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Nam). Với vị trí là Thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư nên kết
quả xử lý chất thải chỉ ở mức trung bình là điều khó chấp nhận vì nếu không
có hệ thống xử lý chất thải tốt, khả năng gây ô nhiễm ra môi trường dân cư
xung quanh là rất lớn, và tác động của nó là khó lường. Điều này đòi hỏi cần
có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía thành phố.
Hạ tầng bên trong KCN theo cả 2 cách đánh giá đều có chung kết quả như
nhau và đều được đánh giá rất cao. Ngược lại, hạ tầng ngoài KCN Hà Nội lại
không được các nhà đầu tư đánh giá cao với điểm số 3,38 trong khi đánh giá
của tác giả là 4 điểm. Điều này cho thấy chất lượng hạ tầng ngoài KCN vẫn
chưa đáp ứng được mong muốn của các doanh nghiệp và cần được tiếp tục
cải thiện. Một trong những lý do quan trọng cho đánh giá trên của các nhà
đầu tư là sự quá tải về giao thông bên ngoài KCN trong giờ cao điểm; lý do
khác là các dịch vụ xã hội cũng chưa theo kịp với đòi hỏi của người lao động
và các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài.
Lực lượng lao động
Hình 6 cho thấy đánh giá của các nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội về khả
năng tuyển dụng lao động qua đào tạo hiện nay là không cao, ở mức điểm
3,13. Trong khi đó, kết quả này ở các địa phương khác như Hải Dương, Bắc
Ninh là 3,67. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy việc tuyển dụng lao
động qua đào tạo ở phía Bắc hiện nay nói chung vẫn dễ hơn hơn so với các
địa phương phía Nam, điều này cũng phản ánh đúng tình trạng thiếu hụt lao
động ở các tỉnh phía Nam hiện nay, nơi có nhu cầu lao động rất lớn vượt qua
khả năng về cung. Đặc biệt tỉnh BR-VT có kết quả của chỉ tiêu này rất thấp,
chỉ đạt 1,5.
174
Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …


Hình 6: Cung về lao động theo đánh giá của các nhà đầu tư


Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Về giá nhân công, trên thực tế có sự chênh lệch khá lớn về mức giá tiền công
bình quân giữa lao động qua đào tạo và lao động chưa qua đào tạo. Trong
điều tra này, chúng tôi chỉ đề cập đến đối tượng là lao động phổ thông hoặc
chỉ qua đào tạo đơn giản. Theo đó, kết quả cho thấy không có sự khác biệt
lớn giữa Hà Nội và các địa phương lân cận miền Bắc, kết quả đều vào
khoảng 3,6 – 3,7. Theo kết quả điều tra, mức độ hài lòng của các doanh
nghiệp trong các KCN miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đều ở mức
3,6 và 3,7 điểm (trong đồ thị phía dưới của hình 6, điểm càng cao thể hiện giá
lao động rẻ hơn). Trong khi đó, khu vực miền Nam lại có sự khác biệt khá
lớn giữa các tỉnh/ thành phố, cụ thể giá lao động ở Đồng Nai và Tp. HCM
được các doanh nghiệp cho điểm khá cao, tương ứng là 4,3 và 4,0. Ngược lại,
BR-VT và Bình Dương bị đánh giá khá thấp 1,5 và 3,0 điểm.
175

×