SỞ GD&ĐT TỈNH ĐẮK NÔNG
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN SINH HỌC 11
Thời gian làm bài: 60 phút
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: ……………
(Em hãy chọn phương án mà em cho là đúng nhất, rồi tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm).
Câu 1: Nhân tố bên ngoài có vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho cấu trúc tế bào
và các quá trình sinh lí diễn ra trong cây là:
A. phân bón. B. nhiệt độ. C. ánh sáng. D. nước.
Câu 2: Nhân tố có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt và chồi lá là:
A. phân bón. B. ánh sáng. C. nhiệt độ. D. nước.
Câu 3: Thời gian tối trong quang chu kì có vai trò
A. kích thích ra hoa. B. cảm ứng ra hoa.
C. tăng số lượng hoa. D. tăng chất lượng hoa.
Câu 4: Tác động của axit abxixic là:
A. kích thích sự rụng lá, quả, đóng lỗ khí của cây.
B. kích thích quả chín và ức chế sinh trưởng tự nhiên của thực vật.
C. ức chế sự rụng lá và quả.
D. kích thích quả chín và sinh trưởng tự nhiên của thực vật.
Câu 5: Những nét giống nhau cơ bản trong quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực) và túi
phôi (thể giao tử cái) là: Từ một tế bào lưỡng bội (2n)
A. qua quá trình giảm phân hình thành nên 4 giao tử đơn bội (n), 4 giao tử này thực hiện hai quá
trình nguyên phân để hình thành nên thể giao tử: Giao tử đực (hạt phấn) và giao tử cái (túi phôi).
B. đều giảm phân và trải qua 3 lần nguyên phân để hình thành thể giao tử.
C. qua quá trình giảm phân hình thành nên 4 giao tử đơn bội (n), giao tử đơn bội tiếp tục quá trình
nguyên phân hình thành nên thể giao tử: Giao tử đực (hạt phấn) hoặc giao tử cái (túi phôi).
D. qua quá trình giảm phân hình thành nên thể giao tử.
Câu 6: Thông tin được truyền qua xináp nhờ
A. màng trước xináp. B. khe xináp.
C. thụ thể tiếp nhân chất trung gian. D. chất trung gian hoá học.
Câu 7: Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng
độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào ?
A. Ở bên trong tế bào, Na
+
có nồng độ cao hơn và K
+
có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
B. Ở bên trong tế bào, K
+
có nồng độ cao hơn và Na
+
có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
C. Ở bên trong và bên ngoài tế bào, Na
+
có nồng độ cao hơn K
+
.
D. Ở bên trong và bên ngoài tế bào, K
+
có nồng độ cao hơn Na
+
.
Câu 8: Điều nào “không đúng” khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là:
A. Tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp hơn.
B. Số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn, nên số lượng con sinh ra nhiều.
C. Từ khi trứng được sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con phụ thuộc hoàn toàn
vào môi trường nước.
D. Trứng được thụ tinh không được bảo vệ, do vậy tỉ lệ cá thể sống sót thấp.
Câu 9: Ở thực vật, gibêrelin có tác dụng
A. kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên.
B. kích thích ra rễ phụ.
C. kích thích nảy mầm của hạt.
D. tăng số lần nguyên phân, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây.
Câu 10: Hình thức sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản:
Trang 1/4 - Mã đề thi 132
ĐỀ CHÍNH THỨC
A. cơ thể luôn biểu hiện rõ sự xen kẽ của 2 thế hệ như: Rêu, dương xỉ.
B. cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
C. cơ thể mới được phát triển từ thể giao tử, thể giao tử lại hình thành trong túi bào tử từ bào tử.
D. cơ thể mới được phát triển từ thể giao tử, thể giao tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào
tử.
Câu 11: Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua xináp có sự tham gia của
A. Na
+
B. Mg
+
C. K
+
D. Ca
+
Câu 12: Ở giai đoạn trẻ em, hoocmôn sinh trưởng tiết ra quá ít sẽ dẫn đến
A. mất bản năng sinh dục. B. trở thành người khổng lồ.
C. trở thành người nhỏ bé. D. não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
Câu 13: Tính toàn năng của tế bào là khả năng của
A. tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường.
B. tế bào phát triển thành cây nguyên vẹn và phát triển bình thường.
C. cơ thể thực vật ra hoa và kết quả bình thường.
D. cơ thể thực vật phát triển bình thường.
Câu 14: Ở người các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc
biệt là giai đoạn:
A. sau khi sinh. B. trưởng thành. C. phôi thai. D. dậy thì.
Câu 15: Ở thực vật, đặc trưng “không” thuộc sinh sản hữu tính là:
A. tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.
B. luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của tế bào sinh dục (các giao tử).
C. sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
D. luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
Câu 16: Tập tính bắt chuột của mèo là tập tính
A. được quy định theo kiểu gen. B. bẩm sinh.
C. học được. D. vừa là bẩm sinh vừa là học được.
Câu 17: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực
A. chênh lệch điện thế đạt cực đại. B. chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0.
C. cả trong và ngoài màng tích điện dương. D. cả trong và ngoài màng tích điện âm.
Câu 18: Ở động vật, hình thức trinh sinh là hình thức sinh sản
A. chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái. B. con non sinh ra không có khả năng sinh sản.
C. chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực. D. không cần có sự tham gia của giao tử đực.
Câu 19: Hoocmôn thực vật là gì ?
A. là các chất hữu cơ do bản thân cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều hoà hoạt động giữa các
phần khác nhau của cây.
B. là các chất vô cơ do cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều hoà hoạt động sống của cây.
C. là các chất vô cơ và hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều hoà hoạt động sống của
cây.
D. là các chất vô cơ hay hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều hoà hoạt động sống của
cây.
Câu 20: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ
thể không đủ hoocmôn
A. sinh trưởng. B. tirôxin. C. ơstrôgen. D. testostêrôn.
Câu 21: Sự phát triển không qua biến thái ở động vật có đặc điểm:
A. Con non mới nở có đặc điểm về sinh lý và cấu tạo khác cơ thể trưởng thành .
B. Con non mới nở có đặc điểm về hình thái và cấu tạo khác cơ thể trưởng thành.
C. Con non mới nở có đặc điểm về sinh lý và cấu tạo giống cơ thể trưởng thành.
D. Con non mới nở có đặc điểm về hình thái và cấu tạo giống cơ thể trưởng thành.
Câu 22: Hiện tượng nào dưới đây “không” thuộc biến thái:
A. nòng nọc có đuôi còn ếch thì không có đuôi.
B. sâu bướm có hình thái khác với bướm trưởng thành.
C. rắn lột bỏ da.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132
D. gà trưởng thành có kích thước lớn hơn gà con.
Câu 23: Vì sao khi ghép phải buộc chặt mắt ghép cũng như cành ghép vào gốc ghép ?
A. Để cho mạch rây nhanh chóng nối liền đảm bảo thông suốt cho dòng nước và các chất dinh
dưỡng từ gốc ghép đến cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng.
B. Làm cho cành ghép hoặc mắt ghép không bị rơi ra ngoài.
C. Để mạch gỗ nhanh chóng nối liền với nhau đảm bảo thông suốt cho dòng nước và các chất dinh
dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng.
D. Nước khi chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chuyển ra ngoài.
Câu 24: Ở động vật, việc thụ tinh nhân tạo có tác dụng là:
A. duy trì các đặc tính quý. B. tăng hiệu quả thụ tinh.
C. tạo ra các cá thể mới. D. cả A, B và C.
Câu 25: Ở người giới hạn tuổi nào thì không nên sinh con và khoảng cách giữa hai lần sinh là
bao nhiêu năm ?
A. Trước 16 tuổi, khoảng cách giữa hai lần sinh là không dưới 4 năm.
B. Trước 18 tuổi, khoảng cách giữa hai lần sinh là không dưới 3 năm.
C. Trước 19 tuổi, khoảng cách giữa hai lần sinh là không dưới 4 năm.
D. Trước 17 tuổi, khoảng cách giữa hai lần sinh là không dưới 5 năm.
Câu 26: Ở người phụ nữ, ngày trứng rụng là ngày bao nhiêu ?
A. ngày thứ 14. B. ngày thứ 15. C. ngày thứ 13. D. ngày thứ 16.
Câu 27: Tập tính bẩm sinh của động vật là do kiểu gen quy định chính vì vậy
A. thường bền vững nhưng dễ thay đổi.
B. thường không bền vững.
C. thường rất bền vững và không thay đổi.
D. thường rất bền vững nhưng có khả năng thay đổi.
Câu 28: Tiêm hoocmôn FSH và LH vào gia súc làm cho
A. trứng chín và rụng cùng lúc. B. trứng rụng cùng lúc.
C. nhiều trứng chín cùng lúc. D. trứng chín hoặc rụng cùng lúc.
Câu 29: Ở thực vật Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là do hoạt động của
A. mô phân sinh đỉnh. B. mô phân sinh bên. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh cành.
Câu 30: Kết quả của sinh trưởng sơ cấp là:
A. làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
C. tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
D. tạo biểu bì, tầng phát sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
Câu 31: Các hoocmôn tham gia vào điều hoà sinh trưởng ở động vật là:
A. FSH và GnRH. B. FSH và LH.
C. LH và GnRH. D. LH, FSH và GnRH.
Câu 32: Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt
động của
A. hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. B. hệ thần kinh và hệ nội tiết.
C. hệ nội tiết và hệ tiêu hoá. D. hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ nội tiết.
Câu 33: Ở giun dẹp có các hình thức sinh sản nào ?
A. Phân đôi và nảy chồi. B. Nảy chồi, phân đôi, phân mảnh.
C. Nảy chồi và phân mảnh. D. Phân mảnh và phân đôi.
Câu 34: Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập
A. các cung phản xạ. B. các phản xạ không điều kiện.
C. các phản xạ có điều kiện. D. các tập tính.
Câu 35: Vào tuổi dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và sinh lí do cơ thể tiết ra
nhiều hoocmôn
A. sinh trưởng. B. ơstrôgen (nam) và testostêrôn (nữ).
C. tirôxin. D. ơstrôgen (nữ) và testostêrôn (nam).
Trang 3/4 - Mã đề thi 132
Câu 36: Điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật là:
A. Quá trình hình thành giao tử và thụ tinh.
B. Quá trình thụ tinh và phát triển của hợp tử.
C. Quá trình hình thành giao tử và phát triển của hợp tử.
D. Quá trình tạo giao tử, thụ tinh và phát triển của hợp tử.
Câu 37: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với không
có bao miêlin vì xung thần kinh
A. lan truyền theo kiểu nhảy cóc.
B. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác.
C. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc.
D. không lan truyền liên tục.
Câu 38: Ở giai đoạn đầu phôi thai, người mẹ nghiện thuốc lá con sinh ra sẽ bị
A. thiếu ngón chân, ngón tay. B. cân nặng giảm so với bình thường.
C. phát triển không bình thường. D. dị tật hở hàm ếch.
Câu 39: Ở động vật, hình thức sinh sản phân đôi gặp ở:
A. Bọt biển và ruột khoang. B. Bọt biển và giun dẹp.
C. Động vật đơn bào và giun dẹp. D. Động vật đơn bào và bọt biển.
Câu 40: Việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim có tác dụng gì ?
A. bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
B. tạo ra một nhiệt độ thích hợp trong một thời gian dài, giúp trứng phát triển thành con non.
C. tạo ra một nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định, giúp hợp tử phát triển phát triển
bình thường.
D. tạo ra môi trường thích hợp cho trứng phát triển.
HẾT
Trang 4/4 - Mã đề thi 132