Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y ÂM THỊ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.71 KB, 5 trang )

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y ÂM THỊ





Tên Huyệt:
Âm chỉ âm hàn thấp; Thị chỉ nơi kết tụ lại. Huyệt có tác dụng trị âm hàn
thấp kết tụ, vì vậy gọi là Âm Thị (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Âm Đỉnh.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 33 của kinh Vị.
Vị Trí:
Ở chỗ lõm trên góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát bờ ngoài gân cơ
thẳng trước đùi.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương
đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng:
Thư cân, thông kinh lạc.
Chủ Trị:
Trị chi dưới liệt, khớp gối viêm, hàn sán.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
ÂN MÔN










Tên Huyệt:
Huyệt ở nơi vùng nhiều (ân) thịt, lại là cửa (môn) nối giũa huyệt Ủy Trung
(Bq.40) và Thừa Phò (Bq.36), vì vậy gọi là Ân Môn (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 37 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí:
Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân
và cơ nhị đầu đùi.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ
khép lớn, mặt sau đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của
dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ Trị:
Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.
Châm Cứu:
Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn - Ôn cứu 5 - 15 phút.



×