Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y HIỆP KHÊ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 5 trang )

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y HIỆP KHÊ





Tên Huyệt:
Huyệt ở khe (giống hình cái suối = khê) nơi ngón chân 4 và 5 giao nhau
(họp lại = hiệp), vì vậy gọi là Hiệp Khê (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 43 của kinh Đởm.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Thu?y, huyệt Bổ.
Vị Trí:
Khe giữa xương bàn chân ngón thứ 4 và 5, huyệt nằm ở đầu kẽ giữa 2 ngón
chân, phía trên mu chân.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa các gân duỗi các ngón 4 và 5 của cơ duỗi dài các ngón
chân, gân duỗi ngón 4 của cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe
giữa các đốt 1 của các xương ngón chân 4 và 5.
Thần kinh vận động cơ và các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh
của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng:
Thanh nhiệt, tức phong, chỉ thống.
Chủ Trị:
Trị đầu đau, tai điếc, chóng mặt, tứ chi giá lạnh do rối loạn khí, thần kinh
gian sườn đau, ngực tức.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3 - 0, 5 thốn. Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.


Tham Khảo:
“Đởm kinh bị Hư chứng: châm bổ huyệt Hiệp Khê” (Châm Cứu Đại
Thành).
HÒA LIÊU





Tên Huyệt:
Hòa ở đây là điều hòa. Huyệt có tác dụng điều hòa âm thanh cho nghe rõ,
lại nằm ở gần (liêu) phía trước tai, vì vậy gọi là Hòa Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Thiên Liêu.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 22 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt giao hội của Thủ Thiếu Dương, Túc Thiếu Dương và Thủ Thái
Dương.
Vị Trí:
Phía trước lỗ tai, trong chân tóc, trước và trên huyệt Nhĩ Môn. Huyệt ở bờ
trên của mỏm tiếp xương thái dương phía trên và sau bờ sau chân tóc mai, sờ thấy
động mạch thái dương nông, trước bình tai 1 đốt ngón tay.
Chủ Trị:
Trị đầu đau, tai ù, thần kinh mặt liệt, cấm khẩu.
Châm Cứu:
Châm xiên dưới da 0, 3 - 0, 5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng.
Ghi Chú: Cẩn thận khi cứu vì dễ gây bỏng.



×