Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giữ môi mềm mùa lạnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.97 KB, 6 trang )

Giữ môi mềm mùa lạnh




Để có một làn môi gợi cảm thì trang điểm không thôi vẫn chưa
đủ. Bảo vệ môi hàng ngày, giữ cho môi có một độ ẩm nhất định
sẽ giúp làn môi khoẻ mạnh và sống động hơn. Đặc biệt khi thời
tiết đã bắt đầu khô và chuyển lạnh, làn môi của bạn càng cần
được chăm sóc hơn bao giờ hết.
Cấu tạo của môi

Môi được cấu tạo bởi ba phần. Phần ngoài cùng là lớp biểu bì.
Phần thứ hai là khu vực môi đỏ, được bao bọc bởi một lớp màng
không có các tuyến mồ hôi (tuyến nhờn). Phân cách giữa phần
biểu bì và khu vực môi đỏ là viền môi. Ở khu vực môi đỏ, da
môi rất mỏng cho phép chúng ta nhìn thấy các mạch máu chạy
qua rõ hơn, vì thế mà môi có màu đỏ.



Da môi của chúng ta rất khác với da mặt và các phần da khác
trên cơ thể. Da trên cơ thể có rất nhiều lớp, nhiều tuyến mồ hôi
và các lỗ chân lông. Da trên cơ thể còn sản sinh ra melanin; chất
này tạo nên một lớp da rám nắng có vai trò như một màn chắn
bảo vệ các lớp da bên trong khỏi bị phá huỷ bởi các tia cực tím
khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trái lại, da môi có rất ít sắc tố melanin, nên môi ít được bảo vệ
khỏi ánh nắng mặt trời. Môi cũng lại không được những lớp mô
dầy che phủ. Không có tuyến nhờn, môi dễ bị khô. Hơn nữa,


ngoài lòng bàn tay và gan bàn chân ra, môi là nơi duy nhất trên
cơ thể không có lông mọc. Chính vì những nguyên nhân này mà
môi rất dễ bị tổn thương. Các đầu dây thần kinh trên môi rất sát
bề mặt môi, vì thế mà môi dễ bị chảy máu và chúng ta dễ bị ung
thư da môi hơn bất cứ nơi nào khác trên cơ thể.

Vì sao môi hay bị khô?

Về bản chất, môi là những lớp màng nhày không được bảo vệ.
Điều đó lý giải vì sao môi có thể bị khô nứt chỉ sau một buổi
trưa nắng không có son dưỡng môi. Khô, nứt là hiện tượng thiếu
nước, có thể do những nguyên nhân như: không khí ngoài trời
khô và lạnh, không khí trong nhà khô và nóng, ánh nắng mặt trời
quá gắt, thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi, và liếm môi khi
môi khô. Thực tế là việc liếm môi khi môi bị khô không làm cho
môi hết khô được, thậm chí còn làm cho môi bị viêm nhiễmvì
bạn sẽ làm da môi mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên của nó.

Khắc phục

Biện pháp thông dụng và hiệu quả nhất giúp cho môi không bị
khô nẻ và đau đớn là kem Vaseline.

Tuy nhiên, để tránh việc lúc nào cũng phải mang lọ kem
Vaseline bên mình, bạn có thể áp dụng một biện pháp khác.
Thấm ướt một góc khăn bông (hoặc giấy ướt cũng được) và chà
xát vào môi (có thể chà thật mạnh nếu cần thiết) để tẩy đi các
lớp da khô và chết. Bạn có thể bị đau nhưng biện pháp này giúp
môi bạn không bị khô trong suốt một mùa. Cũng phải lưu ý rằng
biện pháp này không thích hợp với những đôi môi nhạy cảm.


Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến tình
trạng sức khoẻ của môi. Nếu bạn thấy môi bị nứt bóc ra hoặc bị
khô nẻ tức là bạn đang thiếu vitamin B. Các thức ăn cần thiết để
bù đắp lại lượng vitamin B thiếu hụt là: lúa mì non,lúa mạch,
đậu nành, ngó sen, nho khô, quả óc chó, đu đủ, mít, dứa, rau
diếp và hoa lơ.

Tự chế biến kem dưỡng môi

- Trộn 1 thìa cà phê mật ong, 1/2 thìa cà phê sáp glycerin, 2 thìa
cà phê bột hạnh đào nhuyễn. Đánh quánh ba thứ trên và thoa lên
môi 2-3 lần một ngày.

- Trộn: 1 thìa cà phê bơ cacao, 1 thìa cà phê dầu hạnh đào, 1 thìa
cà phê mật ong.Rót ba thứ trên vào một cốc nhỏ và đặt cốc vào
một chiếc bát đựng nước nóng. Đợi khi hỗn hợp trên chảy ra, đặt
vào tủ lạnh cho nguội rồi thoa lên môi 2 lần mỗi ngày.

Khi môi bị đau

- Kiểm tra xem bạn có mắc các bệnh về lợi không. Nếu đó là
nguyên nhân gây ra đau môi thì nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn các
biện pháp chữa trị và vệ sinh miệng đặc biệt.

- Có thể bạn bị dị ứng với thành phần propyl gallate có trong son
môi.

- Kem đánh răng chứa guaiazulene hoặc natri lauryl sulfat có thể
là thủ phạm. Hãy kiểm tra thành phần kem đánh răng trên vỏ

hộp, và tốt hơn hết là nên tránh những loại kem đánh răng có
chứa hai chất trên.

- Dị ứng với nickel cũng là một trong những nguyên nhân gây
đau môi. Hãy nhớ, đừng để miệng tiếp xúc với các vật thể kim
loại như những chiếc kẹp giấy chẳng hạn.

- Thành phần phenyl salicylate (còn gọi là salol) trong các sản
phẩm dưỡng môi có thể là tác nhân gây dị ứng môi. Bạn có thể
khắc phục, làm giảm sự kích ứng với hoá chất này bằng cách
uống vitamin B12.

- Xăm môi, hay cắn và liếm môi, nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp đều có thể là nguyên nhân làm môi bị tổn thương.

×