Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thi 1000năm thăng long ( Bình Phước )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.37 KB, 6 trang )

Trường THCS Tân Phước
Lớp:
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VĂN HOÁ
“ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI ”
Phần I . Câu hỏi lịch sử
Câu 1 : Trong bài “ Chiếu dời đô ”, Hoàng đế Lí Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào
của đất Thăng Long ?
TL: Trong chiếu dời đô hơn 200 từ Hán Việt đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, thể thiện tầm
nghĩ, tầm nhìn vừa sâu, vừa xa, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt thông minh gần
một nghìn năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế
phồn vinh trường kỳ cho sơn hà xã tắc và muôn đời con cháu mai sau.
Một đoạn văn trong chiếu dời đô nói rằng: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế
“Rồng cuộn hổ ngồi”, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây nam bắc, ở đó địa thế rộng mà
bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ sở vì ngập lụt, muôn vật phong
phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta - chỗ ấy là hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn
phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Câu 2 : Toà thành cổ nhất trên đất thủ đô là toà thành nào ?
TL : Toà thành cổ nhất trên đất thủ đô là Cổ loa nay thuộc huyện Đông Anh Hà Nội
Khu di tích cổ Loa cách trung Tâm Hà Nội 17 km có diện tích bảo tồn gần 500ha được
coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của Thủ đô và cả nước. Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ
học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc ta từ sơ khai qua
các thời kì đồ đồng, đồ đá và đổ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là
nền “văn minh sông Hồng” thời kì tiền sử của dân tộc Việt Nam. Cổ Loa từng là kinh đô
của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt
thời Ngô Quyền (thế kỉ X) mà thành Cổ Loa là một chứng tích còn lại cho đến ngày nay.
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào
bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của
người Việt cổ”
Câu 3 : Ngôi “ Làng hai vua ” ở phía Tây thủ đô – là quê hương của Bố Cái Đại Vương
Phùng Hưng và Ngô Quyền , tên là gì ? Hiện nay thuộc địa phận tỉnh nào ?
TL : Đó là làng cổ Đường Lâm


Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội )
với kiến trúc đường làng đặc trưng hình xương cá cùng những vòm cổng, những bức
tường đá ong già nua, vàng khé lên trong các buổi chiều vừa trở thành di tích quốc gia -
làng cổ duy nhất trong cả nước.
Làng Đường Lâm là đất của hai vua: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Phùng Hưng sinh ra và
lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm). Nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô
hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân
phất cờ khởi.nghĩa giành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là
Bố Cái Đại Vương!
Một người con ưu tú khác là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm
Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương
Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước
nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân thù với chiến thắng lẫy lừng trên sông
Bạch Đằng
Câu 4 : Lễ hội nào ở Hà Nội có tục “ Rước vua sống ”?
TL : Đó là lễ hội rước Vua giả hay còn gọi là rước vua sống ở làng Thuỵ Lôi ở xã Thuỵ
Lâm , huyện Đông Anh Hà Nội
Câu 5 : Tháp Bút được xây dựng khi nào ? Dòng chữ được ghi trên tháp bút ?
TL: Tháp Bút được xây dựng Năm Tự Đức thứ 18 < 1856 >
Những dòng chữ được ghi đó là bài minh của Nguyễn Văn Siêu chỉ có 64 chữ ( Hán )
nhưng ý tứ rất hàm súc , tạm dịch “ Xưa lấy hốc đất làm nghiên , chú giải đạo đức kinh ,
nghiền ngẫm bên nghiên lớn , viết sách Hán xuân thu . Từ đá tách ra làm nghiên , chẳng
có hình dáng . Không vuông không tròn dùng vào mọi việc thất là kì diệu , không cao
không thấp , ngôi ở chính giữa cúi xoi Hồ Hoàn Kiếm , ngửa trông ngọn Bút đá,ứng vào
sao Thai mà ra mọi biến đổi , ngậm nguyên khí mà mài hư không ”
Câu 6 : Văn Miếu - Quốc Tử Gíam thường được nhắc liền với nhau nhưng khác nhau ở
điểm nào ?
TL: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ
Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An,
người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng

năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường
đại học đầu tiên ở nước ta.
Câu 7 : Truyền thuyết thần Rùa Vàng ở Hồ Gươm như thế nào ?
TL: Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm
nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn,
nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều
lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh
gươm thần để họ giết giặc.Hồi ấy, ở Thuy ninh có một người làm nghề đánh cá tên là
khanh trung. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên,
chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào
bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một
chỗ khác. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và
ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận
đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng
hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy
tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó
nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi
gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi
và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng
thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm
nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.Ba
ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt
được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như
in.Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:- Ðây là Trời có ý phó thác cho
minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công,
cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày
một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho
quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh
như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có

những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho
họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.Một năm sau
khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh
hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh
gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và
mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy
lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu
lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ
hoàn gươm lại cho Long Quân!".Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt,
rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước,
người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu
mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm
Câu 8 : Hội thơ đầu tiên của Đại Việt được lập ở Thănh Long tên là gì ? Có bao nhiêu
hội viên , thời gian thành lập ?
Câu 9 : “ Lưỡng Quốc tướng quân ” của thời đại Hồ Chí minh là người Hà Nội . Vị
tướng đó là ai ?
TL : Đó là Tường Nguyễn Sơn
Nguyễn Sơn (1908–1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm
tướng đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng
vào năm 1955 nên còn được gọi là Lưỡng quốc tướng quân (Tướng quân hai nước).
Nguyễn Sơn (1908–1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm
tướng đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng
vào năm 1955 nên còn được gọi là Lưỡng quốc tướng quân (Tướng quân hai nước).
Câu 10 : Hình mẫu nào được chọn làm biểu tượng chính thức của thăng long Hà Nội ?
TL : Đó là hình khuê văn các , dưới chân khuê văn các là nhành lúa uốn quanh , tất cả
được bao trong một hình tròn có chữ in nổi 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Câu 11: Cột cờ Hà Nội đựơc xây dựng vào thời kì nào , cấu trúc ra sao ?
TL: Cột cờ gọi là kỳ đài được xây dựng năm 1812 dưới triều Gia Long cùng lúc xây
thành Hà Nội theo kiểu Vô-băng(Vuaban).
Cột cờ Hà Nội nằm sát bên đường Điện Biên Phủ đối diện với công viên Lênin, nơi đặt

tượng Lênin. Từ trung tâm thành phố đi qua cửa Nam tới đường Điện Biên Phủ, qua bảo
tàng lịch sử quân sự là tới cột cờ.
Cột cờ cao 60 m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế hình vuông chiếm một
diện tích là 2007m2 và gồm 3 cấp thóp dần lên. mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn
bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt
phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây.
Còn cấp thứ 3 có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (với các tên "Nghênh húc"(Đón ánh nắng
ban mai),"Hồi quang"(ánh nắng phản chiếu),"Hướng Minh"(hướng về ánh sáng)…) và từ
cạnh dưới lên tới cạnh trên phải qua tới 14 bậc cầu thang.
Thân cột cờ là một khối rỗng hình bát giác, mỗi cạnh dài 2 m trong có xây cầu thang hình
xoắn ốc 54 bậc, được chiếu sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 8 lỗ hình dẻ quạt được tạo ở
các cạnh dọc thân cột.
Vọng Canh ở trên cùng là một lầu hình 8 cạnh, mỗi cạnh có 1 cửa sổ, giữa lầu là một cột
trụ tròn đường kính 40m, cao đến đỉnh và được dùng để cắm cột cờ bằng sắt treo cờ đỏ
sao vàng.
Mái cột ờ giống như chiếc nón lợp ngói úp lên lầu vọng canh. Tại đây 5-6 người hay hơn
nữa một chút có thể quan sát thoải mái qua 8 cửa sổ để nhìn thấy toàn bộ nội ngoại thành
Hà Nội.
Cột cờ là một trong 5 địa chỉ lịch sử, còn được bảo tồn nguyên vẹn của thành cổ Hà Nội,
cùng với Bắc Môn, Hậu Lâu, Đoan Môn thường xuyên đón du khách trong và ngoài nước
tới thăm thủ đô Hà Nội.
Câu 12 : Vào thăm “ cõi Bác xưa ”- khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí minh ở Thủ đô gặp
những di tích nào ?
TL: Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Hà Nội ngày nay được
gọi bằng tên chính thức: Khu di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ tịch, gọi tắt là
Khu di tích Phủ Chủ tịch. Về khoa học bảo tàng, khu di tích được coi là bảo tàng lưu
niệm về sinh hoạt đời sống danh nhân.
Khu di tích Phủ Chủ tịch nằm trên địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội. Phía Bắc Khu di tích giáp Hồ Tây, phía Nam giáp chùa Một Cột, bảo tàng
Hồ Chí Minh; phía Tây liền kề với Bách Thảo, phía đông nhìn thẳng ra đường Hùng

Vương, Lăng Bác và quảng trường Ba Đình – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào mùa thu năm 1945. Diện
tích toàn bộ Khu di tích hơn 10 ha, bao gồm nhà cửa, vườn cây xanh, thảm cỏ, ao cá và
sân, đường đi lối lại. Theo tính chất của các công trình kiến trúc và hoạt động của Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại những nơi đó, Khu di tích được chia thành ba khu vực:
Khu A: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc. Các di tích ở đây liên quan
trực tiếp tới cuộc sống đời thường và hoạt động của Người trong 15 năm cuối đời. Đó là:
1. Di tích nhà 54 – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ cuối năm 1954 đến giữa
tháng 5 năm 1958.
2. Di tích nhà sàn gỗ- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ giữa tháng 5 năm
1958 đến năm 1969.
3. Di tích nhà 67- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong thời gian đế quốc Mỹ
bắn phá miền Bắc ác liệt (1967 – 1969), nơi Người chữa bệnh và qua đời.
4. Các di tích khác như: vườn cây xanh, ao cá, nhà bếp và xe ôtô Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sử dụng.
Khu B và C: gồm có nhà khách Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ và vườn cây
xung quanh các nơi này. Hiện nay, khu vực này Nhà nước và Chính phủ vẫn đang làm
việc.
Câu 13 : Các bạn hãy cho biết : UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt bao nhiêu dự án
trong điểm để chào mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI , hãy kể tên các công trình đó ?
TL:
- Ngày 23.1.2010tổ chức lễ khánh thành trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế
Hoa Lư
- Tổ chức lễ hội quả Điều Vàng từ ngày 23đến ngày 25 tháng 3 năm 2010
- Khánh th-ành cáp treo Núi Bà rá – Thác Mơ ngày 23.3.2010
- Nhà máy xi măng Bình Phước đưa vào sản xuất thử tấn Clinker đầu tiên .
PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN :
Bạn hãy nêu cảm nghĩ của bạn hướng về Thăng Long – Hà Nội , thủ đô ngàn năm văn
hiến nhân dịp đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội qua câu thơ

“Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”!
“Ai đi về Bắc ta theo với/ Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/ Từ độ mang gươm đi mở
cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.
Chỉ trong bốn câu thơ, “thi tướng” Huỳnh Văn Nghệ đã khắc hoạ và gói gọn tình cảm của
những người con miền Nam đối với thủ đô ngàn năm và mới hiểu tại sao những điệu ca
xứ này nó buồn làm vậy, và cũng mới cắt nghĩa được tại sao họ yêu cải lương đến cuồng
nhiệt như thế. Một chiều mưa giăng mờ sông Tiền, cửa Hàm Luông mênh mang ngầu đỏ
như sông Hồng nhưng lại không gào thét hung dữ như sông Hồng, mà ì oạp vỗ, miên man
vỗ, thẫn thờ nhìn những dề lục bình dập dềnh trên sóng, nhìn những cây bần cây đước
oãi mình ra, bấu gốc vào đất, những cuộc mở đất vĩ đại bắt đầu từ những chiếc rễ cây phi
thường mà mỏng mảnh này đây. Nó hay và làm xúc động nhiều người bởi lẽ nó đã nói hộ
nỗi lòng của họ, nỗi lòng đau đáu của những kẻ tha hương. Những cuộc tha hương đầy bi
tráng đã để lại trong từng góc thẳm sâu nhất của từng con người những nỗi niềm thương
nhớ cố hương mà bản chất con người vốn dĩ đã rất dồi dào, lại được cộng thêm vào bởi
hương sắc đất Việt. Chả thế ư mà bất cứ xó xỉnh nào trên trái đất này ta đều dễ dàng tìm
thấy những đặc sản Việt Nam như một chia sẻ nỗi nhớ nhà: cốm, phở, nước mắm cà
cuống, áo dài, nón trắng Thì ra, từ trong thẳm sâu tâm hồn của mỗi con người đều
thường trực tiềm ẩn một di căn hoài niệm, chỉ chờ có dịp là bùng lên, mà khắc khoải, mà
thẫn thờ nhung nhớ
. Nó là nỗi lòng của những người con xa xứ ở tận trời nam nhớ về đất bắc . Mái chùa tạc
vào góc cạnh trời nam một đường cong mơ hồ thanh thoát, làm mềm đi cái không khí náo
nhiệt ở thành phố năng động nhất nước này. Người vào đây như vào một cõi lạ, yên bình
và thanh cao, nhàn tản mà minh triết, huyền tịch mơ hồ giữa ngan ngát các loại hương
hoa. Ở đây, chùa một cột là hiện thân của quốc bảo, của lòng tự hào dân tộc được hun
đúc bởi nỗi buồn trác tuyệt Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long, và hơn thế là một tâm
thức Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Điều đặc biệt là ngôi chùa này được xây dựng từ
ngày miền nam chưa giải phóng, tức là nững người xây dựng bày tỏ công khai tấm lòng
yêu Hà Nội, cũng như ước vọng thống nhất trước nhà cầm quyền cũ và dưới luật pháp

của chế độ cũ. Ta như cảm nhận được một không khí đặc quánh chất Hà Nội ở nơi
phương nam đầy nắng này. Những bông sen trắng, sen hồng bung nở lác đác giữa hồ,
những lá sen mê hoặc hương cốm làm cho không gian ảo mờ hơn mà thời gian thì như
trùng lại. Hương ngọc lan ngan ngát làm dịu đi cái oi bức đến độ ta cảm nhận được sắc
thu hình như đang bảng lảng ở nơi quanh năm đầy nắng này. Hồi kỷ niệm 990 năm
Thăng Long Hà Nội, nơi đây cũng là một tụ điểm để những ai không có điều kiện ra thủ
đô, đến để bày tỏ tình cảm của mình. Và tin chắc dịp một nghìn năm Hà Nội nơi đây
cũng sẽ là nơi để mọi người đến bái vọng. Đến đây để một lần nữa thấm cái hào khí bảng
lảng Từ thuở mang gươm đi mở cõi Tết này cũng vậy, không chỉ những người con gốc
Hà Nội, mà hầu như tất cả mọi người không có điều kiện ra thủ đô và cả khách du lịch,
đều đến đây để thoả nỗi nhớ cố hương, để tự trải mình ra trong cái không khí thanh khiết
của mùa xuân, để tự cảm nhận một chút gì đấy, như là dư ba bốn nghìn năm giữa
sáng mai này

×