SÁCH LINH KHU
THIÊN 19: TỨ THỜI KHÍ
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ôi ! Khí của tứ thời (bốn mùa), mỗi mùa đều
có sự biểu hiện khác nhau, sự khởi lên của trăm bệnh đều có sự sinh ra của
nó, phép cứu châm lấy gì làm chỗ định ?”[1].
Kỳ Bá đáp : “Khí của bốn mùa đều có nơi ảnh hưởng (trong thân thể
chúng ta), phép cứu châm phải đắc được khí huyệt là chỗ định[2]. Cho nên
mùa xuân thủ ở kinh tức là nơi phận nhục của huyết mạch, nếu nặng thì
châm sâu, nếu nhẹ thì châm cạn[3]. Mùa hạ thủ ở thịnh kinh và tôn lạc, thủ ở
phận gian, tuyệt nó ngay ở bì phu[4]. Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du, khí tà
ở tại phủ thì thủ huyệt Hợp[5]. Mùa đông thủ huyệt Tỉnh, Vinh, và tất phải
châm sâu mà lưu kim lâu”[6].
Bệnh ôn ngược, mồ hôi không ra, thuộc về nhóm 59 vết châm[7].
Bệnh Phong thủy bì phu bị trướng, thuộc nhóm 57 vết châm, châm lấy
huyết ở bì phu cho đến hết[8].
Bệnh xôn tiết châm bổ Tam âm chi thượng (tức Tam âm), châm bổ
huyệt Âm Lăng Tuyền, tất cả đều lưu kim lâu, khi nào nhiệt khí vận hành
mới thôi[9].
Bệnh chuyển gân (cân) ở Dương thì trị Dương, chuyển gân ở Âm thì
trị Âm, tất cả nên dùng phép thiêu châm[10].
Bệnh đồ thủy, trước hết thủ huyệt dưới Hoàn Cốc 3 thốn, dùng phi
châm để châm, khi đã châm rồi lại dùng thêm phép đồng châm để châm đi
châm lại nhiều lần, nhằm châm cho hết thủy, được vậy thì cơ nhục mới rắn
chắc[11]. Khi thủy đến chậm thì lòng phiền muộn, khi thủy đến nhanh thì an
tĩnh, cách ngày châm cho đến khi thủy ra hết mới thôi[12]. Nên uống loại
thuốc làm thông cái bế [13]. Trong lúc châm thì chỉ nên uống[14]. Trong lúc
uống thì không được ăn, trong lúc ăn thì không được uống, không được ăn
cái gì khác (ngoài thủy cốc) trong thời gian 135 ngày (mới bình phục)[15].
Bệnh Trước Tý làm cho sự hành động khó khăn, hàn khí lâu ngày
không hết, mau mau thủ huyệt Tam Lý[16].
Cốt cứng rắn như thân cây cứng, (Đại và tiểu) trường đều bất tiện, thủ
huyệt Tam Lý, nếu khí thịnh thì châm tả, khí hư thì châm bổ [17].
Bệnh Lệ phong, tìm châm trên chỗ sưng thủng, dùng kim nhọn châm
nơi ấy, dùng tay đè cho ác khí xuất ra, cho đến khi nào sự sưng thũng hết
mới thôi, nên ăn những thức ăn đúng phép, không ăn những gì ngoài ra, để
có thể phát độc[18].
Bệnh trong bụng thường kêu (sôi), đó là khí xung lên trên đến ngực,
làm cho suyễn không đứng lâu được, đó là tà khí đang ở tại Đại trường,
châm huyệt Nguyên của hoang, châm huyệt Cự Hư Thượng Liêm và Tam
Lý[19].
Bệnh tiểu phúc (Trường) đau dẫn xuống hòn dái, dẫn đến cột sống,
thắt lưng, xung lên đến Tâm, tà ở tại Tiểu trường làm liên hệ đến hòn dái
cho đến cột sống, xuyên qua Can, Phế, lạc với Tâm hệ, khi nào khí bị thịnh
thì thành chứng Quyết nghịch, xung lên đến trường Vị, hơ nóng Can, tán ra
ở hoang, kết lại ở vùng rôùn, vì vậy, nên thủ huyệt Nguyên của hoang để
làm tán tà khí, châm kinh Thái âm để đoạt tà khí, châm kinh Quyết âm để hạ
tà khí, châm huyệt Cự Hư Hạ Liêm để trừ tà khí, đó là xét theo các đường
kinh mà tà khí đi qua để điều khí[20].
Bệnh thường hay nôn, mỗi lần nôn ra nước đắng, hay thở dài ra, thở
mạnh ra, trong lòng thấy trống rỗng, sợ có người sắp đến bắt mình; đó là tà
khí ở tại Đởm, nghịch lên đến Vị, chất dịch của Đởm tiết ra làm cho miệng
bị đắng, Vị khí bị nghịch thì ói ra chất đắng, cho nên gọi là chứng ẩu Đởm,
thủ huyệt Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống[21]. Khi Vị khí bị nghịch
nên châm phần huyết lạc của kinh túc Thiếu dương nhằm làm cho khí đởm
nghịch được dừng lại, nhằm điều hòa sự hư thực, đuổi được tà khí[22].
Bệnh ăn nuốt không xuống, hoành cách bị bế tắc không thông, đó là tà
khí ở tại Vị hoãn[23]. Nếu tà khí ở tại thượng hoãn thì nên châm để làm cho
thượng hoãn đưa khí đi xuống, nếu tà khí ở tại hạ hoãn thì nên châm để làm
cho hạ hoãn tán khí (tả)[24].
Bệnh tiểu phúc, đau và sưng lên, không tiểu tiện được, đó là tà khí ở
tại Tam tiêu, nên thủ huyệt Đại lạc của kinh túc Thái dương bàng quang, có
thể luôn cả tiểu lạc và tôn lạc, khi nào trông thấy những tiểu lạc của (Thái
dương) và Quyết âm kết thành huyết lạc, (trong khoảng mu bàn chân cho
đến kheo chân), nên châm tả, nếu nó sưng lên đến vị hoãn thì thủ huyệt Tam
Lý[25}. Nhìn cái sắc, xét cái bệnh do đâu mà ra, biết được bệnh đã tán (hết)
hay còn quay trở lại, xem màu sắc của mắt để biết được bệnh còn hay hết,
nên giữ bình tĩnh để giữ được sự hài hòa giữa hình và thần, lắng nghe sự
động tĩnh, nắm giữ mạch Khí khẩu và Nhân nghênh, dựa vào mạch đang
cứng và thịnh hoạt, đó là bệnh ngày càng tiến thêm, mạch nhuyễn (mềm) đó
là bệnh đang giảm[26]. Nếu các kinh đang thực thì biết đó là trong khoảng 3
ngày bệnh sẽ hết[27]. Mạch Khí khẩu biểu hiện được Âm khí, mạch Nhân
nghênh không biểu hiện được dương khí [28].